8 điều cần biết để bảo vệ tình yêu khỏi sự tấn công của ‘tiểu tam’
Làm thế nào để ngăn chặn sự xuất hiện của người thứ ba trong mối quan hệ?
Yêu nhau đã khó, giữ được tình yêu càng không phải là điều dễ dàng. Nếu không có sự thấu hiểu, mối quan hệ giữa bạn và người ấy vốn đã hòa thuận lâu ngày có thể rạn nứt. Việc duy trì một mối quan hệ lãng mạn càng trở nên khó khăn hơn, nhất là khi có sự xuất hiện của người thứ ba.
Bạn cần biết rằng mọi mối quan hệ yêu đương đều tiềm ẩn nguy cơ có sự xuất hiện của người thứ ba. Tất nhiên, điều này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cho dù bị ảnh hưởng bởi nửa kia hay chính bạn. Tóm lại, bạn hoặc đối phương đều tiềm ẩn nguy cơ không chung thủy. Hãy nhớ rằng, vấn đề kinh điển này có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Vì vậy, cả hai cần áp dụng nhiều “chiến lược” khác nhau để mối quan hệ yêu đương luôn hài hòa. Những biện pháp này không dễ dàng, nhưng cũng không quá khó khăn để áp dụng nếu cả hai đều quyết tâm.
Để người thứ 3 không có cơ hội xuất hiện trong mối quan hệ cần có sự nỗ lực từ hai phía. (Ảnh minh họa)
Mẹo đầu tiên để ngăn chặn việc không chung thủy là cho người yêu của bạn được tự do, nhưng vẫn có giới hạn. Không có gì sai khi để anh ấy/cô ấy thoải mái tự do làm những điều họ thích. Tuy nhiên, hãy nhớ giới hạn và đừng quên giữ những cam kết đã cùng nhau thực hiện.
Sử dụng cách xưng hô thể hiện “hai người”
Nghiên cứu từ Đại học California cho thấy các cặp vợ chồng lâu năm thường sử dụng các từ “chúng tôi” và “tụi mình” hơn là “tôi” để chỉ bản thân họ. Với thói quen nói chuyện như vậy, bạn và người ấy sẽ cảm thấy thân thiết, gắn bó.
Video đang HOT
Mọi mối quan hệ đều cần có sự cam kết để giữ được tính bền vững. (Ảnh minh họa)
Vâng, nếu bạn đã có cam kết với người ấy, hãy cố gắng hoàn thành nó thật tốt. Việc thực hiện đúng những cam kết mà hai người thống nhất với nhau đảm bảo cho mối quan hệ đi đúng hướng với những gì cả hai mong muốn.
Một cách để ngăn chặn sự không chung thủy nữa là giữ khoảng cách với đúng đối tượng. Nếu ai đó tiếp cận bạn với mục đích hơn mức bạn bè, hãy tránh xa ngay lập tức. Đây là một trong những nỗ lực bạn thực hiện để duy trì cam kết với người yêu của mình.
Cùng nhau giải quyết vấn đề
Tha thứ là điều khó, nhưng nó phải được thực hiện vì lợi ích duy trì của mối quan hệ. Đừng để vấn đề kéo dài cho đến khi bạn cảm thấy nhàm chán, vì đây là bước khởi đầu của việc mở đường cho sự xuất hiện của người thứ 3.
Hỗ trợ và đánh giá cao lẫn nhau
Hãy luôn hỗ trợ và ở bên nhau những khi cần. (Ảnh minh họa)
Ai cũng cần có sự hỗ trợ từ nửa kia để đối phó với những tình huống khó khăn. Nếu bạn không làm được điều này, người ấy có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác. Bước này khá đơn giản nhưng khó thực hiện. Luôn ủng hộ người yêu là dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng đưa mối quan hệ của mình lên một tầm cao mới.
So sánh người yêu với người khác sẽ khiến bạn không hài lòng với mối quan hệ hiện tại. Nếu điều này tiếp tục, nó sẽ dẫn đến tâm lý chán nản cho cả ở phía bạn lẫn người ấy, lúc này, việc tìm đến một người thứ 3 không phải là không có khả năng. Vì vậy, hãy ngừng so sánh và chỉ tập trung vào những gì bạn đã có.
Giao tiếp là điều quan trọng nhất trong một mối quan hệ. Nếu bạn không nói sự thật, quá trình giao tiếp sẽ bị cản trở. Điều này sẽ cản trở hai người tìm ra giải pháp cho những vấn đề đang gặp phải.
Giúp con cái trải lòng hơn
Quan trọng và nhọc nhằn nhất trong hành trình làm cha mẹ chính là dạy con trải lòng. Chỉ khi nào con cái sẵn sàng mở lòng với cha mẹ... thì sợi dây kết nối giữa hai thế hệ mới bền chặt. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tham khảo những cách sau đây.
