8 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu protein và cần bổ sung ngay tức thì
Khi thiếu protein, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu dễ nhận thấy, nếu phát hiện những tín hiệu này, bạn hãy bổ sung thêm protein cho cơ thể để tăng cường sức khỏe.
Protein (chất đạm) là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho quá trình tăng trưởng và phục hồi cơ. Nếu cơ thể bị thiếu hụt protein, chắc chắn các hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.
Tổ chức Lương-Nông của Liên Hiệp Quốc – FAO cho biết, trên giới có khoảng 1 tỉ người thiếu hụt protein.
Tình trạng này đặc biệt xảy ra ở các nước Trung Phi và Nam Á, trong đó có 30% số trẻ em thiếu protein trầm trọng.
Vậy nên, việc phát hiện kịp thời những dấu hiệu của tình trạng thiếu protein sẽ giúp bạn có phương án điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và nâng cao sức khỏe của bản thân.
Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu thiếu protein đó là gì nhé.
1. Liên tục thèm ăn
Nếu bạn luôn cảm thấy đói và có biểu hiện thèm ăn liên tục thì đó có thể là do chế độ ăn của bạn quá ít protein, nhưng lại nhiều carb và đường.
Vấn đề nằm ở chỗ bạn ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng calo cao, trong khi đó lượng chất đạm nạp vào cơ thể lại thấp so với lượng calorie đó nên cơ thể phát ra tín hiệu “hối thúc” bạn ăn thêm để bổ sung protein cho cân bằng.
2. Mất cơ, đau mỏi khớp
Cơ bắp được xem như là những hồ chứa năng lượng và nhiên liệu cho cơ thể. Nếu cơ thể không nạp đủ protein để duy trì hoạt động hàng ngày thì cơ thể bị buộc phải phá vỡ cơ bắp để tạo ra năng lượng và nhiên liệu thay thế.
Đó chính là lí do vì sao bạn thấy các khối cơ bắp trên cơ thể dần biến mất. Với những người cao tuổi thì thiếu protein còn khiến đau mỏi các khớp.
Vậy nên, nếu phát hiện điều này, bạn hãy nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn uống để bổ sung protein ngay.
3. Vấn đề về da và móng
Video đang HOT
Thêm 1 dấu hiệu nữa đó là móng của bạn trở nên yếu, giòn, dễ gãy hơn. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy các dải trắng và đốm nâu trên móng tay.
Thiếu protein cũng có thể ảnh hưởng đến làn da, vì protein có vai trò giúp tái tạo tế bào, tạo ra các tế bào mới và thay thế các tế bào da đã chết. Nếu thiếu hụt protein, làn da của bạn trở nên khô, thô ráp và nứt nẻ.
4. Rụng tóc
Protein là dưỡng chất thiết yếu để xây dựng tất cả các tế bào bên trong cơ thể, từ các cơ quan, các mô cho đến các nang lông bao gồm cả nang tóc.
Nếu bạn nhận thấy tóc càng ngày càng mỏng đi, hay lượng gãy rụng quá nhiều mỗi ngày, thì có nhiều khả năng cơ thể không đủ protein để cung cấp chất dinh dưỡng cho da đầu và nang tóc phát triển ổn định.
Đó cũng là cơ chế khi cơ thể ngừng cung cấp protein cho những nơi không cần thiết như là tóc để bảo toàn số protein ít ỏi còn lại cho các mục đích khác quan trọng hơn.
5. Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sự thiếu hụt protein và nếu không được điều trị, có thể gây ra các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan và suy gan.
Đây là tình trạng phổ biến ở những người uống nhiều rượu bia, người béo phì, và thậm chí cả trẻ nhỏ.
6. Nguy cơ bị gãy xương tăng cao
Giống như cơ, lượng protein thấp có thể ảnh hưởng đến xương. Khi xương không có đủ protein sẽ làm cho xương bị yếu dần đi, làm tăng nguy cơ gãy xương.
Tiến sĩ Josh Axe, một bác sĩ chuyên khoa y học tự nhiên và dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng tại Mỹ lý giải, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do protein là chất cần thiết để hấp thụ canxi và giúp chuyển hóa vào xương, nếu thiếu protein, cơ thể không hấp thụ được canxi, xương giòn dễ gãy là điều tất yếu.
7. Trằn trọc, mất ngủ
Nếu bạn bỗng dưng thấy trằn trọc và khó ngủ hoặc bị mất ngủ thì đó có thể liên quan đến sự thiếu hụt protein.
Protein từ thức ăn đưa vào cơ thể sẽ giúp xây dựng một loại axit amin kích thích cơn buồn ngủ.
Điều đó có nghĩa là chúng ta phải bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm gần khung giờ đi ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn.
