8 điều người thành công thường làm khi không thích ai đó
Chẳng ai có thể thích tất cả mọi người mình gặp trong đời, với những người thành công họ luôn có cách thể hiện tốt nhất khi gặp phải tình huống này.
Trừ khi bạn là một người khác biệt, còn thì ai cũng sẽ gặp những người mình không thích. Dù họ có là mẹ chồng hay đồng nghiệp, khi tình cờ gặp mặt, bạn đơn giản là không muốn kết thân với họ.
Theo Deep Patel, tác giả của cuốn Truyện ngụ ngôn của Cậu bé Người Giấy: 11 nguyên tắc thành công, thì điều này giúp ta nhớ rằng không ai hoàn hảo cả, bao gồm cả bạn.
Trong một bài viết đăng trên blog của Entrepreneur.com, Patel nêu bật một số cách mà người thành công dùng để đối phó với những người mà họ không muốn kết thân. Nói tóm lại, bạn không thể tránh được những người bạn không thích – trên thực tế, theo Patel nếu bạn giới hạn số người mà bạn muốn làm việc cùng, thì bạn chỉ giới hạn chính bản thân mình thôi.
Thay vì vùi đầu vào cát, hãy thử thay đổi quan điểm của bạn và làm theo cách mà người thành công hay làm. Dưới đây là một số cách gợi ý bởi Patel:
1. Chấp nhận rằng bạn không thể thân thiện với tất cả mọi người.
Bạn càng hy vọng sẽ yêu thích mỗi người bạn gặp bao nhiêu thì sự việc đơn giản lại càng không như ý bạn bấy nhiêu. Theo Patel, bước đầu tiên để đối phó với những người mà bạn không muốn kết thân là chấp nhận không ai có thể thân thiện với tất cả mọi người, như vậy bạn sẽ thấy ổn. Điều đó không có nghĩa bạn là người xấu, hoặc họ là người xấu (không nhất thiết phải như vậy, thực sự đó.)
Chấp nhận rằng bạn không thể thân thiện với tất cả mọi người. (ảnh minh họa)
Theo tiến sĩ tâm lý học Susan Krauss rất có thể bạn và người đó không hợp nhau. Nhà tư vấn và tác giả của nhiều cuốn sách Beverly D. Flaxington cũng giải thích rằng tính cách của chúng ta không giống nhau. Một số người luôn chi phối người khác, trong khi một số khác thì lại nhút nhát. Một số lạc quan, trong khi số khác lại cho mình là “những người thực tế”.
Hamstra và cộng sự, trong một nghiên cứu của họ, đã tìm hiểu cái gọi là “sự phù hợp chi phối”, có nghĩa là: chúng ta thường nỗ lực nhiều hơn cho những thứ chúng ta thích làm. Có khả năng là khi bạn không thích tương tác với những người bạn không thích, bạn không đặt nhiều nỗ lực vào đó. Nhưng theo thời gian, khi bạn không nỗ lực tương tác với ai đó bạn sẽ dần xem nhẹ mối quan hệ với họ.
2. Hãy thử nghĩ theo hướng tích cực về những gì họ đang nói.
Krauss cho rằng bạn nên thử nhìn hành vi của mọi người một cách khác đi. Họ hàng bên chồng hay bên vợ có thể không ngụ ý là bạn không thông minh và đồng nghiệp của bạn có thể không thực sự cố phá bạn.
Ngay cả với những người bạn đang gặp vấn đề với họ và họ đang cố làm cho tình hình tệ hơn một cách có chủ ý thì việc bạn giận dữ chỉ làm hình ảnh của bạn xấu đi. Vậy thì chỉ còn cách xem như họ không làm gì sai cả thôi.
3. Nhận thức được cảm xúc của chính bạn .
Video đang HOT
Patel cho rằng điều quan trọng là nghĩ đến cảm xúc của chính bạn, nhưng cuối cùng thì bạn chỉ có thể kiểm soát được cách bạn phản ứng lại với những tình huống xảy ra. Người ta sẽ khiến bạn nổi điên khi bạn để họ làm vậy. Vậy đừng để cơn giận khiến bạn mất kiểm soát.
