8 dấu hiệu thai bám vào tử cung phụ nữ nên biết
Nhận biết được dấu hiệu thai bám vào tử cung giúp các chị em biết được liệu mình đã có thai hay chưa, từ đó có kế hoạch chăm sóc thai phù hợp nhất.
Thai bám vào tử cung (hay còn gọi là làm tổ) là quá trình trứng đã thụ tinh (phôi) dần dần di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để phát triển. Đây là quá trình hoàn toàn tự nhiên xảy ra một tuần sau khi rụng trứng và là giai đoạn đầu của thai kỳ.
Khoảng 1/3 phụ nữ bị chảy máu khi thai bám vào tử cung nhưng lại bị nhầm với kinh nguyệt, vì hiện tượng này xảy ra cùng lúc với chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu thai bám vào tử cung là vô cùng quan trọng để người mẹ kịp thời kiểm tra sức khỏe và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho quá trình mang thai.
Dấu hiệu thai bám vào tử cung
Mỗi lần mang thai, các dấu hiệu đều khác nhau, không lần nào giống lần nào và không ai giống nhau. Một số chị em không có bất kỳ dấu hiệu nào khi thai bám vào tử cung và ngược lại, có người lại nhận thấy những dấu hiệu này rất rõ.
Nhận biết rõ các dấu hiệu thai bám vào tử cung giúp chị em biết được liệu mình đã có thai hay chưa. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là các dấu hiệu thai bám vào tử cung có thể xảy ra:
1. Chảy máu (máu báo)
Đây là một trong những dấu hiệu chính khi thai đã làm tổ trong tử cung. Điều này xảy ra khi phôi dính vào thành tử cung. Máu báo có màu hồng nhạt, không đỏ và nhiều như kinh nguyệt, không kèm theo dịch nhầy, không vón cục. Chảy máu thường kéo dài từ vài giờ tới 2 ngày.
2. Co thắt bụng dưới
Co thắt nhẹ vùng bụng dưới là triệu chứng thứ 2 sau máu báo. Hiện tượng co thắt xuất hiện ở vùng lưng và bụng dưới trong vài ngày nên nếu tình trạng này xảy ra liên tục và kéo dài, bạn hãy tới gặp bác sĩ ngay.
3. Ngực thay đổi
Khi thai bám vào tử cung, ngực sẽ hơi đau và sưng lên. (Ảnh minh họa)
Ngay sau khi phôi thai bám vào tử cung, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu thay đổi. Ngực có hiện tượng đau, sưng do sự thay đổi mức hormone nữ sau khi thụ thai. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi này trong thời gian rụng trứng hoặc một tuần sau khi rụng trứng.
4. Tăng thân nhiệt
Trong thời gian rụng trứng, nhiệt độ cơ thể tăng lên do nồng độ hormone progesterone tăng lên. Điều này tiếp tục xảy ra khi thai bám vào tử cung.
Video đang HOT
5. Đi tiểu thường xuyên
Đây là một trong những dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung. Trong vòng một tuần sau khi thai làm tổ trong tử cung, bạn sẽ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn. Điều này là do vào thời điểm đó, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, gây áp lực lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều.
6. Thèm ăn hoặc chán ăn
Các hormone mà cơ thể sản xuất trong quá trình làm tổ có thể làm thay đổi sở thích ăn uống của bạn. Bạn có thể thèm ăn hoặc thích ăn những thực phẩm bạn vốn không thích hoặc không thích những món trước đây bạn rất thích.
7. Bốc hỏa
Khi thai làm tổ trong tử cung, một số chị em đôi lúc sẽ cảm thấy nóng hơn. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu này không phổ biến và thường chỉ kéo dài khoảng 15 phút tại thời điểm thai làm tổ trong tử cung. Nguyên nhân là do nồng độ hormone biến động khiến cơ thể bạn nóng bừng lên.
Sau khi phôi thai bám vào tử cung, nồng độ progesterone sẽ tăng lên khiến cổ tử cung sưng to hơn, làm tăng lưu lượng máu đến khu vực này. Bên cạnh đó, các tuyến cổ tử cung cũng mở rộng và hormone cũng kích thích sản xuất ra nhiều chất nhầy cổ tử cung hơn. Dịch này chứa một ít máu, có thể là màu hồng hoặc hơi nâu.
Làm sao để biết trứng bám vào tử cung thành công?
Các dấu hiệu báo thai bám vào tử cung trên có thể cho bạn biết bạn đã có thai nhưng để chắc chắn hơn, tốt nhất bạn nên thử thai bằng cách thực hiện xét nghiệm máu (beta hCG) hoặc nước tiểu.
Khi có máu báo, bạn hãy chờ khoảng 3 ngày rồi thử thai ngay tại nhà. Thử thai càng sớm thì kết quả càng chính xác vì lúc đó mức hCG đang tăng lên.
Một cách khác để xác định bạn có thai hay chưa chính là đi siêu âm. Sau 3-4 tuần phôi thai làm tổ trong tử cung, bạn có thể nhìn thấy bào thai trên máy siêu âm rồi.
Trong một số ít trường hợp, các chị em có thể gặp phải tình trạng thai bám vào tử cung bất thường dẫn đến xảy thai, chẳng hạn như thai ngoài tử cung, mang thai trứng, nhau thai có vấn đề. Nếu không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, mẹ bầu có thể bị xuất huyết nặng, khiến cơ hội mang thai trong tương lai giảm xuống.
Theo Giadinh.net
Tăng sản niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung là một lớp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung. Nội mạc tử cung có khả năng thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để đáp ứng với hormone.
