8 câu “thần chú” để dạy con ngoan: Cha mẹ nào cũng nên học thuộc!
Nếu muốn con mình trở thành đứa trẻ biết điều, ngoan ngoãn và tự tin, bạn hãy nói những câu “thần chú” này với con hàng ngày!
1. Ba/mẹ yêu con!
Đây là câu nói con bạn muốn nghe hơn bất cứ điều gì, nếu kèm theo một cái ôm – hôn thì càng ý nghĩa. Đừng tiết kiệm lời yêu thương với con cái, vì chúng cần và xứng đáng được nghe mỗi ngày. Hơn nữa, trẻ sẽ học việc bày tỏ yêu thương này từ chính bạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu mỗi ngày bạn cũng nhận được những lời “tỏ tình” từ bé: Con yêu ba/mẹ lắm!
Hãy thể hiện tình yêu thương với con trẻ bằng cả lời nói và cử chỉ.
2. Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!
Tôi có một người bạn có con biếng ăn, hôm nào hai mẹ con cũng đánh vật với nhau cả tiếng để hoàn thành bữa ăn của bé. Một lần, nghe lời khuyên từ bạn bè, khi bé không hợp tác trong bữa ăn nữa, cô bạn tôi nhẹ nhàng nói: “Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!”. Như một câu thần chú, cả ngày hôm đó cả hai mẹ con đều vui vẻ, thoải mái mặc dù con bé không ăn được thêm miếng nào. Nhưng bữa ăn tiếp theo, bé đã bớt vùng vằng và mẹ bé cũng đỡ áp lực.
3. Con thử làm lại xem!
Trẻ rất dễ nản lòng nếu làm việc gì đó không thành, ví dụ, bé loay hoay mãi mà không ráp được bộ lego ưa thích. Thay vì mặc kệ hay mắng con “ không biết làm gì cả“, bạn hãy ngồi xuống bên con và khuyến khích: con thử làm lại xem, con thử lắp miếng này vào nhé… Bé sẽ lấy lại phong độ nhanh chóng và hào hứng với công việc dang dở.
4. Con có mệt nhiều không?
Mỗi khi con than mệt sau mỗi lần chơi đùa, tôi thường mắng: “ Ai kêu con giỡn nhiều/ Cho con chừa tật mê chơi”. Một lần, khi tôi cũng kiệt sức sau một ngày làm việc căng thẳng, cậu con trai 4 tuổi của tôi đến ngồi cạnh, đắp chăn, xoa trán và vuốt tóc tôi hỏi khẽ: “Mẹ mệt hả? Mẹ uống nước đi cho đỡ mệt”.Còn hơn cả liều thuốc bổ, hành động của bé khiến mọi mệt mỏi trong tôi như tan biến. Con cái chúng ta cũng cảm thấy điều này khi cha mẹ chăm sóc thay vì trách móc mỗi khi bé thấy mệt.
Video đang HOT
Dạy trẻ biết lắng nghe và quan tâm đến người khác
5. Hôm nay con đi học có vui không?
Mặc dù bạn thường xuyên không nhận được câu trả lời thỏa đáng của những cô bé, cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo, nhưng đây là câu hỏi con bạn rất muốn nghe cho đến khi chúng lớn. Đó cũng là cách bạn đồng hành cùng con và trở thành người bạn thân của con mình ngay cả khi chúng bước vào tuổi ẩm ương.
6. Con nói đi, ba/mẹ nghe đây!
Bận rộn quá khiến cha mẹ không còn thời gian lắng nghe con, mặc cho bé “độc thoại”. Hãy tôn trọng con bằng cách dừng lại và lắng nghe con khi con bạn có vấn đề cần giải quyết. Bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẽ nuôi dưỡng sự tự tin.
Hãy dành thời gian trò chuyện với con hàng ngày
7. Con đang cảm thấy buồn?
Một điều cha mẹ ít quan tâm, đó là tập “dán nhãn cảm xúc” cho trẻ. Trẻ chưa điều khiển cảm xúc của mình là một lẽ, nhưng các bậc phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến việc xác định giúp cho trẻ trạng thái mà con bạn đang gặp phải. Khi con đang buồn, đang giận, đang bực mình… bạn hãy hỏi bé cảm thấy thế nào, vì sao lại thế và nếu bạn cùng bé giải tỏa tâm trạng ấy thì càng tốt.