1. Chú ý những cuộc trò chuyện nhỏ
Bạn hãy chú ý những câu chuyện dù nhỏ của con và gạt hết mọi thứ sang một bên để trả lời chúng, ít nhất là 1 lần trong 8 lần khi nói chuyện với trẻ. Điều này có thể làm bạn cảm thấy bực mình khi phải gián đoạn việc riêng để tập trung vào một câu hỏi của con, nhưng cách phản ứng của bạn với lời đề nghị của trẻ là yếu tố xây dựng sự gần gũi đôi bên.
Với con cái, điều này còn cho thấy trẻ có thể trông chờ vào bạn bất kỳ lúc nào chúng cần. Hơn thế, chúng còn quan trọng hơn là bất cứ cuộc trò chuyện nào bạn cố gắng khởi xướng, ví dụ khi bạn cố gắng muốn con cái nói với bạn điều gì xảy ra ở trường lớp của chúng hôm nay.
Những bậc cha mẹ có mối quan hệ gần gũi với con cái trong độ tuổi thiếu niên sẽ dễ dàng nắm bắt được những tín hiệu khi con mình muốn nói chuyện, ngay cả việc con vừa chia tay bạn trai. Dĩ nhiên, điều này có thể khó khăn nếu bạn đang bận xử lý một công việc gấp và những thứ khác. Tuy nhiên, trẻ trong tuổi thiếu niên thường cảm thấy cha mẹ chúng có nhiều thứ khác còn quan trọng hơn là quan tâm đến cảm xúc của chúng và đó là sự thất bại của bạn.
Ảnh minh họa
2. Tránh những câu hỏi phán xét
Những câu hỏi bắt đầu với "Tại sao..." thường tạo cho con có tâm lý phòng thủ. "Tại sao con không mặc cái áo này?" sẽ bất lợi hơn là "Con nghĩ thế nào khi hầu hết các bạn sẽ mặc cái áo này trong chuyến dã ngoại sắp tới?".
3. Đừng xen ngang bằng những giải pháp và lời khuyên
Con bạn cần cơ hội để thổ lộ, vì thế chúng không thể lắng nghe lời khuyên của bạn cho đến khi trải hết nỗi lòng. Tiếp theo, con bạn cần cơ hội để nghĩ ra những giải pháp của riêng chúng, đó là cách trẻ thể hiện sự tự tin và năng lực.
Nếu bạn xen ngang bằng cách đưa ra những giải pháp sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bất tài, kém cỏi. Tuy nhiên, khi có thể thấu hiểu những cảm xúc của con và sau đó, giúp con động não tìm cách giải quyết, trẻ sẽ xem bạn là người cần thiết để chia sẻ và có thể tìm bạn mỗi khi gặp những vấn đề nan giải.
4. Kết nối với con cái mỗi ngày
Hãy chắc rằng bạn kết nối với từng đứa con của mình mỗi ngày, dù chỉ trong thời gian ngắn. Luôn vui vẻ, cởi mở khi trẻ đi học về là cách hiệu quả giúp bạn biết được những điều trẻ làm ở trường trong ngày.
Đứa con 9 tuổi có thể muốn được bạn ôm ấp, nựng nịu nhưng đứa mới lớn lại thích tán gẫu với bạn mọi thứ, từ những chuyện trong ngày ở trường cho đến kỳ nghỉ cuối tuần đến hoặc chương trình tivi cả hai vừa xem. Ngoài ra, bạn có thể phát triển một thông lệ nhỏ như cùng con chia sẻ một điều mà cả hai đều thích vào mỗi tối trước khi ngủ.
Ảnh minh họa
5. Sử dụng thông tin gián tiếp
Trẻ có khuynh hướng cởi mở hơn khi ngồi trong xe hơi, đi bộ hoặc trong bóng tối... khi tiếp xúc mắt của chúng bị hạn chế. Đây là những thời điểm thích hợp nhất để trẻ trải lòng.
Một cơ hội khác để bạn có thể lấy được thông tin gián tiếp từ con là khi chúng gặp bạn bè hoặc ngồi trên xe hơi của bạn. Lúc này, bạn cần im lặng và lắng nghe. Dĩ nhiên, trẻ biết sự hiện diện của bạn nhưng thường muốn nói chuyện vào lúc này nhiều hơn là nói trực tiếp./.
6 điều quan trọng cha mẹ nên làm để giúp cho tương lai của con Nhiều bậc cha mẹ luôn đặt những đứa trẻ với kỳ vọng cao và cố gắng kiểm soát cuộc sống của chúng. Nhưng đó không phải là điều nên làm, thay vào đó nên dạy con cách giao tiếp, thúc đẩy sự tự tin của bản thân và phát triển tư duy phản biện. 1. Để xây dựng sự tự tin, hãy học...