Tăng sản niêm mạc tử cung là gì
Niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung là một lớp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung. Nội mạc tử cung có khả năng thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để đáp ứng với hormone. Ở đầu chu kỳ, hormone estrogen do buồng trứng tạo ra sẽ giúp lớp niêm mạc phát triển và dày lên để chuẩn bị tử cung cho thai kỳ. Tiếp theo, vào giữa chu kỳ, trứng được giải phóng khỏi từ buồng trứng (rụng trứng). Sau khi rụng trứng, lượng hormone khác gọi là progesterone bắt đầu phát triển. Progesterone chuẩn bị cho nội mạc tử cung nhận và nuôi dưỡng trứng thụ tinh. Nếu không có thai, estrogen và progesterone sẽ giảm dần. Khi progesterone bắt đầu giảm, nó sẽ tạo ra kinh nguyệt hoặc tróc lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc tróc hoàn toàn thì một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.
Ảnh minh họa.
Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung hay lớp niêm mạc tử cung trở nên quá dày vì tăng trưởng tế bào dư thừa. Mặc dù không phải là ung thư nhưng bệnh này có thể dẫn đến ung thư tử cung trong một số trường hợp.
Tổ chức Y tế thế giới chia tăng sản nội mạc tử cung thành 4 loại lớn:
Tăng sản điển hình (không có tế bào không điển hình nghĩa là không có tế bào có nhân dị dạng hay phân chia bất thường):
- Tăng sản đơn giản
- Tăng sản phức tạp (thay đổi cấu trúc)
Tăng sản không điển hình (có tế bào không điển hình)
- Tăng sản đơn giản không điển hình
- Tăng sản phức tạp không điển hình (với cấu trúc và tế bào học không điển hình)
Nguyên nhân tăng sản niêm mac tử cung
Tăng sản nội mạc tử cung thường xảy ra do estrogen quá mức nhưng thiếu progesterone. Nếu rụng trứng không xảy ra, progesterone không được tạo ra và lớp niêm mạc không bị tróc ra. Nội mạc tử cung có thể tiếp tục tăng lên khi đáp ứng với estrogen. Các tế bào tạo lớp niêm mạc có thể tích tụ với nhau và có thể trở nên bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển thành ung thư.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc tăng sản nội mạc tử cung
- Phụ nữ suy giảm hormone progesterone, gần mãn kinh (khi rụng trứng thất thường) hoặc phụ nữ sau mãn kinh (khi rụng trứng đã dừng lại),
- Sử dụng liệu pháp thay thế estrogen không bổ sung progestins và thuốc điều trị ung thư vú tamoxifen cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng này.
- Dậy thì sớm;
- Tiền sử cá nhân mắc một số bệnh như tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh túi mật hoặc bệnh tuyến giáp;
- Béo phì;
- Hút thuốc lá;
- Gia đình có tiền sử ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng hoặc tử cung.
Biểu hiện của tăng sản niêm mạc tử cung
Các triệu chứng phổ biến của tăng sản nội mạc tử cung bao gồm:
- Chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn hoặc kéo dài hơn bình thường; thường xuất hiện các cục máu đông lớn khi ra kinh
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo);
- Chảy máu nào sau mãn kinh.
- Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau nhẹ ở vùng bụng dưới, kể cả trong thời gian kinh nguyệt.
- Vô sinh là người đồng hành thường xuyên nhất của tăng sản nội mạc tử cung, và đôi khi nó có thể là triệu chứng duy nhất của nó.
- Với xuất huyết tử cung kéo dài bệnh nhân có thể bị thiếu máu. Biểu hiện là có làn da của da, suy nhược chung, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi...
Điều trị tăng sản niêm mạc tử cung
Để điều trị bệnh tăng sản nội mạc tử cung cần phải xác định rõ bệnh lý này thuộc loại nào, cũng như nguyên nhân thì mới có thể đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Đối với việc tăng sản điển hình (loại 1 và loại 2) không có các tế bào nhân dị dạng- tế bào không điển hình thì nguy cơ tiến triển thành ung thư chỉ 1-3% nên hướng điều trị sẽ là điều trị nội khoa bằng progestins, có thể dùng dưới dạng uống, tiêm .... Siêu âm sẽ là biện pháp theo dõi dựa theo đo bề dày nội mạc tử cung. Tùy theo cải thiện lâm sàng (biểu hiện bởi tình trạng rong huyết), có thể cần can thiệp soi buồng tử cung hay nạo kiểm tra sau 3 tháng.
Riêng đối với người tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có tăng sản phức tạp, điển hình thì có thể cân nhắc chỉ định cắt tử cung. Với dạng tăng sản không điển hình (loại 3 và loại 4) có nguy cơ chuyển thành ung thư 8-30% cho nên khuynh hướng điều trị cũng sẽ là cắt tử cung. Nhưng nếu người phụ nữ còn trẻ, hay chưa đủ con thì sẽ cố gắng điều trị bằng thuốc, nếu tình trạng không cải thiện mới cắt tử cung.
Kết luận
Tăng sản nội mạc tử cung là bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ cũng như khả năng sinh sản của họ. Do đó phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên,nếu chu kỳ kinh nguyệt có sự rối loạn cần thăm khám sản phụ khoa sớm để có hướng xử lý tích cực, tránh mức độ bệnh nặng mới điều trị sẽ khó khăn và phải điều trị lâu dài hơn.
Theo CSTY
Sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt Các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, hiện tượng đó được gọi là kinh nguyệt. Mỗi tháng các bạn nữ sẽ có kinh một lần do sự bong của niêm mạc tử cung gây ra tình trạng ra máu và máu đó người ta gọi là máu kinh nguyệt. Cùng với chu kỳ...