8. Ba/mẹ cám ơn/xin lỗi con!
Cha mẹ là tấm gương để trẻ học hỏi, nên nếu muốn con mình lễ phép thì chính cha mẹ phải là người có phép tắc trước đã. Hãy cám ơn khi bé giúp bạn, đừng quên xin lỗi con khi bạn sai.
Theo phunugiadinh.vn
Cặp tình nhân cô - trò 10 năm vẫn nồng nàn nhờ "bảo bối yêu" thần thánh hóa giải hết mọi giận hờn , sóng gió
"Khoảng hơn 10 năm về trước, tôi có mở một vũ đoàn nhỏ. Vũ đoàn đó tập hợp những bạn sinh viên có đam mê với múa, muốn biết thêm về nghệ thuật múa và tôi là người dạy, truyền đạt cho họ những kinh nghiệm và đam mê của mình với múa. Ở đó tôi gặp Bình. Chính xác thì tôi là cô giáo còn Bình là học trò"
Trần Hoàng Yến bắt đầu kể về câu chuyện tình yêu và cơ duyên gặp gỡ với người chồng của mình như thế. Trong mắt Trần Hoàng Yến khi đó, Phan Thái Bình là "cậu em" đến với múa chỉ vì thích chứ chưa thực sự hiểu và đam mê theo đuổi với nghề.
Sau một thời gian thành lập nhóm múa là khoảng thời gian khó khăn với Yến khi cô phải đứng trước lựa chọn tiếp tục hay từ bỏ nghề múa: "Đối với Yến đó là quãng thời gian khó khăn nhất nhưng thật may vì lúc đó mình có Bình bên cạnh. Bình đã là chỗ dựa và động viên Yến rất nhiều để vượt qua sóng gió, để giờ vẫn trụ vững với nghề. Lúc đó ấn tượng về Bình đã khác đi rất nhiều. Bình tuy nhỏ tuổi hơn nhưng suy nghĩ và cách xử lý vấn đề rất thấu đáo, chững chạc" - Yến kể lại.
Còn Phan Thái Bình thì vẫn nhớ rõ cảm xúc hết sức hồn nhiên của mình về "cô giáo": "Tôi luôn tự hỏi tại sao một cô gái mắt hí, gầy gầy, xương xương nhưng chân thì to và nổi cơ bắp". Rồi những lần chứng kiến cảnh Yến miệt mài dạy múa cho các thành viên trong nhóm, Bình đã tự hỏi: "Không hiểu sao một cô gái gầy gò mảnh khảnh mà lấy đâu ra động lực, quyết tâm để dựng và dạy cho một vũ đoàn không chuyên". Dần dà theo Yến học và luyện tập, chứng kiến Yến diễn trên sân khấu, Phan Thái Bình mới vỡ lẽ: Cô ấy sinh ra là để dành cho múa. Có bao nhiêu tâm huyết, tình cảm Yến dồn cả vào những vở diễn trên sân khấu. Thì ra, cô gái bé nhỏ ấy để đứng trên mũi giày và tỏa sáng trên sân khấu đã phải khổ luyện nhiều thế nào. Chính từ ấn tượng mạnh về tâm huyết của Yến dành cho múa, Bình bắt đầu quan tâm nhiều hơn và dần dấn thân vào nghề múa.
