8 điểm du Xuân đầu năm ở Quảng Ninh – Hành trình cảm xúc
Nên du Xuân đầu năm ở đâu?… Du Xuân đầu năm ở Quảng Ninh là lịch trình hoàn hảo được nhiều du khách lựa chọn vào dịp đầu năm mới.
Bởi vùng đất được ví như một Việt Nam thu nhỏ này không chỉ có vô vàn địa điểm đẹp và nổi tiếng, mà luôn có những điều mới lạ.
8 điểm du Xuân đầu năm ở Quảng Ninh – Hành trình cảm xúc. Ảnh: Chùa Đồng nằm trên ở độ cao 1.068m, điểm cuối trong hành trình chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử. (Nguồn: Antuongxuyenviet)
Đỉnh thiêng Yên Tử
Khởi đầu cho chuyến du Xuân, để chiêm bái, cầu bình an, một năm mới sức khỏe dồi dào, công việc may mắn thuận lợi.
Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt. Bởi vậy, không quá khó hiểu khi điểm đến linh thiêng, thanh tịnh trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ như Yên Tử luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách mỗi dịp Xuân về.
Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13, còn được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Du khách đến chùa ngày đầu Xuân được tận hưởng không khí trong lành, hoà mình vào thiên nhiên, cảm nhận được sự thanh tịnh và bình yên cho tâm hồn. Trong cuộc hành hương này, đỉnh thiêng Yên Tử luôn là một lựa chọn hoàn hảo và một trải nghiệm tuyệt vời nhất đang đợi du khách ở điểm cuối hành trình – chùa Đồng mờ ảo giữa trời mây. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng Ba (Âm lịch).
Đỉnh Ngọa Vân và khu di tích Nhà Trần
Chùa Am Ngọa Vân nằm trong khu vực vòng cung Đông Triều, được ôm ấp bởi những ngọn núi xanh mướt, trùng trùng điệp điệp. (Nguồn: Plantrip)
Trong hành trình lễ phật đầu năm, sẽ thiếu sót nếu thiếu địa danh AmNgọa Vân – một nơi không quá xa với Yên Tử, nhưng vẫn mang những nét rất riêng. Chùa Am Ngọa Vân có nghĩa là ngôi chùa nằm trên mây. Với vị trí cao hơn 500 mét so với mực nước biển, ngôi chùa có tầm nhìn hướng thẳng ra đồi núi trập trùng, mây trắng vờn quanh mỗi buổi sớm mai. Chùa nằm tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân quanh năm mây phủ, xa xa là hình ảnh sông Cầm uốn lượn đẹp như tiên cảnh.
Chùa Am Ngọa Vân nằm tại xã An Sinh, thị xã Đông Triều, là một di tích rất quan trọng thuộc Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, là nơi gìn giữ những giá trị Phật giáo từ lâu đời. Đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo và nhập niết bàn.
Công trình được xây dựng vào thời Trần. Đến thời Hậu Lê, ngôi chùa tiếp tục được tôn tạo để hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc. Có thể nói, hành trình hành hương lên chùa Am Ngọa Vân là cuộc hành trình trở về với những điều nguyên sơ, thuần khiết nhất trong tâm hồn.
Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm
Cổng Tam Quan nổi bật sau lối vào chùa uốn lượn quanh co bên cạnh bờ biển. (Nguồn: Vinpear)
Chùa Cái Bầu luôn được liệt vào một trong những điểm du lịch tâm linh hàng đầu đáng để trải nghiệm nhất tại Quảng Ninh vào dịp Xuân về. Chùa Cái Bầu (tên gọi khác là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm) là một ngôi chùa nằm ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Ngôi chùa này được xây dựng dựa trên nền của Phúc Linh Tự (một ngôi chùa cổ thời Trần) vào năm 2007.
Video đang HOT
Chùa Cái Bầu được xây dựng trên đỉnh núi cao với không gian thoáng đãng, lưng tựa núi, mặt hướng biển. Chính điện có diện tích rộng đến hơn 6000m2. Nơi đây được xây dựng theo kiểu kiến trúc 2 tầng, tầng trên là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng còn lại đặt tượng Bồ Tát và Sư Lợi. Khu vực này dùng để thờ tự với ý nghĩa cầu cho sự linh thiêng và từ bi luôn hướng về cái thiện của chúng sinh.
Đảm bảo nơi này sẽ mang đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc tuyệt vời, hòa mình với không gian tĩnh lặng thanh bình của nơi tịnh thất, vừa thả mình với thiên nhiên và tận hưởng cảm giác gió biển căng đầy trong lồng ngực.
Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới
Một chuyến du lịch Vịnh chiêm ngưỡng vẻ đẹp “lạnh”, thưởng thức các món hải sản hay thả mình thư giãn trên du thuyền, vi vu trong lòng vịnh di sản. (Nguồn: Monchericruises)
Nếu đất Quảng Ninh đầy hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ thú của núi non, sông nước và biển đảo, nổi bật hơn cả chính là Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Đến với Hạ Long, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh non nước vô cùng ngoạn mục được tạo thành bởi 1.900 hòn đá vôi khác nhau cùng nhiều hang động kỳ bí.
Tất nhiên, đến Hạ Long vào khoảng cuối tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng biển đẹp, trong xanh, thời tiết mát mẻ, trong lành, dễ chịu. Nhưng một trải nghiệm vào đầu Xuân cũng thật tuyệt, với một chuyến du lịch Vịnh chiêm ngưỡng vẻ đẹp “lạnh”, thưởng thức các món hải sản, hay thả mình thư giãn trên du thuyền, vi vu trong lòng vịnh di sản.
Chưa hết, Hạ Long còn sở hữu 2 công viên giải trí lớn nhất khu vực Đông Nam Á là Typhoon Water Park và Dragon Park.
Bình Liêu – Thiên đường Cỏ Lau
Bình Liêu được ví như “Sapa thu nhỏ” nằm cách thành phố Hà Nội gần 300km. (Nguồn: Wyndhamhalong)
Bình Liêu là địa điểm du lịch mới, hấp dẫn du khách bởi phong cảnh non nước hữu tình, cùng nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị. Điểm nhấn của du lịch Bình Liêu có lẽ chính là những rặng cỏ lau trắng muốt, những cột mốc biên giới thiêng liêng hay vẻ đẹp hữu tình của ruộng bậc thang, thác Khe Vằn. Nhưng đó chưa phải là tất cả, Bình Liêu còn có những khác biệt rất thú vị vào mỗi mùa trong năm.
Là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc, Bình Liêu cách trung tâm TP. Quảng Ninh hơn 100km. Nơi đây được ví như “Sapa thu nhỏ” nằm cách thành phố Hà Nội gần 300km. Đây hiện là địa điểm “check in” cực chill cho những bạn trẻ đam mê du lịch, trải nghiệm.
Bình Hương – một Đà Lạt thu nhỏ
Bình Hương luôn sẵn có những góc rất xinh, lên ảnh như một “Đà Lạt thu nhỏ”. (Nguồn: Vinpearl)
Bình Hương được xem là viên ngọc thô ở khu vực Đông Bắc, là địa điểm mới nổi được nhiều bạn trẻ yêu thích khi du lịch Quảng Ninh hiện nay. Đến với Bình Hương du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh lãng mạn như ở Đà Lạt, với những đồi cỏ đổi màu tuyệt đẹp và những rừng thông xanh bát ngát trải dài bất tận.
Bình Hương là một dãy núi đẹp tại phường Vàng Danh, TP. Uông Bí. Bình Hương tọa lạc trên độ cao 470m, kéo dài 3km, cách trung tâm thành phố Uông Bí 10km. Cách TP. Hạ Long khoảng 50km và Hà Nội khoảng 135 km.
Bảo tàng Quảng Ninh – viên ngọc đen bên bờ Vịnh Hạ Long
Bảo tàng Quảng Ninh được xây dựng với ý tưởng từ hình tượng than đá và nghệ thuật kiến trúc độc đáo. (Nguồn: @toanla_alex)
Bảo tàng Quảng Ninh là địa điểm sống ảo đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt. Không chỉ sở hữu lối kiến trúc mới lạ, độc đáo, nơi đây còn là địa điểm chứa đựng nhiều thông tin văn hóa quan trọng, có ý nghĩa lớn với người dân Quảng Ninh.
Địa điểm du lịch đặc biệt này được xây dựng với ý tưởng từ hình tượng than đá và nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Bảo tàng trong suy nghĩ của nhiều người thường là một khái niệm khá khô khan và nhàm chán. Tuy nhiên, bạn sẽ hoàn toàn phải thay đổi suy nghĩ đó khi ghé thăm bảo tàng Quảng Ninh – một địa điểm thú vị và cực kỳ hấp dẫn.
