8 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề
Dưới đây là 8 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề mà bạn không nên bỏ qua.
Khi sức khỏe bạn gặp vấn đề, cơ thể sẽ phát ra dấu hiệu cảnh báo theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như đột ngột thay đổi màu sắc mắt hoặc xuất hiện các vết sưng ở một số vị trí nhất định.
Bright Side chỉ ra một số dấu hiệu trên cơ thể cho thấy sức khỏe của bạn không tốt mà bạn cần lưu tâm.
(Ảnh: Shutterstock)
Màu da hơi vàng chủ yếu là do bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Mức bilirubin (một sắc tố mật) cao khiến cơ thể bạn không thể loại bỏ nó dưới dạng chất thải, từ đó khiến da và phần củng mạc của mắt có màu hơi vàng.
Đốm trắng trên móng tay
(Ảnh: Shutterstock)
Đốm trắng trên móng tay thường có thể xuất hiện sau chấn thương móng tay hoặc do bạn cắn móng tay. Tuy nhiên, nếu điều này vẫn xảy ra mà không phải do những nguyên nhân đó, thì có thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như thiếu hụt kẽm, canxi hoặc protein.
Khóe môi bị nứt nẻ
(Ảnh: Shutterstock)
Các vết nứt hoặc mụn nước ở khóe môi xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Bạn có thể bị mất nước hoặc tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều. Bên cạnh đó, ngay cả kem đánh răng hay son môi bạn thường dùng cũng có thể gây ra tình trạng này.
Video đang HOT
(Ảnh: Shutterstock)
Ngón tay dùi trống là đặc trưng của những người có vấn đề về phổi mạn tính. Nó cũng có thể xảy ra do một số bệnh về đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, móng tay sẽ ngày càng to ra và cong xuống.
(Ảnh: Shutterstock)
Vết loét đau bên trong miệng có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc căng thẳng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do di truyền. Thiếu vitamin B-12 cũng là một nguyên nhân khác làm xuất hiện vết loét.
(Ảnh: Shutterstock)
Lẹo mắt thường mọc rất gần lông mi và khiến bạn khó chớp mắt, đồng thời có thể gây ngứa. Chúng thường xuất hiện trên da nếu bạn bị tiểu đường hoặc da quá khô.
(Ảnh: Shutterstock)
Nếu bạn quan sát kỹ hơn giác mạc của mình và thấy một vòng tròn hoặc vòng cung màu xanh, xám hoặc trắng xung quanh giác mạc, bạn có thể đã mắc bệnh arcus senilis (Đục rìa giác mạc). Tình trạng này xảy ra do chất béo tích tụ. Mức cholesterol cao làm cho những vòng này xuất hiện ngay trên mắt của bạn.
Người già thường mắc bệnh này, nhưng nếu dấu hiệu này xuất hiện ở người trẻ dưới 45 tuổi thì càng cần phải đi kiểm tra sức khỏe.
Lưỡi màu đỏ
Lưỡi chuyển sang màu đỏ và mấp mô là dấu hiệu của nhiễm trùng, mụn trứng cá và thiếu vitamin. Một nguyên nhân khác có thể là do bệnh tinh hồng nhiệt, khiến lưỡi của bạn nhợt nhạt nhưng có những chấm đỏ tươi. Bên cạnh đó, mụn rộp miệng cũng có khả năng dẫn đến lưỡi có màu đậm hơn.
5 dấu hiệu ở tay cảnh báo tim đang gặp vấn đề
5 dấu hiệu ở tay có thể cảnh báo tim đang gặp vấn đề mà bạn nên chú ý.
Những vấn đề ở tay thường dễ bị mọi người bỏ qua. Tuy nhiên, những thay đổi ở móng tay, ngón tay, lòng bàn tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim.
Nổi cục đau ở ngón tay
Hãy để ý các cục cứng phát triển và đau ở ngón tay. Những vết sưng này được gọi là nốt Osler và có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - một chứng viêm có khả năng đe dọa tính mạng.