Chuyện tình của họ không vồ vập ồn ào, cũng chẳng có lời tỏ tình, những buổi hẹn hò lãng mạn hay những lời yêu thương có cánh. Chỉ đơn giản là quan tâm đến nhau từ những việc đơn giản nhất. Phan Thái Bình chia sẻ rằng, lúc mới quen Yến thì anh chưa có ý định theo nghiệp múa. Nhưng khi thấy Yến tỏa sáng trên sân khấu và khổ sở khi phải đấu tranh với gia đình để theo nghề múa, Bình đã quyết tâm ở bên cạnh người con gái ấy. Anh nói rằng: "Cũng không hiểu sao lại yêu nữa, cứ tự dưng thấy thấm cái nhiệt huyết ở cô gái bé nhỏ ấy rồi dần dần chú ý và yêu lúc nào không hay". Dù không chắc với việc nghề múa có mang lại sự ổn định nhưng Bình quyết định sẽ luôn là chỗ dựa cho Yến khi cô cần. Bản thân Bình yêu múa, theo học múa và bám nghề cũng là mong có nhiều thời gian ở bên cạnh Yến, chia sẻ với Yến được nhiều thứ hơn. Đối với Bình, được chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống và trong nghề với người mình yêu là một điều hạnh phúc và may mắn.
Còn Yến, vẫn ánh mắt hân hoan, hạnh phúc khi kể lại thời khắc cô nghe Bình trình bày ý định rằng sẽ đi học múa để sau này được biểu diễn với mình trên sân khấu lớn: "Khi nghe Bình nói về ý định theo học múa chuyên nghiệp, Yến mừng nhưng cũng lo lắm. Bởi vì Yến mất 7 năm để học múa, học từ khi còn bé. Trong khi đó Bình bắt đầu lúc cơ thể không còn thuận lợi". Và thế rồi Bình rút gọn thời gian học, cố gắng nỗ lực học múa trong 2 năm rồi xin vào làm việc chung đoàn với Yến. Ước mơ được đồng hành với người con gái mình yêu trên sân khấu được hiện thực hóa khi cả hai múa đôi với nhau trong vở đương đại "Đi qua tình yêu".
Trần Hoàng Yến bảo rằng thời tuổi trẻ suy cho cùng là để cuồng nhiệt cháy hết mình với những đam mê. Khi đam mê và nhiệt huyết của mình có một người đồng hành thì tuổi trẻ ấy thật đáng giá. Mà may mắn cái nắm tay đồng hành với mình để cháy hết thời tuổi trẻ lại là của người bạn đời thì đáng giá vô cùng. Và rõ ràng giờ đây, Yến và Bình cùng có được những thứ mà bất kể ai cũng ao ước: Có một nghề để say, có một người để yêu và đồng hành mọi nơi mọi lúc. Cả Bình và Yến cho rằng họ đến được với nhau vì sự đồng điệu, thấu hiểu nhau từ trong tâm hồn. Sân khấu chính là nơi họ tìm thấy tình yêu và được tỏa sáng. Sau tất cả, tình yêu giữa Bình và Yến được xây dựng trên nền tảng của sự ngưỡng vọng và cảm thông cho nhau. Và vì có múa nên họ gắn kết tâm hồn với nhau.
Hơn 10 năm quen nhau và đi cùng nhau qua nhiều thử thách, Bình và Yến của hiện tại nhìn nhau âu yếm mỉm cười và đồng thanh nói về cuộc hôn nhân của mình rằng: "Hạnh phúc, hạnh phúc lắm!". Họ mỗi ngày chỉ gọi nhau bằng cái tên "Yến", "Bình" dung dị nhưng những cử chỉ thân mật, cách chăm sóc lo lắng cho nhau cũng phải khiến những người quen biết phải thốt lên "thật đáng ghen tỵ". Với Bình và Yến, cuộc hôn nhân của họ là được ở bên nhau trọn vẹn một ngày dài, được nắm lấy tay người kia lên sàn tập hay được hòa vào nhau khi diễn cùng nhau trên sân khấu, rong ruổi cùng nhau đi trên mọi nẻo đường khi có thời gian rảnh.
Trong mắt Yến, Bình vẫn chu toàn và lo lắng cho vợ như 10 năm về trước. Mỗi khi cả hai có thời gian rảnh, anh tự tay chọn cho vợ từ bộ đồ đến đôi dép, dọn dẹp nhà cửa, san sẻ việc nhà với Yến. Yến cũng tranh thủ vào bếp nấu cho chồng những món ngon. Cả hai cứ chăm sóc nhau nhỏ nhặt từng chút một với sự tận tâm và yêu thương vô điều kiện. Qua lời kể của Bình thì: "Yến là mẫu phụ nữ nấu ăn tàm tạm, cái gì cũng có thể làm và chưa biết có thể học được ngay. Chúng tôi không phân định rạch ròi việc người này người kia. Thường thì nếu Yến vào bếp nấu ăn, tôi sẽ giúp cô ấy nhặt rau, rửa bát... Việc lau dọn nhà tôi thường đảm nhận".