Bảo tàng thư viện Quảng Ninh nằm trên đường Trần Quốc Nghiễn, chỉ cách trung tâm TP. Hạ Long khoảng 7,1km nên du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng phương tiện cá nhân tới đây.
Phố cổ Hạ Long
Phố cổ Hạ Long thu hút sự quan tâm của du khách bởi thứ gì đó là lạ, quen quen. (Nguồn: Vinpearl)
Là một điểm du lịch mới của Quảng Ninh, nằm khuất bên công viên Sun World Hạ Long Complex, phố cổ Hạ Long thu hút sự quan tâm của du khách bởi thứ gì đó là lạ, quen quen. Nơi đây giao thoa giữa nét hiện đại và truyền thống, tạo nên một địa điểm “check-in” làm mê đắm nhiều người khi ghé thăm.
Phố cổ Hạ Long hay còn được gọi là phố cổ Bãi Cháy tái hiện nguyên vẹn những nét đẹp độc đáo và đặc trưng của phố cổ Hội An cũng như phố cổ Hà Nội. Tại đây, du khách có thể đi dạo quanh những con phố với hai bên là các công trình kiến trúc mang nét cổ kính và xưa cũ. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch Xuân yên bình, thư thái thì phố cổ Hạ Long là câu trả lời chính xác nhất.
Yên Tử mùa thu - quen mà lạ
Tôi là người yêu núi rừng, thích khám phá các đỉnh cao, nên núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh với tôi rất thân thuộc.
Năm nào qua Tết tôi cũng hành hương Yên Tử, tôi quen với khung cảnh mờ sương huyền ảo của rừng tùng cổ kính, quen bước chân sột soạt đi băng qua thảm lá ẩm ướt của rừng trúc xanh tươi. Nhưng Yên Tử mùa thu thì đẹp đến lạ, khác với sự huyền bí lãng đãng khói sương. Yên Tử mùa thu sạch trong, mát mẻ mà vẫn mang nét u linh trầm mặc của vùng đất Phật.
Mùa thu không phải mùa cao điểm của khách hành hương về với danh sơn Yên Tử - nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và giảng đạo, nơi khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là dòng Phật giáo mang đậm bản sắc của Việt Nam.
Theo chân các bậc trí giả, khách hành hương đến với non thiêng Yên Tử theo tâm lý đi chùa lễ Phật cầu an, nhưng cũng chính là chuyến du lịch tâm linh kèm rèn luyện sức khoẻ. Mùa thu trời quanh mây tạnh, dòng người thưa vắng, nếu sức khoẻ thể lực cho phép, khách hành hương có thể thử sức mình bằng cách leo theo đường bộ từ chân núi lên tới đỉnh chùa Đồng.
Cung đường cả lên và xuống theo đường bộ chỉ khoảng hơn 6 km, tốn khoảng 5 giờ đồng hồ cho hai chiều thong dong vừa đi, vừa nghỉ. Lối leo bộ của Yên Tử là cung đường ngàn năm, lại được tu bổ gia cố thành bậc thang chắc chắn, từ chân núi lên chùa Hoa Yên - nơi có cây đại cổ thụ ngàn năm thì đường thoai thoải dễ đi như tản bộ trong rừng.
Đi trong rừng Yên Tử mùa thu cảm giác thật lãng mạn, trên đầu lên trời xanh mây trắng, dưới chân là thảm lá đỏ vàng, tiếng ong vo ve bay, đàn kiếm hối hả tha mồi dưới thảm lá, xa xa văng vẳng lại tiếng chuông ngân nga lẫn vào tiếng chim lảnh lót. Nắng chiếu xuyên qua tán lá xanh thành hoa nắng nhảy nhót trong rừng, hay tạo thành các ống ánh sáng rọi thẳng từ trên cao xuống sáng vàng rực rỡ.
Chùa Giải Oan - nơi các cung nữ trinh liệt trầm mình xuống dòng suối Hồ Khê để ngăn vua bỏ ngai vàng quy Phật nay vẫn còn đây dòng suối nước trong xanh chảy róc rách đêm ngày. Đây cũng là nơi duy nhất trong khu vực chùa mà có nhà thờ Mẫu trong hệ thống chùa chiền Yên Tử hôm tôi đi đúng vào ngày có giá hầu lễ tạ.
Suốt cả nhiều hàng bậc đá dài trang hoàng rực rỡ xếp đầy hương hoa, vật phẩm mũ, ngựa dùng cho giá hầu. Tiếng nhạc tiếng hát văn giữa đại ngàn u tịch như tạo thêm nét bí ẩn, linh thiêng chốn danh sơn.
Nhiều hình nộm đủ mũ áo cân đai, mặt đỏ râu dài, tay cầm thanh đa,o nét mặt uy nghi tạo nên sự trang nghiêm uy vũ lại có tiếng trống trầm hùng, tiếng nhạc réo rắt như đưa du khách ngược dòng lịch sử trở về với một thủa oai hùng của ông cha.
Qua khu vực nhà thờ Mẫu là bắt đầu chạm vào đường dốc dẫn lên núi, tiếng lá khô vỡ lạo xạo dưới bước chân, cây cối xanh tốt um tùm, cứ một quãng lại có quán để dừng nghỉ chân với vòi nước mát lạnh. Chỉ vài vốc nước lên mặt là xua tan hết bụi bặm trên mặt và cả trong tâm hồn và cảm giác thư thái giữa đại ngàn Yên Tử.
Nếu đi cáp treo, du khách thả sức ngắm nhìn toàn cảnh Yên Tử từ trên cao, nhưng không thể chạm tay vào di tích như những thân cây xích tùng gần ngàn năm tuổi, rễ nổi ngoằn nghoèo như đàn trăn khổng lồ bò trên mặt đất. Khối nu của rễ cây mốc mác sần sùi, nhưng mang vẻ đẹp của lịch sử sau bao nhiêu sương gió dãi dầu.
Trong rực rỡ của nắng thu, các am tháp chùa chiền hiện rõ mồn một giữa màu xanh cây lá, dấu rêu, màu đá không ẩm ướt mà khô cong, sạch sẽ. Du khách có thể nhìn rõ từng đám rêu hay phong lan bám trên các nhánh cây già.
Càng lên cao, con đường càng thêm độ dốc, nhưng bù lại gió luôn thổi mát lạnh và cây cối càng thêm rậm rạp. Lối lên Yên Tử bao năm bao người qua lại nên an toàn, chắc chắn và thuận tiện dễ đi, không lo bị trơn trượt hay vướng víu vì đông người như dịp lễ hội đầu xuân.
Cứ thong dong, thong thả sẽ gặp những điểm nghỉ chân ngắm cảnh, để đôi chân bớt mỏi, còn đôi mắt thì thả sức nhìn ngắm núi rừng, bộ ngực thì như được thanh lọc bởi bầu không khí trong lành.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông sừng sững giữa mây trời với vẻ mặt từ bi độ lượng, quần thể xung quanh chân tượng cũng là nơi để khách dừng nghỉ chân và tìm kiếm khung hình đẹp. Từ tượng Phật tới đỉnh chùa Đồng không còn cáp treo, chỉ còn đường leo bộ.
Trên độ cao này, cây cối có hình dáng khác hẳn, không quá to lớn, nhưng rất chắc khoẻ và bám nhiều rêu phong. Rừng trúc cứ reo lên u u khi có gió thổi qua, bông lau phất phơ trong gió ngàn với vẻ bình yên tự tại.
Chịu khó đi chậm quan sát, khách có thể ngắm được các mảng rêu tuyệt đẹp bám trên các thân cây cũng như ngắm nhìn sự biến đổi của cảnh vật khi thoắt cái mây mù ào tới giăng giăng như choàng áo khói sương che lên vạn vật, thoắt cái mây mù tan đi mọi cảnh vật là hiển hiện ra trước mắt như trong một cuốn phim.
Tôi gặp cụ già 77 tuổi vẫn kiên nhẫn bước từng bước leo lên đỉnh chùa Đồng cao 1.068 mét với nét mặt mãn nguyện và hạnh phúc, cụ từ chối mọi sự giúp đỡ chỉ nhận lời động viên và tự chống gậy đi xuống theo lối mòn. Có du khách chọn ngồi thiền định dưới những tán cây tùng cổ thụ như để hấp thu linh khí của núi rừng non thiêng Yên Tử.
Có rất nhiều cảm giác thú vị khi du khách về với Yên Tử mùa thu ngay cả với những vị khách quen.
Sức hút những điểm đến dịp cuối năm Mùa du lịch thu đông ở Quảng Ninh mang không khí trầm lắng hơn thay cho không khí sôi động, náo nhiệt của mùa hè. Tuy nhiên, thị trường khách mùa thu đông có đặc thù riêng, gắn với sức hút những điểm đến du lịch Quảng Ninh dịp cuối năm. Tàu Viking Orion đưa 900 khách đến Hạ Long vào dịp cuối...