8 điều này chớ nên làm trước khi đi khám bệnh, vì sao?
Theo một nghiên cứu, có hơn 30% chẩn đoán sai dẫn đến bệnh càng trầm trọng hoặc tử vong, và một trong số các nguyên nhân là do bệnh nhân.
Đừng lướt internet trước khi đi khám mắt – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vì vậy, khi đi khám bệnh, nên nhớ rằng chất lượng khám không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn mà còn phụ thuộc vào bạn.
Bright Side đã đưa ra danh sách những việc không nên làm trước khi đi khám bệnh để có thể giúp bạn tránh được chẩn đoán không chính xác, cũng như giúp bạn giữ sức khỏe.
1. Uống rượu trước khi kiểm tra cholesterol
Bia và rượu mạnh chứa rất nhiều đường và carbohydrate – có thể làm tăng vọt mức cholesterol trong cơ thể.
Mặc dù ngay sau đó, mức cholesterol sẽ trở lại bình thường, nhưng kết quả đo được lúc đó có thể không còn chính xác, theo Bright Side.
2. Để quá khát nước trước khi xét nghiệm nước tiểu
Nước tiểu gồm 99% nước và chỉ có 1% a xít, amoniac, hoóc môn, tế bào máu chết, protein và các chất khác được sử dụng để xét nghiệm. Như bạn thấy, nồng độ rất thấp. Vì vậy, cần uống nhiều nước trong một vài giờ trước khi xét nghiệm để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu.
3. Sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh
Việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh có liên quan đến thành phần của nó vì chất khử mùi có chứa lượng nhỏ kim loại. Rất dễ gây nhầm lẫn các kim loại này với vôi hóa – là dấu hiệu của ung thư đang tiến triển. Kết quả sẽ không chỉ sai mà còn có thể khiến bạn lo lắng, theo Bright Side.
Video đang HOT
4. Ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp
Ăn mặn góp phần làm tăng huyết áp.
Do đó, trước khi đo, không nên ăn thức ăn nhanh, các loại hạt, đậu hoặc các sản phẩm có tẩm muối khác. Nếu không, kết quả có thể là sai lệch.
5. Uống thuốc trước khi xét nghiệm máu
Vài ngày trước khi xét nghiệm, để có kết quả chính xác hơn, nên ngưng dùng thuốc để máu có thời gian làm sạch và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
Riêng đối với các loại thuốc bắt buộc phải uống hằng ngày, không nên uống trước khi lấy máu xét nghiệm, mà uống ngay sau khi xét nghiệm. Nhưng trong từng trường hợp cụ thể, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, theo Bright Side.
6. Thay đổi lịch trình hằng ngày
Cơ thể là một hệ thống ổn định đòi hỏi phải có thời gian để thích nghi. Ví dụ: khách du lịch bị lệch múi giờ sẽ cần khoảng 2 ngày để thích nghi. Ngay cả khi bạn đi ngủ muộn hơn 1 giờ so với bình thường, cơ thể sẽ bị căng thẳng, làm ảnh hưởng đến tình trạng chung và các chỉ số cơ thể, theo Bright Side.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với các quá trình tự nhiên khác như dinh dưỡng, uống nước và mức độ căng thẳng.
7. Lướt internet trước khi khám mắt
Căng mắt liên tục có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Nhưng trạng thái này cũng có thể xảy ra tạm thời do sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Đo thị lực sau khi mắt căng do lướt internet, thị lực có thể trở nên kém hơn thực tế.
Nếu đã lướt mạng, hãy để mắt nghỉ ngơi một thời gian trước khi khám mắt để có kết quả chính xác.
8. Sơn móng tay trước khi khám da liễu
Bác sĩ da liễu, khi khám toàn diện, không chỉ kiểm tra da mà còn cả móng tay. Móng tay thường nhiễm nấm bệnh. Bác sĩ cần phải xem trạng thái tự nhiên của móng tay.
Hơn nữa, mọi thay đổi ở móng tay có thể chỉ ra bệnh ở các cơ quan khác, theo Bright Side.
Những phụ nữ có tử cung khỏe mạnh, "miễn dịch" ung thư thường làm 6 việc nhỏ ít người để ý này
Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều phụ nữ dường như luôn tươi trẻ, khỏe mạnh và "bất chấp" ung thư, bởi họ luôn duy trì được 6 thói quen này mỗi ngày.