Nếu ai đó đang đối xử không đúng với bạn, hãy cảm nhận và rồi quên đi bằng cách không giữ quan hệ với người đó nữa. Đôi khi chỉ cần mỉm cười và gật đầu thôi là bạn đã thành công rồi.
Nhận thức được cảm xúc của chính bạn. (ảnh minh họa)
Điều quan trọng ở đây là, Patel cho biết, hãy đối xử với mọi người với cùng mức độ tôn trọng. Điều đó không có nghĩa là bạn phải đồng ý với một người mà bạn không thích hoặc với những gì họ nói, nhưng bạn nên hành động văn minh và lịch sự. Bạn có thể giữ lập trường của mình mà không cần tấn công cá nhân người khác, làm như vậy sẽ giúp bạn vượt qua những chuyện không hay đó.
4. Đừng xem đó là chuyện cá nhân và tìm cho mình không gian riêng.
Nhiều khi bất đồng ý kiến chỉ do hiểu nhầm. Ngay cả khi bạn hoàn toàn không đồng ý với ai đó thì vẫn cứ thử nhìn nhận mọi chuyện từ quan điểm của họ.
Cố gắng không phản ứng thái quá, bởi vì người khác cũng sẽ phản ứng thái quá theo, dẫn đến mọi thứ sẽ leo thang nhanh chóng và ác liệt. Cố gắng vượt lên trên tất cả bằng cách tập trung vào sự việc, bỏ qua cách phản ứng của người kia, dù họ có lố bịch hay vô lý đến đâu. Tập trung vào vấn đề đang tranh cãi, chứ không phải là cá nhân người đó, theo Patel.
Nếu bạn cần không gian riêng, hãy làm vậy. Bạn hoàn toàn có quyền thiết lập ranh giới và quyết định khi nào bạn nên giao tiếp với một ai đó. Nếu bạn cảm thấy mình sắp nổi giận, tìm một chỗ thoáng đãng và nghỉ ngơi chút đỉnh. Chủ tịch của TalentSmart Tiến sĩ Travis Bradberry giải thích một cách đơn giản trong một bài viết đăng trên LinkedIn: nếu họ hút thuốc, bạn sẽ ngồi đó và hít khói thuốc cả buổi chiều hay sao? Không, bạn chỉ cần bỏ đi và hít thở không khí trong lành ở chỗ khác.
5. Thể hiện cảm xúc của bạn một cách bình tĩnh và cân nhắc tìm người hòa giải .
Thông thường, cách mà chúng ta giao tiếp quan trọng hơn những gì chúng ta nói. Nếu ai đó liên tục gây phiền nhiễu cho bạn và nếu điều đó sẽ dẫn đến những vấn đề lớn hơn, theo Patel có lẽ đã đến lúc phải nói.
Tuy nhiên, đối đầu không có nghĩa là gây gỗ. Patel gợi ý nên sử dụng chữ “Tôi”, chẳng hạn như “Tôi thấy phiền khi bạn làm điều này, bạn có thể vui lòng làm như thế này thay vì làm thế được không.”
Bạn càng nói cụ thể thì khả năng người kia sẽ lưu tâm đến những điều bạn nói càng nhiều. Điều đó cũng sẽ giúp người kia hiểu rõ ý bạn và chia sẻ vấn đề của họ.
Krauss cho rằng cũng là một ý hay nếu tìm một ai khác làm người phân giải trong các cuộc tranh cãi kiểu này vì họ có cái nhìn khách quan hơn. Kết cục bạn có thể không coi nhau như bạn bè, nhưng bạn hẳn sẽ tìm ra cách giao tiếp và làm việc hiệu quả cùng nhau. Cô ấy nói học cách làm việc với những người bạn cho là khó chịu là một trải nghiệm rất đáng có, và cũng là một cách giúp bạn chứng tỏ bạn làm tốt thế nào để vượt qua rào cản.
