8 chiêu tránh vi khuẩn tấn công
Làm thế nào để tránh xa vi khuẩn nấm? Dưới đây là 8 bí quyết cho các chị em.
75% phụ nữ trên thế giới dễ bị nhiễm vi khuẩn nấm. Bệnh này dễ tái phát với tần suất có thể lên tới 4 lần/năm. Phụ nữ mang thai, bị bệnh tiểu đường là những nhóm có nguy cơ nhiễm nấm cao. Phụ nữ mang thai bị vi khuẩn nấm tấn công có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Chị em hãy học cách tự tránh xa loại vi khuẩn gây bệnh này.
1. Bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh
Mọi người đều biết, kháng sinh có thể ức chế nhóm lợi khuẩn, lúc này hại khuẩn có thể thừa cơ sinh sôi phát triển. Do đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh, chị em phải hết sức thận trọng, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
2. Giặt riêng đồ lót
Hại khuẩn có thể sinh sôi trên bề mặt của da, đường tiêu hóa, móng tay… Nếu người nhà hoặc bản thân mắc các bệnh như nấm chân, nấm móng thì sẽ rất dễ bị lây nhiễm, thậm chí lây cả vào đường sinh dục nếu giặt chung quần áo (bao gồm cả đồ lót). Do đó, đồ lót nhất định phải giặt riêng.
3. Tránh sạch sẽ quá mức
Thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính axit, khử trùng mạnh dễ tạo ra môi trường axit ẩm ướt. Môi trường này rất thích hợp cho hại khuẩn sinh sôi phát triển. Vì vậy, khi dùng những sản phẩm chăm sóc phụ khoa, chị em nên đọc kỹ hướng và không nên lạm dụng quá mức.
Video đang HOT
Chị em cần biết chăm sóc sức khỏe tốt để tránh nhiễm vi khuẩn nấm. (Ảnh minh họa)
4. Coi trọng việc chăm sóc “vùng kín” khi mang thai
Hàm lượng hormone, nồng độ glycogen và axit trong thời kỳ mang thai đều tăng cao, do vậy, bà bầu dễ bị nấm tấn công. Đối với các bà bầu, không nên dùng thuốc, mà nên lựa chọn phương án phòng ngừa là vệ sinh sạch sẽ và điều trị bổ trợ.
5. Tránh thai thông minh
Tiết tố nữ trong thuốc tránh thai có tác dụng kích thích vi khuẩn phát triển và tìm cách tấn công ra bên ngoài. Vậy nên, khi dùng thuốc tránh thai, chị em hãy chú ý giữ gìn sự cân bằng nội tiết bằng cách ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh để bệnh phát tác và tái phát. Một khi đã rơi vào tình trạng thường xuyên tái phát bệnh viêm âm đạo do nấm thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên dùng thuốc tránh thai nữa hay không.
6. Vợ chồng cùng nhau trị bệnh
Nếu bạn đã bị nhiễm viêm âm đạo do nấm, người cần chữa trị không chỉ có riêng bạn mà còn “đối tác” của bạn. Sở dĩ việc điều trị bệnh cần được thực hiện với cả hai người là để tránh trường hợp một người đã chữa khỏi bệnh nhưng lại bị lây trở lại từ người kia hoặc tránh khả năng nhiễm trùng chéo sang nhau khi cả hai cùng nhiễm bệnh. Có như vậy thì mới có khả năng điều trị bệnh đạt hiệu quả như mong muốn.
7. Mặc nội y bằng cotton, thoáng khí, thấm mồ hôi
Mặc đồ lót sợi tổng hợp, chật sẽ làm tăng nhiệt độ ở âm đạo và độ ẩm đồng thời cũng tăng cao. Đây hoàn toàn có thể là môi trường “cư trú” tuyệt vời cho các vi khuẩn nấm! Hãy lựa chọn những quần lót cotton có độ thấm hút tốt, thoáng khí để hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
8. Kiểm soát đường huyết
Hàm lượng đường và axit trong âm đạo của những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khá cao, nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, trong khi vừa kiểm soát đường huyết, vừa chú ý vệ sinh âm đạo, sử dụng sản phẩm vệ sinh có độ PH yếu.
Theo Hà Thu (Tri thức trẻ)
5 loại thực phẩm giảm đau họng
Mùa thu thời tiết hay thay đổi, dễ làm cho chúng ta viêm nhiễm vi khuẩn, sốt cảm dẫn đến đau họng. Khi họng đau, ăn uống sẽ mất cảm giác ngon. Bài viết mới nhất trong "Thời báo Ấn Độ" vừa cho biết 5 loại thực phẩm có tác dụng giảm đau họng.
Chuối
Chuối là một loại hoa quả mềm mượt mang tính phi acid, rất dễ nuốt trôi, không kích thích họng. Chuối còn là một dạng thực phẩm có chỉ số tăng đường thấp, giàu vitamin B6, vitamin C và kẽm.
Canh gà
Canh gà nóng hổi có thể so sánh ngang với thuốc kháng sinh. Canh gà có công hiệu chống viêm, có thể giảm nhẹ yết hầu xung huyết. Trong canh gà có thể thêm các rau củ giàu dinh dưỡng như cà rốt, hành lá, cần tây, khoai sọ, khoai tây và tỏi. Dinh dưỡng hàm chứa trong những thực phẩm này đều có tác dụng trị bệnh.
Nước chanh mật ong
Nước chanh mật ong đều có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, kết hợp với nhau càng có công hiệu giảm đau họng và giảm chứng viêm.
Trà gừng hoặc trà mật ong
Trà gừng ôn nhiệt hoặc trà mật ong có tác dụng tiêu viêm chặn ngứa, có tác dụng giảm bớt tức ngực hoặc cảm giác căng thẳng. Mật ong có thể giúp xoa dịu, ngăn kích thích gây ra ho.
Cà rốt luộc
Trong carotein hàm chứa thành phần dinh dưỡng như vitamin A, chất xơ và Kali vv. Khi đau họng, tốt nhất ăn chút cà rốt luộc hoặc cà rốt hấp nhưng không nên ăn cà rốt sống bởi vì cà rốt sống sẽ làm họng càng đau.
Dương Hằng
Theo xinhuanet
Những loại thực phẩm giảm đau họng Thời tiết mùa thu dễ thay đổi, dễ làm cho chúng ta viêm nhiễm vi khuẩn, sốt cảm dẫn đến đau họng. Khi họng đau, ăn uống sẽ mất cảm giác ngon. Bài viết mới nhất trong "Thời báo Ấn Độ" vừa cho biết 9 loại thực phẩm có tác dụng giảm đau họng. Chuối Chuối là một loại hoa quả mềm mượt...