8. Kém tập trung, minh mẫn
Protein giúp hỗ trợ chức năng của não bộ. Nếu bạn cảm thấy thiếu tập trung, trí nhớ kém hoặc gặp khó khăn trong việc học hoặc ghi nhớ bất cứ điều gì mới thì đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu protein.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng protein tối thiểu hàng ngày cần thiết đối với nam giới là 56g và 46g đối với nữ giới, với trẻ em, lượng protein cần thiết dao động từ 19g đến 34g tùy thuộc vào độ tuổi.
Hàm lượng này cũng thay đổi tùy vào điều kiện thể trạng của mỗi người khác nhau như phụ nữa có thai hoặc bị bệnh thì sẽ cần khác so với người bình thường, khỏe mạnh.
Những người thường xuyên tập luyện thì cần nhiều chất đạm hơn so với người không tập…
Sau khi đọc xong những dấu hiệu này, bạn hãy nhanh chóng bổ sung nhiều hơn nữa các thực phẩm giàu protein cho cơ thể vào khẩu phần ăn mỗi ngày như trứng, thịt gà, cá, thịt bò, yến mạch, sữa, hạnh nhân, bông cải xanh… để cải thiện sức khỏe.
Theo phunugiadinh/Brightside
Thiếu ngủ sẽ khiến bạn thèm ăn hơn vào ngày hôm sau
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ đủ giấc có ảnh hưởng tới lượng calo cơ thể tiêu thụ.
Bạn có thấy rằng càng ngủ ít thì ngày hôm sau bạn càng cảm thấy đói không? Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng có lẽ bạn không biết rằng lượng calo bạn hấp thụ nhiều đến thế nào khi "bù đắp" cho giấc ngủ của mình.
Không ngủ đủ sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn vào ngày hôm sau (Ảnh: Health Magazine).
Trong một nghiên cứu được đăng trên European Journal of Clinical Nutrition, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ về lượng calo dư thừa được tiêu thụ khi cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.
Trong những năm gần đây, sự quan trọng việc ngủ đủ giấc cũng được nhiều người biết đến hơn, nhất là khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và các bài tập thể dục.
Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy thiếu ngủ chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì và tiểu đường tuýp 2; nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu lại tập trung vào việc thiếu ngủ có ảnh hưởng thế nào tới quá trình tiêu thụ calo của cơ thể.
Họ tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu trước đó về "mất ngủ một phần" (partial sleep deprivation) và lượng calo được tiêu thụ.
Mất ngủ một phần nghĩa là bạn không thể ngủ "tròn giấc" cả đêm, giấc ngủ thường chỉ kéo dài khoảng 3-4 tiếng.
Mất ngủ một phần ảnh hưởng chất lượng cũng như "số lượng" giấc ngủ.
Các nghiên cứu được thực hiện trên 172 người độ tuổi từ 18 đến 50 có cân nặng trung bình, thừa cân hoặc béo phì, được chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất được ngủ đủ giấc - khoảng 7 đến 12 tiếng một đêm. Nhóm thứ hai chỉ ngủ khoảng 3 tiếng rưỡi đến 5 tiếng rưỡi một đêm.
Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, những người trong tình trạng mất ngủ một phần sẽ tiêu thụ hơn 385 calo mỗi ngày, tương đương khoảng 5 lát bánh mì.
385 calo là lượng calo cao gấp 5 lần một người phụ nữ 30 tuổi khỏe mạnh cần mỗi ngày.
Khi thiếu ngủ, mọi người thường ăn nhiều chất béo và ít protein hơn, trong khi lượng tiêu thụ carbonhydrat không có gì thay đổi.
Sharon Zarabi, Giám đốc chương trình Bariatric tại Bệnh viện Lenox Hill, New York (Mỹ) chia sẻ với Health, nguyên nhân của việc ăn uống không kiểm soát là do trạng thái căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi.
Điều đáng buồn là các nhà nghiên cứu đã thấy rằng việc thức khuya không hẳn sẽ tiêu thụ calo mà ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài chính là nguyên nhân gây tăng cân.
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi cần thực hiện thêm các nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu giấc ngủ có phải là nguyên nhân gây béo phì và các bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất như là tiểu đường hay không, nhất là ở thời điểm hiện tại, khi mà hầu hết mọi người đều có xu hướng ngủ ít đi".
An Nhiên
Theo giaoduc.net.vn
8 dấu hiệu cảnh báo bạn đã ăn quá ít so với nhu cầu của cơ thể Sợ tăng cân khiến bạn không dám ăn nhiều nhưng đôi khi, ăn quá ít so với nhu cầu thực của cơ thể sẽ khiến bạn gặp nhiều phiền toái. 1. Luôn cảm thấy mệt mỏi Khi không được nạp đủ năng lượng, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi không nạp đủ năng lượng cần thiết để vận hành,...