8 điều cực hữu ích khi để ô tô không sử dụng trong thời gian dài
Có nhiều lý do khiến bạn không sử dụng xe ô tô trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Lúc này, bạn nên có những kiến thức về bảo quản và chăm sóc xe một cách hợp lý để có thể vận hành ổn định, tăng giá trị và “tuổi thọ” của xe.
1. Vệ sinh xe sạch sẽ
Cần làm sạch xe sẽ giúp loại bỏ những bụi bẩn dính trên thân xe, nếu để lâu ngày có thể phá hỏng lớp sơn của xe.
Ngoài thân xe, khi làm sạch cũng cần lưu ý đến phần dưới gầm, chắn bùn của xe, các vị trí có thể dính bùn vì những chất này khi bám vào kim loại để lâu kết hợp với hơi ẩm trong không khí sẽ gây han gỉ các chi tiết…
2. Tìm vị trí đậu xe
Thông thường gara là nơi thích hợp cho xe “nghỉ ngơi” bởi có nhiệt độ, độ ẩm ổn định.
Nếu không có gara bắt buộc phải để xe ngoài trời, nên tìm nơi mát mẻ; dùng bạt chống mưa và cách nhiệt để đảm bảo điều kiện bảo quản xe một cách tốt nhất.
3. Thay dầu động cơ
Hãy bỏ qua bước này nếu bạn chỉ để xe không chạy trong một vài tuần. Nhưng nếu thời gian để xe “nghỉ ngơi” từ vài tháng trở lên thì việc thay mới dầu động cơ là rất cần thiết. Lý do bởi một số hợp chất có hại trong dầu động cơ đã qua sử dụng có thể sẽ làm hỏng động cơ khi không khởi động máy trong một thời gian dài.
4. Đổ đầy bình xăng và nước làm mát
Video đang HOT
Nhiều người thường xả hết xăng trước khi mang cất xe để tránh rò rỉ gây cháy nổ, tuy nhiên, nếu bình xăng trống rỗng có thể làm cho mặt trong bình xăng tiếp xúc với hơi nước trong không khí gây han gỉ bề mặt; thậm chí còn có thể phải thay bình xăng mới…
Hệ thống làm mát cũng cần kiểm tra, bổ sung nước để tránh han gỉ các chi tiết của của hệ thống. Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất, khi bảo quản xe nên pha dung dịch nước làm mát với nước theo tỷ lệ: 50/50.
5. Vặn chặt nắp bình chứa nhiên liệu
Cho dù xe còn mới, nắp bình chứa làm kín tốt nhưng hơi xăng vẫn có thể lọt ra ngoài nếu không được vặn chặt. Hơi xăng trong một số trường hợp có thể là ngòi kích nổ, bình chứa nhiên liệu là một khối thuốc nổ khổng lồ sẽ rất nguy hiểm… Cần kiểm tra đường ống để hạn chế hơi xăng lọt ra ngoài.
Nếu trong vài tháng không chạy xe, để tránh việc xăng bị bốc hơi hãy bổ sung chất ổn định vào bình trước khi bơm đầy bình.
6. Hệ thống ắc quy
Xe ngưng hoạt động lâu, hệ thống ắc quy sẽ mất dần khả năng sạc lại… Vì vậy, sau 2 tuần hãy khởi động xe để động cơ làm việc khoảng 15 phút. Thực hiện việc này định kỳ sẽ duy trì “tuổi thọ” của ắc quy và tăng độ bền cho động cơ.
Có thể sử dụng bộ sạc duy trì ắc quy – thiết bị này sẽ cung cấp điện theo chu kỳ tránh trường hợp ắc quy bị phóng hết điện. Khi dùng cách này cần tìm hiểu kỹ càng các thông số của nhà sản xuất tránh trường hợp thiết bị này có thể làm ắc quy của bạn bị hỏng.
7. Nhả phanh tay
Thông thường khi đậu xe phải sử dụng phanh tay để cố định xe, nhưng không nên làm điều đó nếu đậu xe trong thời gian dài. Lý do là lực ép từ má phanh lên đĩa phanh diễn ra liên tục sẽ làm cho khu vực này lõm lại, dẫn đến bề mặt đĩa gồ ghề, hệ thống phanh sau này sẽ hoạt động không ổn định.
Trong tình huống xe phải đậu ở bề mặt nghiêng, hãy sử dụng vài khúc gỗ chặn các bánh xe lại.
8. Chú ý đến cần gạt nước
Bên dưới cần gạt nước mưa có một lớp cao su, khi lớp cao su này để lâu trong thời gian dài sẽ bị biến chất, dẫn đến bị chảy và dính chặt lên kính, khi sử dụng lại xe sẽ phải thay luôn cả cần gạt này… Do đó, để đảm bảo hãy tháo lưỡi cao su bên dưới các cần gạt nước đem cất nó tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Báo Nghệ An
4 tình huống khiến 'tài mới' tá hỏa khi sử dụng ô tô
Do thiếu kinh nghiệm lái xe cũng như thao tác không đúng, một số tài mới rơi vào tình huống "dở khóc dở cưới" khi lái xe ô tô... Để giải quyết những lo lắng này, các xế mới phải bình tĩnh và trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết khi vận hành xe.
