8 điều bạn chưa biết đằng sau sự tiêu hóa của cơ thể
Bạn đã quen với cụm từ ” quá trình tiêu hóa thức ăn” nhưng chắc chắn bạn chưa nắm được những quy trình cũng như bản chất của hoạt động này.
Quá trình tiêu hóa liên quan đến việc phá vỡ các thức ăn trong đường tiêu hóa thành các thành phần dễ hấp thu cho cơ thể. Toàn bộ đường tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các cơ quan khác như tuyến tụy, gan và túi mật.
Ảnh minh họa
1. Mất bao nhiêu thời gian để tiêu hóa protein?
Protein được tiêu hóa bắt đầu từ dạ dày. Tại đây nơi axit clohydric và pepsinogen tạo ra pepsin – một enzyme giúp phân hủy protein. Thời gian cần để tiêu hóa protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả nhiệt độ của thức ăn, thời gian bạn ăn, lượng protein, nồng độ axit trong dạ dày và nồng độ của pepsin. Tùy thuộc vào từng cá nhân mà quá trình tiêu hóa protein có thể phải mất 24-72 giờ.
2. Bắt đầu quá trình tiêu hóa khi nào?
Quá trình tiêu hóa được bắt đầu ngay khi bạn ngửi thấy mùi thức ăn hoặc thậm chí khi bạn nghĩ tới thực phẩm, Các tuyến trong miệng bạn khi đó sẽ nhanh chóng tiết ra nước bọt. Trong nước bọt có nước, điện giải, chất nhầy và một số enzym, bao gồm amylase… Các chất nhầy trong nước bọt giúp bôi trơn thực phẩm và làm cho chúng dính vào nhau. Các enzym bắt đầu để phá vỡ các thức ăn để đưa xuống dưới.
Ảnh minh họa
3. Lượng vitamin cơ thể tiêu hóa được là bao nhiêu?
Video đang HOT
Ruột non là cơ quan chính diễn ra sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các cơ quan khác như tuyến tụy và túi mật tiết ra dịch tiêu hóa đưa vào ruột non. Trong điều kiện bình thường, cơ thể sẽ tiêu hóa và hấp thụ 92-97% các vitamin từ thực phẩm bạn ăn. Nếu bạn mắc một bệnh tiêu hóa nào đó hoặc gặp trục trặc trong sự hấp thụ chất dinh dưỡng thì tỉ lệ này sẽ thấp hơn.
4. Chất béo có thể được tiêu hóa trong miệng không?
Sự tiêu hóa chất béo thích hợp dựa trên sự hiện diện của mật – một chất dịch tiêu hóa sản xuất bởi gan và được lưu trữ trong túi mật. Túi mật phát hành mật vào ruột non khi có chất béo. Chính vì vậy mà chất béo không bị tiêu hóa trong miệng mà quá trình tiêu hóa chất béo được bắt đầu từ ruột non.
5. Mất bao lâu để tiêu hóa một loại vitamin?
Thời gian cần để tiêu hóa vitamin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả loại dạng vitamin (thuốc hay dung dịch nước…) và độ tinh khiết của vitamin. Viên thuốc vitamin thường mất khoảng 4-6 giờ. Vitamin dưới dạng viên nang có thể mất khoảng 1,5 giờ. Vitamin ở dạng chất lỏng được tiêu hóa nhanh hơn so với các hình thức khác, chỉ mất khoảng 1 giờ.
Ảnh minh họa
6. Chất nào giúp kích thích tiêu hóa thực phẩm khó tiêu hóa?
Sự hiện diện của chất xơ trong đường tiêu hóa của bạn sẽ giúp thức ăn được trộn với nước và tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng đi tiêu, tránh táo bón. Chính vì vậy, chất xơ được coi là có lợi cho quá trình tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị bạn cung cấp 14gram cho mỗi 1.000 calo bạn ăn.
7. Cơ thể có tiêu hóa chất xơ hay không?
Cơ thể không thể tiêu hóa chất xơ, nhưng điều đó không có nghĩa là các carbohydrate không có giá trị dinh dưỡng. Chất xơ có thể làm giảm nguy cơ táo bón, từ đó giảm nguy cơ bị bệnh trĩ. Chất xơ cũng giúp ngăn ngừa cholesterol cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.
Vì cơ thể không thể tiêu hóa chất xơ nên nó di chuyển qua hệ thống tiêu hóa của bạn cho đến khi nó bị loại bỏ khỏi cơ thể. Phải mất khoảng 6-8 giờ cho thức ăn đi qua dạ dày và ruột non và sau đó nó vẫn còn trong ruột già của bạn trong vài giờ nữa . Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm ra khỏi cơ thể có thể mất một vài ngày. Thời gian vận chuyển chính xác của chất xơ phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và những chất khác có mặt trong hệ thống tiêu hóa.
Ảnh minh họa
8. Amylase có thể tiêu hóa protein?
Amylase là một enzyme được sản xuất trong tuyến tụy và tuyến nước bọt trong miệng của bạn. Amylase giúp phá vỡ tinh bột để cơ thể có thể tiêu hóa chúng đúng cách. Các enzyme không đóng vai trò trong tiêu hóa protein. Các enzyme kích hoạt tiêu hóa protein được gọi là pepsin và được phát hành trong dạ dày .
Theo VNE
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư
Y học thống kê có tới hơn 100 loại bệnh ung thư. Theo đó, mỗi loại ung thư có một triệu chứng khác nhau. Đôi khi biểu hiện của bệnh chỉ bắt đầu từ những thay đổi rất nhỏ trên cơ thể, dễ bị bỏ qua như vết thương lâu lành, khàn tiếng, hay chỉ là chỗ cộm ở vú, hoặc đốm trắng ở lưỡi...
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết, bệnh ung thư nếu phát hiện sớm có thể điều trị tốt. Chẳng hạn như ung thư tuyến giáp trạng gần như khỏi 100%, ung thư cổ tử cung có thể khỏi tới 90%... Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, họ thường tới khám khi các triệu chứng quá rõ ràng, và lúc đó bệnh cũng đã ở giai đoạn muộn màng.
Theo GS-BS Chấn Hùng, việc nhận biết một số dấu hiệu sớm của bệnh ung thư sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Ung thư ruột, bọng đái: Cần cảnh giác nếu bỗng dưng bị rối loạn tiêu hóa. Đối với người ở độ tuổi trên 40, dù ăn uống kiêng cữ đúng cách vẫn bị táo bón, tiêu chảy hoặc khi tiêu chảy, táo bón dai dẳng (lưu ý đi cầu máu lẫn phân đen, đau bụng ngầm). Tiểu gắt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần có thể do bướu (lành hoặc ác) của bọng đái hoặc của tuyến tiền liệt, thường gặp ở người từ tuổi 50.
Ung thư da, miệng: Dấu hiệu khiến ta phải nghĩ ngay tới bệnh ung thư da, môi, lưỡi, amiđan... là vết sùi loét không chịu lành. Đó là một vết lở loét sau một thời gian điều trị tích cực nhưng vẫn như cũ hoặc tăng nặng thêm. Có thể là vết lở nhỏ, một chồi cứng dai dẳng ít đau trong miệng (môi, lưỡi, nướu răng, amiđan...), nhất là ở đàn ông trên 40 tuổi, hút thuốc nhiều, nghiện rượu nặng. Trong miệng có những vùng trắng dày (bạch sản) là dấu hiệu tiền ung thư. Loét lở không đau kéo dài trên một sẹo (do phỏng nặng hoặc đứt sâu) có thể báo động ung thư da. Đôi khi phụ nữ, đàn ông bị sùi loét ở dương vật, âm hộ cũng nên đi khám bác sĩ để tầm soát bệnh.
Ảnh: Internet
Ung thư cổ tử cung, trực tràng: chảy máu hoặc tiết dịch bất thường có thể là do ung thư cổ tử cung, trực tràng. Phụ nữ trên 30 tuổi, có gia đình, gần chồng thấy có chút máu dính quần lót hoặc ra huyết ở cửa mình (xa kỳ kinh), hay phụ nữ tắt kinh từ lâu bất ngờ có máu rỉ ra ở âm đạo cũng là dấu hiệu đáng lo. Ngoài ra, đi cầu ra máu, phân lẫn huyết, cần cảnh giác ung thư trực tràng vì rất dễ lầm với bệnh trĩ. Chảy máu răng, khi súc miệng chà răng, máu lẫn đàm nhớt khi ho, máu trong nước tiểu luôn là triệu chứng đáng ngại.
Ung thư vú: Chỗ dày lên (cục u) ở vú hoặc chỗ nào khác cũng có thể là ung thư. Phụ nữ từ tuổi 30, sờ thấy trong vú có một cục u không đau hoặc ít đau, cần phải cảnh giác. Phụ nữ rất lo ung thư khi vú đau (thường do xáo trộn lành) nhưng lại xem thường cục u không đau. Một cục ở chân tay, thành bụng, lưng, thường là bướu lành. Nhưng phải cẩn thận với một cục tròn, hơi cứng chạy dưới da, có thể đó là loại ung thư phát triển chậm. Vài cục tròn nhỏ ở hai bên cổ thường là hạch. Nếu là hạch lao hay hạch ung thư di căn thì dai dẳng và lớn từ từ.
Ung thư bao tử, thực quản, phổi: Ung thư bao tử ban đầu chỉ là triệu chứng ăn không tiêu hoặc khó nuốt. Loại ung thư này mới đầu chỉ thấy triệu chứng ở người trên 40 tuổi. Bỗng dưng nuốt thức ăn bị nghẹn, từ thức ăn đặc rồi tới lỏng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản (ống dẫn thức ăn đến bao tử). Người sử dụng nhiều rượu, thuốc lá, bỗng thấy nuốt vướng ở cổ họng, phải lo ung thư họng miệng.
Người hút thuốc lá nếu bị ho dai dẳng hoặc khàn tiếng không rõ nguyên nhân coi chừng bị ung thư thanh quản. Nếu phát hiện thật sớm có thể trị tốt và người bệnh không mất tiếng nói. Đặc biệt, với những người nghiện thuốc lá, ngoài ho, khàn tiếng còn có các dấu hiệu đi kèm như ho ra đàm máu là triệu chứng của bệnh ung thư phổi.
Suy nhược, sụt cân, không thèm ăn có thể là do ung thư thực quản, bao tử, tụy tạng. Đau nhức có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư xương. Nhức đầu, buồn nôn lặp đi lặp lại báo hiệu bướu não. Nên biết, phần lớn ung thư ban đầu thường không thấy đau, cơ thể vẫn khỏe mạnh. Lúc cơn đau trở nên thường xuyên là triệu chứng bệnh đã nặng. Ví dụ như một phụ nữ bị ung thư vú có thể rất béo tốt. Ung thư cổ tử cung ban đầu không ảnh hưởng tổng trạng. Ung thư tuyến giáp trạng xuất hiện như một bướu cổ.
Dấu hiệu ung thư hay gặp ở trẻ em
GS-BS Chấn Hùng đặc biệt lưu ý phụ huynh cần quan tâm một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư ở các bé từ sơ sinh tới 10 tuổi. Trẻ nhức đầu, nôn mửa thường xuyên có thể do bướu trong não. Nhìn nghiêng như lé hoặc con ngươi sáng xanh như mắt mèo là triệu chứng ung thư mắt (bướu nguyên bào võng mạc). Bụng phình một bên có thể báo hiệu ung thư thận (bướu nguyên bào thận). Xanh xao, nóng sốt kéo dài nên nghi ung thư máu (bệnh bạch cầu). Nặng bụng, đi tiểu thường cảnh giác bướu buồng trứng ở bé gái.
GS-BS Chấn Hùng khuyên, cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Khi phát hiện cơ thể có những thay đổi bất thường dù nhỏ cũng nên đi khám ngay, để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Trâm Anh
Theo PNO
Mẹo đánh bay hơi thở có mùi hôi Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi vốn được xem là vấn đề tế nhị, khó nói. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn. Nguyên gây ra hơi thở có mùi Thức ăn: Sự phân hủy các mẩu nhỏ thức ăn quanh răng có...