Viêm nội tâm mạc thường do nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, lây lan qua đường máu và bám vào các vùng yếu của tim. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể làm hỏng van tim vĩnh viễn.
Bác sĩ da liễu Geeta Yadav cho biết: "Các nốt Osler hình thành do tình trạng viêm các mạch máu, sau đó gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp hạ bì, dẫn đến viêm nhiều hơn. Sinh thiết da có thể giúp chẩn đoán, nhưng tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ tim mạch để xác nhận".
Các nốt Osler có thể tồn tại trong vài giờ đến vài ngày và chúng có xu hướng tự biến mất. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng biến mất, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định xem mình có bị viêm nội tâm mạc hay không.
Các vạch màu đỏ hoặc tím dưới móng tay
(Ảnh: Ellyy/Shutterstock)
Những đường màu đỏ hoặc tím bên dưới móng tay, được gọi là xuất huyết dạng mảnh, có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc nhiễm trùng, theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Travel Medicine. Vì vậy, nếu bạn xuất hiện tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm sốt hoặc nhịp tim không đều, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Bác sĩ Yadav giải thích: "Nếu là bệnh tim, các vết xuất huyết đó hình thành do vi khuẩn di chuyển qua các mạch máu nhỏ của móng tay. Điều này làm suy yếu các mạch và khiến chúng dễ bị xuất huyết hơn".
Ngón tay dùi trống
(Ảnh: kris4to / Shutterstock)
Một dấu hiệu khác báo hiệu các vấn đề về tim là ngón tay dùi trống. Tình trạng này đặc trưng bởi các đầu ngón tay bị sưng và móng tay cong xuống. Ngón tay dùi trống thường do bệnh tim hoặc nhiễm trùng các buồng tim.
Theo Phó giáo sư Beth Goldstein tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), ngón tay dùi trống có thể xuất hiện từ khi sinh ra, nhưng thường thấy nhất ở bệnh viêm xương khớp. Nếu nó xảy ra do bệnh tim, tình trạng đó thường bắt đầu ở ngón cái và ngón trỏ.
Cục u trên bàn tay
Các cục u nhỏ của bệnh amyloidosis toàn thân xuất hiện dưới dạng những cục mịn như sáp trên da, thường xuất hiện trên bàn tay. Những cục này là do sự tích tụ protein trong tim, có thể cản trở chức năng tim.
Theo Mayo Clinic, bệnh amyloidosis ức chế khả năng chứa đầy máu của các buồng tim giữa các nhịp đập. Điều này dẫn đến lượng máu được bơm khắp cơ thể ít hơn, có thể gây các cục u trên bàn tay. Các triệu chứng của bệnh amyloidosis có thể cảnh báo tim đang gặp nguy hiểm, vì vậy hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải triệu chứng này.
Lòng bàn tay đổi màu
(Ảnh: Emanuele Colombo / Shutterstock)
Lòng bàn tay đổi sang màu nâu hoặc lấm tấm đỏ có thể cảnh báo rủi ro ở tim. Triệu chứng này là một dấu hiệu phổ biến khác của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong tim hoặc các mạch máu xung quanh.
Các nốt đổi màu không gây đau đớn và thường tự biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua vấn đề này. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu này, hãy đến gặp bác sĩ để xác định xem bạn có bị nhiễm trùng tim cần dùng kháng sinh hoặc điều trị khác hay không.
Bác sĩ Jennifer Lewey từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khuyến nghị bạn nên khám sức khỏe thường xuyên, nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống, lối sống, huyết áp, cholesterol, nhịp tim, lượng đường trong máu và chỉ số khối cơ thể.
Ung thư khoang miệng: Biểu hiện, điều trị và cách chăm sóc đúng Ung thư khoang miệng là căn bệnh thường gặp, gây ảnh hưởng đến nhai nuốt. Đây là bệnh phổ biển chiếm khoảng 30-40% các ung thư của vùng đầu cổ. Do giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng nhiều khi nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lành tính khác như nhiệt miệng. 1.Vài nét đại cương về ung thư...