8 điều bạn trai không nên làm khi người yêu đang kỳ “đèn đỏ”
Thời điểm phụ nữ đến kỳ “đèn đỏ” cũng trở thành thời điểm tệ nhất trong tháng đối với một số người đàn ông khi họ không biết phải đối xử ra sao với cô bạn gái của mình tự dưng trở nên “trái tính trái nết”.
Trong những ngày này, chỉ cần một cái sai nhỏ của đàn ông, nhiều phụ nữ cũng cảm thấy khó chịu và nổi đóa lên, sẵn sàng thể hiện sự ghê gớm ẩn giấu của họ. Tuy nhiên, những người đàn ông hãy nhẫn nhịn và thể hiện tình yêu cho người phụ nữ của mình, chắc hẳn sau kỳ “đèn đỏ” đáng ghét, các bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Sau đây là danh sách những điều bạn không nên làm trong thời kỳ bạn gái “đèn đỏ”. Nếu tuân thủ, bạn sẽ “an toàn”:
Không được đề cập tới hội chứng PMS
Một tuần trước khi bạn gái bị “đèn đỏ”, bạn không bao giờ được nhắc đến từ PMS (từ viết tắt của hội chứng tiền hành kinh”. Đó là một trong những điều mà phụ nữ ghét phải nghe nhất trước khi họ “đến tháng”.
Không bao giờ được khiêu khích nàng
Tuyệt đối không bao giờ được khiêu khích nàng trong thời kỳ nhạy cảm này. Bằng không, bạn sẽ phải nghe vô số những điều tệ hại nhất từ miệng nàng.
Đừng tranh cãi
Tranh cãi với phụ nữ trong thời kỳ họ “đến tháng” có thể dẫn bạn đến kết cục mà cả hai đều không hề mong muốn. Vì vậy, tốt nhất hãy tránh tranh cãi vào thời điểm này đi.
Video đang HOT
Đừng nói với cô ấy là trông cô ấy nhợt nhạt
Phụ nữ bị mất nhiều máu và năng lượng trong thời kỳ “đèn đỏ”. Vì vậy, bạn đừng mắc sai lầm khi nói với cô ấy rằng trông cô ấy không xinh đẹp trong thời kỳ này.
Đừng quên mua cho cô ấy những đồ ăn vặt
Phụ nữ rất thèm ăn những đồ ăn mà họ ưa thích khi “đến tháng”. Vì vậy, nếu bạn biết người yêu mình thích ăn vặt đồ gì, hãy trữ sẵn để cho cô ấy nhấm nháp trong thời kỳ “đèn đỏ”.
Trữ sẵn thuốc giảm đau
Rất cần thiết phải trữ thuốc giảm đau khi bạn gái của bạn “đến tháng”. Cử chỉ ân cần này của bạn sẽ khiến cô ấy cảm thấy mình được đối xử thật tự nhiên và gần gũi. Điều này sẽ giúp tình cảm của các bạn trở nên ngày càng tốt đẹp hơn.
Không tạo tranh luận
Tranh luận với bạn gái của mình trong thời kỳ cô ấy “đèn đỏ” là một ý tưởng vô cùng tồi. Trong thời điểm này, bạn cần phải “dễ tính” hơn với cô ấy và cư xử với cô ấy bằng tình yêu và những nụ hôn.
Tuyệt đối không nói rằng: “Ồ, thật tuyệt là em không có thai”
Ôi trời ơi, nếu bạn muốn an toàn, đừng bao giờ nói ra câu này khi cô ấy thông báo mình đến kỳ “đèn đỏ”.
Mải chơi đến quên cả thay tampon trong kỳ "rớt dâu", cô gái suýt mất mạng vì nhiễm hội chứng sốc độc tố
Chuyện bị sốc độc tố do lười thay tampon trong kỳ kinh nguyệt đã từng có rất nhiều trường hợp trên thế giới mắc phải. Do đó, bạn cần tránh lặp lại thói quen này nếu sử dụng tampon để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của mình.
Cứ đều đặn hàng tháng, con gái sẽ phải đối diện với kỳ "đèn đỏ" kéo dài từ 5 - 7 ngày. Trong những ngày này, để ngăn chặn máu kinh nguyệt thấm vào đồ lót thì bạn có thể sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc tampon. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ sản phẩm nào thì bạn cũng nên nhớ sau 3 - 4 tiếng thì nên thay mới một lần để tránh nguy cơ viêm nhiễm, bức bí vùng kín.
Bác sĩ chuyên Khoa Gan mật và Tiêu hóa - Trương Chấn Dung
Mới đây, trong chương trình Hello Doctor (Đài Loan), bác sĩ chuyên Khoa Gan mật và Tiêu hóa - Trương Chấn Dung đã chia sẻ một trường hợp là nữ sinh trung học suýt mất mạng vì quá mải chơi mà quên thay tampon trong kỳ kinh nguyệt. Được biết, ngày hôm đó do trời quá nóng nên cả lớp của cô gái này đã rủ nhau đi chơi ở công viên nước. Đúng ngày đó cô nữ sinh này lại đang trong những ngày hành kinh nên phải sử dụng tampon để thoải mái chơi đùa cùng bạn bè.
Điều đáng nói là vì quá mải chơi nên suốt cả một ngày dài, cô gái này chỉ thay mới tampon đúng một lần rồi cứ thế chơi tiếp đến tận tối. Tới khi trở về nhà, cô gái này bỗng thấy cơ thể mệt mỏi kèm theo cảm giác buồn nôn rồi ngủ thiếp đi mà chưa kịp tắm nên gia đình cảm thấy rất lo lắng.
Sau đó, họ đưa cô nữ sinh này đến bệnh viện để kiểm tra và làm một số xét nghiệm giúp nắm rõ tình hình sức khỏe. Qua lần xét nghiệm máu, bác sĩ rất bất ngờ khi thấy tỷ lệ bạch cầu trong máu của cô gái này tăng lên hơn 13.000 (mức bình thường của cơ thể vốn chỉ từ 8.000 - 10.000) và huyết áp thì giảm thấp nghiêm trọng, dưới cả mức 90mmHg.
Kèm theo đó, cô gái này còn xuất hiện tình trạng phát ban, bong tróc da nghiêm trọng khiến các bác sĩ phải cho dùng kháng sinh để khống chế tình trạng sức khỏe.
Tại sao cô gái này lại gặp phải tình trạng bất thường như vậy?
Khi được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ đã tiến hành làm một loạt xét nghiệm và phát hiện trong máu của cô gái này có tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, từ đó họ phán đoán cô gái này đang bị nhiễm trùng. Thông qua lời kể lại từ phía gia đình, bác sĩ phát hiện ra cô gái này do mải chơi nên quên thay tampon đúng giờ, dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập trong ngày đèn đỏ, gây ra hội chứng sốc độc tố.
Vì tampon có khả năng thấm hút mạnh nên việc để quá lâu trong vùng "cô bé" có thể gây khô, tạo ra các vết thương do lực ma sát và vô tình biến vùng kín trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng. Tampon chỉ nên sử dụng trong khoảng 3 - 4 tiếng thì phải thay mới một lần. Thế nhưng, do quá mải chơi nên cô gái này đã không nhớ phải đi thay tampon, dẫn đến trường hợp suýt mất mạng.
Hội chứng sốc độc tố (TSS) là gì?
Toxic Shock Syndrome (TSS) là một loại bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm và có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn.
Có 2 loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes). Đây là những vi khuẩn sống trên da và dễ dàng xâm nhập vào dòng máu, từ đó sản xuất ra các chất độc gây hại.
Người mắc phải hội chứng sốc độc tố ban đầu sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột, nhiệt độ cơ thể lên đến trên 39 độ C. Trong vòng vài giờ, người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng giống như cảm cúm, biểu hiện qua các cơn đau nhức đầu, đau cơ, đau họng và ho. Ngoài ra, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu, chóng mặt... cũng là những triệu chứng thường gặp của người mắc hội chứng này.
Thông thường, nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố cao nhất trong kỳ "đèn đỏ", đặc biệt là với những ai sử dụng tampon, mới sinh hoặc đang sử dụng một biện pháp tránh thai nào đó.
Trên mỗi hộp tampon cũng ghi rõ là không nên sử dụng quá 4 - 8 tiếng. Tuy nhiên, nhiều người thường quên thay mới và để chúng qua đêm nên dẫn đến tình trạng mắc phải hội chứng sốc độc tố.
Bác sĩ Tiin: Chờ đợi suốt 6 tháng vẫn chưa đến kỳ 'đèn đỏ' - triệu chứng của vô kinh thứ phát Chu kỳ kinh không đều, lúc ngắn, lúc dài nhưng tới 6 tháng hành kinh chưa quay trở lại được coi là vô kinh thứ phát. Câu hỏi: Em có kinh nguyệt năm 14 tuổi , năm nay em 17 tuổi nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa đều, chu kỳ gần đây nhất là 6 tháng trước, vậy em có bị vấn...