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới trên 30 tuổi. Không phải bàn cãi rằng, đây là "cơn ác mộng" khiến nhiều chị em phải sợ hãi vì tỷ lệ mắc khá cao. Trung bình ở Việt Nam có hơn 4200 bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung mỗi năm và hơn 2400 người đã tử vong vì nó. Nói cách khác, hơn 1/2 số người bệnh không thể điều trị được và qua đời.
Những triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường rất giống như kỳ "đèn đỏ", cuối cùng khiến nhiều phụ nữ bỏ qua và đi khám muộn.
Theo các bác sĩ phụ sản thuộc Bệnh viện liên kết thứ ba của Đại học y Quảng Châu (Trung Quốc), cách tốt nhất để chặn đứng ung thư cổ tử cung chính là phải phòng bệnh từ sớm. Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ "vùng kín", chị em cũng nên tuân thủ thêm 6 việc nhỏ này để bảo vệ tử cung khỏe mạnh và ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ai đang trong độ tuổi 20 - 30:
1. Có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn
Bắt đầu từ bây giờ, chị em nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, đặc biệt là tránh các thực phẩm chiên và béo. Ngoài ra, hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì thể lực. Nếu cố gắng làm trong thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt.
Cũng theo nhiều chuyên gia cho hay, nếu chị em có ý định mang thai thì nên dùng vitamin tổng hợp mỗi ngày để đảm bảo lượng axit folic (400 - 800g mỗi ngày). Tốt nhất là bắt đầu uống trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, duy trì liên tục 3 tháng thì sức khỏe sẽ được cải thiện.
2. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ
Nhiều người cho rằng cơ thể đang khỏe mạnh, sung sức thì chẳng việc gì phải đi khám sức khỏe liên tục làm gì. Thế nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi có những bệnh hoàn toàn không hề có triệu chứng hoặc giống với các bệnh khác, tới lúc bệnh nặng rồi thì đã quá muộn.
Khám sức khỏe định kỳ luôn giúp chị em phát hiện những thay đổi nhỏ nhất mà bản thân không hề hay biết.
Bên cạnh đó, đối với riêng phụ nữ, trước khi đến khám thì hãy cố gắng lập danh sách những câu hỏi liên quan đến sức khỏe của bản thân. Bởi không ai hiểu rõ cơ thể của mình ngoài bạn, có thể có những dấu hiệu bệnh đang tiềm ẩn nhưng khi đi khám thì bác sĩ lại không chẩn đoán ra.
3. Nắm rõ tiền sử dịch tễ của gia đình
Ung thư là loại bệnh tuy không truyền nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền, nhất là khi bạn có người thân mắc ung thư. Mỗi phụ nữ cần tìm hiểu xem chị gái, mẹ hoặc bà của mình có bị ung thư vú hoặc bệnh tim trước tuổi 50 hay không. Nếu có, hãy lập tức đi khám càng sớm càng tốt để tránh trường hợp xấu nhất.
4. Duy trì thói quen xét nghiệm HPV
Từ 21 tuổi, các bạn nữ nên bắt đầu kiểm tra những bất thường trong tử cung bằng cách khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 3 năm/lần. Còn nếu từ 30 - 65 tuổi, bạn cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 3 năm/lần. Tất cả những đợt xét nghiệm HPV đều rất hữu ích, vì hầu như các bệnh ung thư cổ tử cung đều xuất phát từ nhiễm tùng HPV.
5. Xét nghiệm HIV
Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng đối với những chị em nào đã và đang có "quan hệ" đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ít nhất 1 năm/lần, chị em hãy đi khám và xét nghiệm để đề phòng mắc các bệnh khác như giang mai, viêm gan B hay bệnh lậu...
6. Kiểm tra huyết áp
Huyết áp của một người bình thường sẽ dao động dưới 120/80mmHg. Còn nếu ngược lại, chị em cần phải cẩn trọng trước nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Lúc này hãy cố gắng tăng tần suất xét nghiệm và sàng lọc bệnh tiểu đường lẫn cholesterol, bởi cao huyết áp là triệu chứng ban đầu của 2 căn bệnh này. Tốt nhất hãy đi khám sớm và được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.
10 điều không nên làm trước khi đi khám sức khỏe Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều rất cần thiết để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm, tuy nhiên mỗi người cần lưu ý những việc không nên làm trước khi đi khám để nhận được kết quả chính xác Theo một nghiên cứu, hơn 30% chẩn đoán sai của bác sĩ dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm...