8 cơ quan cùng kiểm soát tài sản, thu nhập, hạn kê khai lần đầu là 31-3
Viêc kê khai lân đâu năm nay co đối tượng kê khai rộng, bao gồm tất cả cán bộ công chức, sĩ quan công an, sĩ quan quân đội; đối với viên chức thì cấp phó phòng trở lên và những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
“Nghị định này có điểm mới rất quan trọng là hình thành các đầu mối kiểm soát tài sản, thu nhập. Trước kia, chúng ta không xác định các đầu mối này mà chỉ quy định người nào ở đâu thì sẽ nộp bản kê khai ở cơ quan quản lý người đó.
Ông Đinh Văn Minh
Ông Đinh Văn Minh, vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ), cho biết như trên khi trao đổi với Tuổi Trẻ . Theo ông Minh, các cán bộ, công chức… phải hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu theo Luật phòng chống tham nhũng 2018 và nghị định 130 trước ngày 31-3 năm nay.
Ông Đinh Văn Minh
Hình thành 8 cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
* Nghị định mới ra đời có những quy định nào mới đáng chú ý so với các quy định trước đây, thưa ông?
- Có thể nói cả Luật phong chông tham nhung 2018 và nghị định 130 có rất nhiều điểm mới để bảo đảm cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập thực chất hơn. Viêc kê khai lân đâu, ma han hoan thanh 31-3 năm nay, co đối tượng kê khai rộng, bao gồm tất cả cán bộ công chức, sĩ quan công an, sĩ quan quân đội; đối với viên chức thì cấp phó phòng trở lên và những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Ngoài ra, nghị định này có điểm mới rất quan trọng là hình thành các đầu mối kiểm soát tài sản, thu nhập. Trước kia, chúng ta không xác định các đầu mối này mà chỉ quy định người nào ở đâu thì sẽ nộp bản kê khai ở cơ quan quản lý người đó.
Liên quan đến quá trình thẩm tra xác minh thì trước đây khi đi xác minh mới hình thành các tổ thẩm tra, đến lúc đó mới xác định ai là người đi xác minh. Bây giờ lại khác, sẽ có một cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và chính cơ quan này sẽ tiến hành thẩm tra xác minh, từ đó hình thành một cơ chế có tính chất chuyên nghiệp hơn.
* Như vậy có nghĩa là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ được trao nhiều quyền hơn?
Video đang HOT
- Theo quy định của luật thì có 8 đầu mối là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Tùy vào đầu mối, kèm theo đó là các đối tượng kê khai.
Ngoài thanh tra, một số cơ quan khác cũng có trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập, trong đó Thanh tra Chinh phu sẽ kiểm soát tài sản của tất cả những người gồm giám đốc sở trở lên, thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản của những người ở địa phương dưới giám đốc sở, hệ thống tòa án thì kiểm soát tài sản của những người trong tòa án, bên Đảng sẽ kiểm soát tài sản hệ thống các cơ quan của Đảng…
Các cơ quan này có những quyền hạn để bảo đảm thực hiện được việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Khi nhận bản kê khai, cơ quan này có quyền đánh giá các mức độ khác nhau về tính trung thực. Ví dụ, khi nhận một bản kê khai tài sản mà đọc thấy “tiền hậu bất nhất” hoặc nghe thông tin phản ánh khác thì cơ quan này có quyền yêu cầu đối tượng kê khai cung cấp thông tin.
Bên cạnh đó, cơ quan này có quyền yêu cầu các cơ quan khác thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi thấy một cá nhân, tổ chức có dấu hiệu tẩu tán tài sản; có thể yêu cầu phong tỏa, không được chuyển nhượng, rút tiền. Cơ quan này cũng có quyền thẩm định giá tài sản nếu nghi ngờ việc kê khai không đúng và định giá tài sản không kê khai.
Tất cả các quyền trên của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập đều rất quan trọng, nhằm đánh giá tính trung thực của các bản kê khai, đặc biệt là ngăn chặn việc tẩu tán tài sản. Thực tế các vụ án tham nhũng, thời gian từ điều tra đến khi có bản án rất lâu nên nếu không có biện pháp ngăn chặn thì tài sản sẽ bị tẩu tán và không thể thu hồi.
Một cán bộ công chức thực hiện việc kê khai tài sản lần đầu theo quy định – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bốc thăm để xác minh ngẫu nhiên
* Để tránh việc kê khai hình thức, trốn tránh, không trung thực, thậm chí cả tẩu tán tài sản, nghị định 130 có đưa ra những biện pháp xử lý tăng nặng so với trước đây không, thưa ông? Việc xác minh được thực hiện như thế nào để kê khai tránh hình thức?
- Các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ có quyền tự mình đi xác minh tài sản, chứ không như trước kia phải theo yêu cầu, theo đề nghị, thủ tục rườm rà. Trong đó có hình thức xác minh ngẫu nhiên. Tức là ngoài việc xác minh khi có dấu hiệu không trung thực, có tố cáo, có yêu cầu cơ quan cấp trên… thì có một hình thức nữa là ngẫu nhiên.
Điều này nhắc nhở những người kê khai tài sản là họ có thể bị xác minh bất kỳ lúc nào và đặt họ vào trong trạng thái luôn luôn nghĩ đến việc sẽ bị xác minh tài sản. Nếu họ giấu giếm sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn về mặt pháp lý.
Nói là ngẫu nhiên nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc có trọng tâm trọng điểm, phải có định hướng. Hằng năm, Thanh tra Chinh phu sẽ có định hướng cho việc xây dựng kế hoạch xác minh và các bộ ngành, địa phương trên có cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện.
Hiện nay, chúng ta quyết tâm rất lớn là hằng năm chọn 20% số cơ quan thuộc diện mình kiểm soát. Trong từng cơ quan thì đặt ra mục tiêu xác minh được 10% số cán bộ, công chức thuộc diện kê khai hằng năm. Và trong số 10% được xác minh thì sẽ có một người đứng đầu hoặc cấp phó của cơ quan đó rồi bốc thăm để tìm ra người ngẫu nhiên vào diện xác minh.
* Thực tế hiện nay nhiều cán bộ có chức vụ rất giàu mà không phải ai cũng giàu từ tiền “sạch”. Đã có không ít trường hợp tẩu tán tài sản bằng cách đứng tên người thân, nhà cửa xe cộ “núp bóng” dưới tên người nhà. Trường hợp quan chức cố tình tẩu tán tài sản, thậm chí chuyển tài sản ra nước ngoài, thì thực hiện việc kiểm soát thế nào?
- Phải thấy rằng việc kê khai tài sản là rất quan trọng, cần thiết. Trước hết là trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bởi vì chính ở những cơ quan, tổ chức này họ tổ chức việc kê khai tài sản và bản thân những người đứng đầu này phải có nghĩa vụ phổ biến đến những người được yêu cầu kê khai tài sản. Phải hướng dẫn cho những người cần kê khai tài sản hiểu được ý nghĩa và trách nghiệm phải kê khai trung thực.
Các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải thấy được quyền hạn, nghĩa vụ của mình, phải nắm chắc các quyền của mình để thực hiện đầy đủ trách nhiệm, đánh giá được tính trung thực và có các biện pháp ngăn chặn ngay việc tẩu tán tài sản. Bên cạnh đó, những người trong các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải nắm chắc những điểm mới trong nghị định để khi tiến hành xác minh phải làm đúng theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký tài sản hiện nay có tình trạng người nọ đứng tên người kia, việc này khi đăng ký tài sản cần biết nguồn gốc tiền từ đâu, nhận của ai, hay tiền tích lũy nhiều năm cần rõ ràng thì mới kiểm soát được.
Trước kia, luật quy định tài sản tham nhũng là tài sản của người tham nhũng, có nghĩa là khi mang tên người khác thì không thể đụng vào. Còn bây giờ, quan niệm tài sản tham nhũng là tài sản có nguồn gốc của tham nhũng nên có đủ cơ sở để xử lý kể cả tài sản đã mang tên người khác. Cần phải sắp xếp lại cơ chế quản lý nguồn gốc các khoản thu nhập, quản lý tài sản, thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý vi phạm… để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.
Khởi động đợt kê khai tài sản, thu nhập quy mô lớn
Nghị định 130/2020 có hiệu lực từ 20-12, đã khởi động một đợt kê khai tài sản, với số người phải kê khai lớn nhất từ trước đến nay.
Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) 2018 đặt mục tiêu cao hơn Luật PCTN 2005, theo hướng việc kê khai tài sản thu nhập không chỉ nhằm "minh bạch tài sản, thu nhập" mà phải hướng tới "kiểm soát tài sản, thu nhập" của người có chức vụ, quyền hạn.
Với mục tiêu ấy, trong lần kê khai tàn sản, thu nhập đầu tiên theo luật này, diện phải kê khai là rất rộng, phủ khắp:
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan công an, quân đội, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ phó phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, cùng người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngoài điểm chung là người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND thì kê khai theo luật về bầu cử thì diện phải kê khai này rộng hơn rất nhiều so với Luật cũ, chỉ buộc kê khai tài sản với:
1. Cán bộ từ phó trưởng phòng cấp huyện trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức đơn vị công lập;
2. Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Theo Luật PCTN 2018, lẽ ra việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu theo luật mới phải hoàn tất cuối năm 2019. Tuy nhiên, do gặp nhiều lúng túng trong quá trình xây dựng Nghị định 130 nên công tác quan trọng này bây giờ mới được triển khai, với thời hạn hoàn thành trước 31-12 tới.
Việc người có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm kê khai tài sản theo Nghị định 130 không còn vướng mắc gì. Tuy nhiên, việc quản lý bản kê khai tài sản như thế nào thì đang phải đợi Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo Điều 30 Luật PCTN.
Điều luật này phân định thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập cho tám đầu mối:
1. Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên, công tác ở ở địa phương và trung ương, bao gồm đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
2. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, ngoại trừ trường hợp (1).
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của mình, ngoại trừ (1).
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thông qua cơ quan tham mưu về công tác đại biểu, kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của mình.
5. Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc quyền quản lý của mình, ngoại trừ (4).
6. Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước.
7. TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại đơn vị mình.
8. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó.
Mặc dù đã phân luồng như vậy, nhưng như PLO đã đưa tin, vẫn còn những trường hợp một người nắm nhiều chức vụ, thuộc quyền quản lý của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác nhau, cần phải làm rõ thông qua Quy chế phối hợp.
Tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết việc xây dựng Quy chế phối hợp cần nhiều thời gian, nên Thanh tra Chính phủ đang tham mưu Thủ tướng ban hành một văn bản hướng dẫn tạm thời để quản lý cả triệu bản kê khai tài sản, thu nhập trong đợt kê khai đầu tiên, diện rộng nhất từ trước đến nay này.
Hiệp thương giới thiệu 160 đại biểu ứng cử HĐND TP.HCM TP.HCM thống nhất sẽ giới thiệu 45 đại biểu ứng cử Đại biểu Quốc hội, 160 đại biểu ứng cử đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026. Sáng 9-2, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử Đại...