6. Chọn trận chiến của bạn.
Đôi khi dễ dàng hơn rất nhiều khi để mọi thứ trôi đi. Không phải cái gì cũng đáng để bạn lưu tâm. Bạn phải tự hỏi mình có thực sự muốn giao lưu với người đó hay không, hay tốt hơn là tập trung vào công việc của mình, hoặc là bất kỳ thứ gì khác bạn đang làm.
Patel nói rằng cách tốt nhất để biết khi nào cần bỏ qua là cân nhắc liệu vấn đề đó chỉ là một tình huống xảy ra hàng ngày thôi hay không. Liệu nó sẽ biến mất theo thời gian, hay nó sẽ tệ hơn? Nếu đó là điều thứ hai, sớm hay muộn thì bạn vẫn nên tìm cách giải quyết nó. Nếu đó tình huống xảy ra hàng ngày trong cuộc sống, bạn hẳn sẽ vượt qua nó nhanh chóng thôi.
7. Không phòng thủ
Nếu bạn thấy ai đó liên tục xem thường bạn hoặc tập trung vào những sai sót của bạn, đừng tìm cách trả đũa lại. Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là phòng thủ. Patel cho rằng điều này sẽ chỉ tiếp thêm sức mạnh cho họ. Thay vào đó, hãy tập trung vào họ và hỏi họ những câu hỏi thăm dò kiểu như họ có vấn đề với những việc bạn đang hay sao.
Nếu họ bắt đầu bắt nạt bạn, hãy yêu cầu họ dừng việc đó lại. Nếu họ muốn bạn đối xử với họ với sự tôn trọng, họ phải tìm kiếm sự tôn trọng của bạn bằng cách đối xử lễ độ với bạn. Tiến sĩ Berit Brogaard, một nhà thần kinh học, giải thích rằng ngồi lê đôi mách và bắt nạt tại nơi làm việc có thể là một phương pháp của trò chơi quyền lực hoặc là một cách để bắt những người khác phải tuân theo.
Nếu bạn muốn âm thầm làm cho ai đó phải đồng ý với bạn, có những thủ thuật tâm lý bạn có thể sử dụng. Nghiên cứu cho thấy bạn nên nói chuyện nhanh hơn khi không đồng ý với ai đó do đó họ có ít thời gian hơn để xử lý những gì bạn đang nói. Nếu bạn nghĩ rằng họ có lẽ sẽ đồng ý với bạn thì bạn lại nói chậm lại để họ có thời gian hiểu ý bạn.
8. Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn là người quyết định hạnh phúc của mình.
Nếu ai đó thực sự đang làm bạn căng thẳng, thật khó để bạn nhìn nhận vấn đề rộng và rõ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên để người khác giới hạn hạnh phúc hay thành công của bạn.
Nếu bạn biết được rằng những nhận xét của họ đang thực sự chĩa vào bạn, hãy tự hỏi tại sao lại vậy. Hãy xem lại xem bạn có nhận ra vấn đề gì hay điều gì chưa ổn trong công việc không? Nếu có, hãy tập trung vào việc này thay vì lắng nghe những lời phàn nàn của người khác.
Bạn tự mình kiểm soát cảm xúc của bạn, do đó hãy dừng việc so sánh chính mình với bất cứ ai. Thay vào đó, hãy nhắc nhở bản thân về những thành tích bạn đã đạt được, và đừng để bất kỳ ai có quyền làm bạn buồn chán chỉ bởi họ nhất thời tô đen một khắc nào đó trong ngày của bạn.
Theo PNN
Thi thử đại học, áp lực thật
Ngày thi THPT quốc gia 2017 đang đến gần, những kỳ thi thử càng dồn dập. Kết quả từ những đợt thi này ít nhiều ảnh hưởng tâm lý của học sinh.
