8 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang sống trong quá khứ và cần thay đổi
Bạn có thể đang sống trong quá khứ mà thậm chí không hề hay biết. Đôi khi chúng ta thấy mình bị ngắt kết nối với thời điểm hiện tại
1. Bạn hoài niệm
Nỗi nhớ là một trong những cảm xúc phổ biến và quen thuộc với tất cả mọi người. Tâm trạng, mùi hương hoặc ký ức cụ thể nào đó có thể là điều gợi lên trạng thái cảm xúc này.
Nhưng nếu bạn trải qua nỗi nhớ quá thường xuyên thì sao? Đó là khi một khoảnh khắc thoáng qua của nỗi buồn đẹp đẽ biến thành sự thôi thúc dai dẳng, khiến bạn hồi tưởng những sự kiện trong quá khứ mãi không thôi.
Bạn có thể thấy mình đắm chìm trong ký ức và ở đó cho đến khi có điều gì đó hoặc ai đó “đánh thức” bạn. Bạn nhớ lại từng chi tiết, hồi tưởng cảm giác hạnh phúc khi đó như nào. Nỗi nhớ có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng cũng khiến bạn xa rời khoảnh khắc hiện tại.
2. Những tổn thương hoặc xung đột chưa được giải quyết trong quá khứ ám ảnh bạn
Những tổn thương thời thơ ấu hoặc những xung đột nghiêm trọng là điều không dễ để buông bỏ. Khi bị tổn thương, chúng ta thường chọn cách kìm nén cảm xúc thay vì giải quyết chúng. Thời gian trôi đi, những tổn thương chưa được giải quyết đó tích tụ trong tâm trí chúng ta, ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách chính bạn cũng không ngờ. Bạn có thể nghĩ rằng mình đã vượt qua từ lâu nhưng thực tế phản ứng cảm xúc của bạn đối với tình huống trong quá khứ lại nói điều ngược lại.
3. Bạn cảm thấy khó buông tay
Đó có thể là ký ức, một con người hoặc đồ vật cụ thể, bạn phải đấu tranh với việc buông bỏ. Bạn gặp khó khăn trong việc vượt qua sự chia ly hoặc quen với việc không thể ở gần một người bạn rất thân. Điều này cũng có thể xuất hiện trong những tình huống nhỏ nhặt nhất như bạn từ chối vứt bỏ đồ chơi nào đó từ thời thơ ấu của mình. Dường như bạn đang cố gắng nhớ lại quá khứ, dùng những món đồ từ thời thơ ấu của mình để níu kéo những ngày vui đã qua.
4. Bạn chống lại sự thay đổi
Video đang HOT
Những người sống trong quá khứ khó chấp nhận và đón nhận sự thay đổi. Họ giữ những thói quen bấy lâu của mình, những nơi họ vẫn đến và những người họ đã biết từ lâu. Họ không muốn trưởng thành và rời khỏi vùng an toàn của mình. Những người như vậy chỉ muốn mọi thứ vẫn như cũ.
Thận trọng khi tiếp cận những điều mới trong cuộc sống là điều hoàn toàn tốt nhưng sự phản kháng quá mức đối với sự thay đổi có thể khiến bạn mắc kẹt trong lối mòn. Tâm lý này cũng có thể khiến bạn phải chịu đựng những tình huống và con người độc hại vì bạn quá sợ hãi để thoát ra khỏi nơi đó.
5. Bạn nghĩ rằng mình từng có cuộc sống tốt hơn
Sống trong quá khứ thường có nghĩa là bạn tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của cuộc sống hiện tại so với trước đây. Bạn suy ngẫm về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ của mình và cho rằng mọi thứ lúc đó thực sự hạnh phúc và dễ dàng hơn.
Ở những người lớn tuổi, những câu nói như “Vào thời của tôi, mọi thứ rất khác” hoặc “Vào thời của tôi, mọi người sống với nhau chân thành hơn”… là điều hoàn toàn có thể hiểu được, vấn đề là nhiều người mang theo suy nghĩ đó suốt đời. Sự thật là suy nghĩ “cuộc sống từng tốt đẹp hơn” bắt nguồn từ việc không biết ơn những gì mình có và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại.
6. Hồi tưởng lại và ôm cảm giác tội lỗi
Sống trong quá khứ không chỉ khi bạn hướng sự tập trung vào những điều tốt đẹp đã qua. Đôi khi, thói quen tinh thần này khiến bạn nhớ lại những ký ức đau buồn, đổ lỗi cho bản thân về những điều đã xảy ra từ lâu.
Bạn có phải là người hay nghĩ về các tình huống trong quá khứ và phân tích tỉ mỉ không? Bạn muốn hiểu rõ hơn tại sao mọi thứ lại diễn ra theo cách như vậy, suy ngẫm về những lời đáng lẽ mình nên nói hay những quyết định mình nên đưa ra. Sau những suy nghĩ đó, cảm giác tội lỗi ngập tràn trong đầu bạn. Đó cũng là lý do tại sao bạn liên tục hồi tưởng lại tình huống trong quá khứ. Bạn nghĩ rằng đó là lỗi của mình và lẽ ra bạn nên tiếp cận nó theo cách khác.
7. Bạn có xu hướng giữ mối hận thù
Bạn đắm chìm trong những lỗi lầm trong quá khứ và cảm thấy cay đắng vì những điều ai đó đã làm với bạn nhiều năm trước. Bạn cảm thấy bực bội khi họ cố gắng giải thích hành vi của mình hoặc thuyết phục bạn tha thứ cho họ.
Tha thứ là điều không dễ để thực hiện nhưng việc giữ những mối hận thù chỉ khiến bạn trở nên tiêu cực hơn, kéo tụt bạn về phía sau và không thể tiến lên trong cuộc sống.
8. So sánh với quá khứ
Nếu bạn là người níu giữ quá khứ, bạn sẽ rất dễ có sự so sánh mọi thứ bạn có ngày hôm nay với những thứ bạn từng có. Có thể là cơ thể bạn hôm nay so với năm trước đó hoặc những người không còn là một phần cuộc sống của bạn hoặc công việc bạn có, thành phố bạn sống, chiếc xe bạn sở hữu… bất cứ thứ gì. Dù đó là gì đi nữa, sự so sánh luôn ủng hộ quá khứ của bạn và đặt tình hình hiện tại của bạn dưới lăng kính tiêu cực.
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên ở mình, có lẽ bạn đã nhận ra sự ám ảnh bởi quá khứ đang ngăn cản bạn tiến lên trong cuộc sống. Đã đến lúc đón nhận sự thay đổi và buông bỏ những thứ đang kìm hãm bạn.
Phụ nữ tuổi 30 còn giữ lại 3 thứ này trong tay, cuộc đời phía trước sẽ đầy nước mắt!
Những năm tuổi 20 nông nổi có lẽ phụ nữ còn được quyền cho phép mình sai nhưng tầm tuổi 30 là một ngưỡng đánh dấu cho sự chín chắn và trưởng thành.
Không ai chưa từng phạm sai lầm, điều quan trọng là chúng ta biết sửa chữa, thay đổi để hoàn thiện bản thân. Thế nhưng khi còn trẻ còn đủ thời gian để sửa sai, nếu sai lầm cứ nối tiếp nhau ở lứa tuổi đã chẳng trẻ trung thì còn đâu thời gian cho chúng ta sửa chữa và vươn lên?
Những năm tuổi 20 nông nổi có lẽ phụ nữ được quyền cho phép mình sai nhưng tầm tuổi 30 là một ngưỡng đánh dấu cho sự chín chắn và trưởng thành. Đến độ tuổi khoảng 28 - 30 mà phụ nữ vẫn còn giữ 3 thứ sai lầm dưới đây trong tay, không nói chắc được là cả cuộc đời nhưng hẳn cuộc sống nối tiếp sẽ là nhiều nước mắt!
1. Một gã đàn ông tệ bạc
Phụ nữ luôn có một trái tim ngây thơ và cuồng nhiệt khi yêu nhưng đó là khi chúng ta còn quá trẻ. Thời gian qua đi, bạn cần đặt vào tình yêu của mình sự tỉnh táo, lý trí. Và chắc chắn người phụ nữ khôn ngoan sẽ chẳng bao giờ giữ bên cạnh mình một gã đàn ông tồi mãi không chịu buông bỏ.
Tình cờ gặp phải một gã đàn ông tệ thì đó không phải là lỗi sai của bạn. Song khi đã nhìn rõ bộ mặt thật của đối phương, đã phải chịu tổn thương mà vẫn cố chấp không chia tay thì lỗi đó hoàn toàn thuộc về bạn. Tuổi 30 rồi mà bạn còn yêu mù quáng bất chấp thì sẽ còn phải nhiều lần đau khổ.
Trưởng thành rồi, phụ nữ hãy gạt bỏ những mối quan hệ mang lại cho bạn tổn thương, tìm kiếm một người đàn ông tốt tương xứng với mình. Có như vậy đường tình duyên của bạn mới yên bình, ấm áp, hôn nhân mới đảm bảo bền lâu.
2. Sự vô trách nhiệm với bản thân
Tự mình không yêu mình, có trách nhiệm với bản thân thì ai có thể yêu thương và che chở cho bạn? Người phụ nữ có trách nhiệm với chính mình luôn biết chăm sóc ngoại hình, sức khỏe, rèn luyện phẩm chất, tâm tính và nỗ lực độc lập về kinh tế.
Quan tâm đến mình trước khi quan tâm đến người khác, có như vậy chúng ta mới không trở thành gánh nặng cho những người xung quanh, mới có năng lực mang lại hạnh phúc cho người mình yêu thương. Thêm nữa, một người phụ nữ độc lập, tự chủ, sống khỏe mạnh và yêu đời, ai có thể không quý trọng, nể phục cô ấy?
Bỏ bê bản thân, sắc đẹp và sức khỏe phụ nữ sẽ xuống cấp trầm trọng. Thờ ơ với công việc khiến cho cuộc sống của phụ nữ rơi vào bế tắc khi chẳng còn nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống và tích lũy cho tương lai. Người phụ nữ như vậy, chính bản thân họ soi gương còn không thể chấp nhận nổi chính mình, ai có thể ở cạnh và đối xử tốt với họ? Nếu không kịp thời chấn chỉnh, thay đổi thì mọi thứ trước mắt sẽ chỉ là tăm tối mà thôi.
Tự mình không yêu mình, có trách nhiệm với bản thân thì ai có thể yêu thương và che chở cho bạn? (Ảnh minh họa)
3. Thiếu quan tâm cha mẹ
Khoảng thời gian tốt nghiệp ra trường tuổi 20, ai cũng mải mê khám phá cuộc sống hoặc quá bận rộn với công việc. Lúc ấy chúng ta không tránh khỏi sự xao nhãng, thiếu chăm sóc đấng sinh thành.
Nhưng cha mẹ thì dần già đi, lại càng không bao giờ ở cạnh con cái mãi. Bởi thế chúng ta phải càng quan tâm đến cha mẹ càng sớm càng tốt, nếu không sẽ phải hối hận. Khi đã có thời gian và điều kiện kinh tế hơn, muốn báo hiếu cha mẹ thì họ có khi đã không còn trên đời này nữa.
Tuổi 30 phụ nữ hãy cư xử chín chắn hơn, biết quan tâm tới cha mẹ, đừng vì bạn bè, người yêu hay một lý nào khác để biện minh cho sự vô tâm của mình.
Rước dâu về mẹ chồng "phải thay tên đổi họ", sẵn sàng đuổi con trai ra ngoài vì con dâu Mẹ chồng khẳng định rất yêu thương con dâu, không bao giờ chấp nhặt với con dâu nhưng cô rất muốn con dâu thay đổi. Chị Trần Thị Minh Trang (34 tuổi) vốn mồ côi mẹ từ nhỏ nên rất thiếu thốn tình cảm. Đã vậy khi lấy chồng, chị còn chuyển từ Hà Nội vào TP HCM sinh sống, "lạ nước lạ...