1. Vô lăng bị khóa chặt
Khi mới sử dụng xe ô tô, không ít tài xế sẽ gặp phải vấn đề với vô lăng khi nó bị khóa chặt và không thể đánh lái... Đây không phải do lỗi hệ thống lái, mà là tính năng an toàn do nhà sản xuất thiết kế để chống trộm.
Khi ô tô tắt máy, trợ lực tay lái không hoạt động nếu tài xế vẫn cố xoay vô lăng để chỉnh hướng bánh xe thì vô lăng sẽ bị khóa. Vì vậy, khi khởi động lại, một số tài xế thường "tá hỏa" khi không thể xoay vô lăng. Đặc biệt, một số dòng xe sử dụng chìa khóa cơ, khi vô lăng đã bị khóa tài xế sẽ gặp khó khăn khi tra chìa khóa vào ổ để khởi động máy.
Để mở khóa vô lăng, tài xế chỉ cần thực hiện đồng thời thao tác lắc nhẹ vô lăng sang phải hoặc trái và tra chìa khóa vào ổ, sau đó đề máy để bắt đầu di chuyển.
2. Không rút được chìa khóa ra khỏi ổ sau khi tắt máy
Trường hợp này thường xảy ra với những tài xế sử dụng xe ô tô số tự động. Nguyên nhân chính xuất phát từ sai lầm khi đỗ xe của tài xế. Nếu cần số chưa được về P trước khi tắt máy, tài xế sẽ không thể rút được chìa khóa ra khỏi ổ.
Theo đó, các nhà sản xuất muốn đảm bảo an toàn cho người lái, hạn chế tình trạng xe bị trôi khi cần số xe vẫn còn ở vị trí D, R sau khi đã tắt máy. Nếu không muốn rơi vào tình huống này, người lái nên đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, sau đó kéo phanh tay và chuyển vị trí cần số từ D hoặc R về P. Cuối cùng tắt máy và rút chìa khóa ra khỏi xe.
Cách làm trên còn có thể giúp kéo dài tuổi thọ hộp số và đảm bảo an toàn khi đỗ xe.
3. Chìa khóa thông minh hết pin
Hầu hết các loại chìa khóa thông minh hiện nay đều sử dụng pin, và có không ít "tài mới" lúng túng không biết cách để mở cửa, khởi động xe khi chìa khóa bất ngờ hết pin.
Thực chất, chìa khóa thông minh đều có thêm một chìa cơ sơ cua đi cùng; để sử dụng chìa khóa này, tài xế cần mở chốt để rút ra. Một số loại chìa khóa chỉ cần bấm vào nút nhỏ để chìa khóa cơ tự bật..
Sau khi mở cửa xe, tùy vào cấu tạo mỗi mẫu xe, tài xế vẫn có thể khởi động máy. Với xe có khe cắm chỉ cần tra chìa khóa là có thể khởi động được. Một số mẫu xe trang bị nút khởi động thế hệ mới, chỉ cần áp sát hoặc quay dọc đầu chìa khóa vào nút khởi động Start/Stop để khởi động máy.
4. Cảm giác xe bị lùi khi dừng
Nhiều tài mới đã từng chia sẻ, khi dừng xe lâu, chú ý vào việc khác lúc ngẩng đầu lên thấy xe mình đang lùi... Những lúc đó dù chân đạp phanh hết sức, kéo phanh tay, đẩy cần số về P nhưng vẫn thấy lùi, khiến giật mình, thậm chí hoảng loạn.
Theo các tài xế lâu năm, do tài xế mới chưa quen không gian hẹp trong xe; hoặc quá tập trung vào việc gì đó như khi dừng đỗ đèn đỏ, ven đường, lái xe đọc sách, xem điện thoại khi ngẩng đầu lên, não bộ chưa quen ngay với khung cảnh xung quanh, gây ra cảm giác xe bị trôi lùi...
Để loại bỏ cảm giác xe đi lùi không khó, khi đã quen với không gian hẹp tài xế sẽ đỡ bị ảo giác. Bên cạnh đó, không nên quá tập trung vào điện thoại, sách vở khi dừng, đỗ. Nếu ánh mắt tập trung vào con đường phía trước sẽ khó xảy ra ảo giác.
Ngọc Anh
Tổng hợp Theo báo nghệ an
Nắm vững những lưu ý sau để chiếc xe của bạn không đổ bệnh giữa mùa đông Khi nhiệt độ môi trường thấp, lái xe cần có được những kinh nghiệm chăm sóc đặc biệt hơn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt luôn ảnh hưởng tới nhiều chi tiết máy móc, kỹ thuật của xe hơi. Tham khảo: Wikihow Đồ hoạ: Tom Theo trí thức trẻ