Những kỳ thi thử là một phần quan trọng trong quá trình ôn luyện của học sinh lớp 12. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả tích cực, thi thử cũng mang lại những áp lực nhất định cho sĩ tử.
Nhiều kỳ kiểm tra
Trong một năm, học sinh phải làm nhiều bài kiểm tra, những bạn lớp 12 còn có thêm nhiều kỳ thi thử chuẩn bị cho ngày vượt vũ môn.
Một học sinh ở Bình Định cho biết từ đầu học kì II đến nay, em đã thi thử 4 lần do trường tổ chức. Theo nam sinh này, em còn một lần thi thử nữa. Đó là chưa kể 2 đợt thi giữa kỳ, cuối kỳ, rất nhiều bài kiểm tra ở lớp, giải đề mẫu, thi thử ở các trung tâm ôn luyện, học thêm. Cậu chia sẻ em ngán ngẩm với những kỳ thi, vì lịch quá dày đặc.
Đến nay, học sinh tại TP.HCM đã trải qua một kỳ thi tập dượt. Nhiều trường có kế hoạch tổ chức thêm từ một đến hai đợt thi thử trong thời gian tới.
Học sinh trường THPT Trưng Vương trong lần thi thử gần đây. Ảnh: Minh Nhật.
Em Nguyễn Thúy An (lớp 12 chuyên Anh ở Quãng Ngãi) cho biết trường tổ chức thi thử, 100% học sinh tham gia. Một số môn bị điểm thấp khiến em xấu hổ, lo lắng.
"Các kỳ thi thử do trường tổ chức, giáo viên thường ra đề khó hơn các năm và đề mẫu. Tâm lý thầy cô cho rằng đề khó, điểm thấp, các em sẽ cố gắng ôn luyện nhiều hơn", cô Võ Lê Hải Phương (Tuy Phước, Bình Định) cho hay.
Áp lực điểm số
Không thể phủ nhận hiệu quả tích cực của những lần thi thử. Học sinh sẽ được làm quen đề, không khí kỳ thi, tập đối mặt áp lực tâm lý thi cử và hiểu rõ năng lực của mình để phấn đấu. Từ điểm số ban đầu của các em, giáo viên sẽ có kế hoạch ôn tập chu đáo cho từng bạn, nhóm học sinh.
Tuy nhiên, điểm số trong các kỳ thi thử cũng mang đến cho học sinh cả áp lực. Không ít bạn phải thay đổi nguyện vọng vì điểm thi thử thấp so với điểm chuẩn các năm của trường đăng ký.
Lịch thi THPT quốc gia 2017. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
"Ban đầu, em định thi Đại học Bách khoa, nhưng sau khi thi thử thấy không khả quan nên đổi sang trường có điểm chuẩn thấp hơn", Võ Ngọc Hùng (lớp 12 ở TP.HCM) cho biết.
Điểm số trong các kỳ thi thử ảnh hưởng khá nhiều tâm lý học sinh. Nhiều em vì điểm thi không như ý, với áp lực, kỳ vọng từ nhiều phía, phải học đêm học ngày dẫn đến căng thẳng.
TS Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) khuyên: "Áp lực về điểm số là điều bình thường trong cuộc sống, tạo cho các em sức đề kháng tâm lý cho kỳ thi quan trọng phía trước. Tuy nhiên, học sinh nên xác định rằng đó chỉ là thử, cơ hội vẫn còn, không nên quá căng thẳng. Các em cứ cố gắng hết sức mình, kết quả thế nào cũng nên chấp nhận".
Theo Zing
Bố mẹ chồng sang chấn tâm lý vì...con dâu Sống với cô con dâu tai quái bà T. thấy như đi ở nhờ nhà người khác. Từ việc cất đồ đạc không đúng chỗ, ăn chậm đều khiến cô khó chịu. Chuyện con dâu khốn đốn vì bố mẹ chồng khó tính không lạ. Nhưng có những phụ huynh lại khổ sở khi gặp phải con dâu tai quái. BS. Bế Thị...