Người ta nói hôn nhân sẽ dễ rơi vào trạng thái "ngán ngẩm" khi hai vợ chồng cứ kè kè, giáp mặt nhau 24/24h. Nhưng với Bình và Yến thì ngược lại. Bình bảo rằng bản thân quyết tâm theo nghiệp múa ở độ tuổi gặp nhiều khó khăn cũng vì mong lúc nào cũng được ở bên Yến. Mong muốn được chia sẻ với Yến trọn vẹn cả cuộc sống này từng giây từng phút. Ở bên nhau, một người nói người kia im lặng chăm chú lắng nghe. Một lúc nào đó không nghe nửa kia lên tiếng là "thấy có vấn đề", là phải quan tâm ngay lập tức. Còn Yến, cô lý giải tình cảm của mình dành cho chồng: "Người ta nói hai người cùng nghề thường sinh nhiều mâu thuẫn do cá tính bản thân. Nhưng Yến thì thấy mừng vì đã có Bình bên cạnh cả ở trong cuộc sống lẫn trên sân khấu. Khoảng thời gian 10 năm bên nhau tôi thấy tình cảm của chúng tôi ngày càng bền chặt. Chúng tôi cùng nghề nên được chia sẻ với nhau nhiều hơn và luôn thấy cần nhau mọi lúc. Hạnh phúc đối với chúng tôi đơn giản chỉ là được ở bên nhau nhiều nhất có thể và được múa với nhau bất cứ khi nào thích".
Trong suốt cuộc trò chuyện, Yến luôn khiến người đối diện thấy được niềm vui hấp háy từ trong ánh mắt đến giọng nói khi nói về chồng mình. Ở đó có cả một sự cảm kích chân thành mà Yến dành cho Bình: "Bình nhỏ tuổi hơn nhưng luôn mang lại cảm giác an toàn tuyệt đối cho Yến". Một người đàn ông mà Yến thường "bêu xấu" là lầm lì, nghiêm túc nhưng lại luôn ôn tồn, biết lắng nghe và chia sẻ mọi câu chuyện vu vơ của vợ bất kể lúc nào. Tất nhiên, cũng như nhiều cặp đôi khác, vợ chồng Bình - Yến cũng có lúc giận hờn, tranh cãi. Thế nhưng, mọi chuyện nhanh chóng được giải quyết vô cùng nhẹ nhàng: "Chỉ cần nghe thấy nhạc, hai đứa tự lao ra múa với nhau và khi múa xong tự nhiên làm lành với nhau".
Yến nói rằng: "Bình không phải là chàng bạch mã hoàng tử gì cả mà đơn giản chỉ là chồng thôi" và hôn nhân của họ thực ra không có bí quyết gì cao siêu cả. Chỉ đơn giản là họ luôn làm cho nhau thấy vui và bình yên khi ở cạnh nhau. Có thể được là chính bản thân mình, được làm những điều mình thích. Họ vẫn sẽ tiếp tục đứng chung và tỏa sáng trên sân khấu, trong bộ đồ ballet và trên đôi giày mũi cứng. Yến vẫn sẽ thủ thỉ tâm sự mọi chuyện "trên trời dưới biển" và Bình vẫn lặng lẽ lắng nghe cùng với cái ôm thật chặt để chia sẻ mọi thứ với cô.
Theo afamily.vn
Tha thứ cho chồng ngoại tình: Lòng anh đã hết bão nhưng tim em thì không Trái tim con người có nào là sắt đá, chẳng lẽ không biết đau, chẳng lẽ đều có thể vì một lời xin lỗi mà lành lặn như chưa có gì. Lòng anh đã hết bão, nhưng tim em thì không... Ngày em biết anh phản bội, em nghĩ thế nào cũng chẳng thể tin được. Như mọi thứ giữa chúng ta ngày...