8 câu người trẻ nên tự hỏi khi mất phương hướng
Ở thời điểm không biết làm gì, người trẻ có thể tự hỏi một số câu để hiểu rõ điều mình thích, từ đó có thêm động lực phấn đấu.
1. Nếu được cho 1 tỷ đồng để học tiếp, bạn chọn ngành gì? Đây là khoản tiền rất lớn, đủ để học lấy bằng bác sĩ, luật sư, thậm chí phi công. Bạn sẽ tiêu nó như thế nào, học ngành gì? Câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu mình đang thiếu gì – thử thách mới như học thêm ngoại ngữ hay kỹ năng cần thiết cho công việc.
2. 3 hình mẫu hàng đầu của bạn là ai? Nếu cảm thấy hoang mang khi bắt đầu hành trình mới, người trẻ nên nghĩ về 3 người truyền cảm hứng sâu sắc cho mình rồi tìm ra cụ thể điều gì khiến bạn ngưỡng mộ họ. Câu hỏi này giúp bạn xác định các giá trị cốt lõi của bản thân. Ảnh: AP.
3. Bạn từ bỏ đam mê nào năm 25 tuổi? Nhiều người phải từ bỏ đam mê ở tuổi 24-25. Nhưng dù đó là đam mê phục vụ công việc hay chỉ là sở thích cá nhân, con người luôn có cách kết hợp chúng với cuộc sống mà không ảnh hưởng xấu tới mục tiêu quan trọng khác. Khi đặt câu hỏi này, bạn có thể tìm cách đưa đam mê đó trở lại theo cách khác. Nếu lúc đó, bạn không có bất kỳ theo đuổi nào, đây là thời điểm để tìm ra sở thích mới. Ảnh: Getty Images.
Video đang HOT
4. Hỏi 3 người bạn thân nhất xem điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt? Nhiều người ngại tự liệt kê ưu điểm của bản thân nhưng bạn thân luôn sẵn sàng dành “lời có cánh”. Dù sao, giữa hàng nghìn lựa chọn, họ chọn bạn. Từ câu trả lời của họ, bạn sẽ nhận ra những phẩm chất khiến mình tốt đẹp trong mắt người khác. Ảnh: Getty Images.
5. Bạn thích gì ở trường tiểu học? Tiểu học là quãng thời gian đẹp với những mong muốn tha thiết. Trả lời câu hỏi này, người trẻ xác định điều gì truyền cảm hứng cho mình hồi ngây thơ và kết hợp chúng với đam mê hiện tại để có thêm động lực phấn đấu. Ảnh: Shutterstock.
6. Ngày bình thường nhất trong cuộc sống là gì? Khi không biết làm gì tiếp theo với đời, bạn hãy ngồi xuống, viết càng chi tiết càng tốt về ngày bình thường của mình. Bạn sẽ nhận ra những điều rất cảm động lại vô cùng bình thường, nhờ đó hiểu thêm về giá trị và đam mê của bản thân. Ảnh: Getty Images.
7. Bạn sẽ làm gì nếu có 50 tỷ trong tài khoản? Số tiền này có thể giúp bạn đủ sống đến hết đời mà không phải làm việc. Nếu đầu tư khôn ngoan, nó còn nhiều hơn nữa. Câu trả lời giúp bạn nhận ra đam mê, điều mình muốn làm nếu không vướng bận công việc. Ảnh: Getty Images.
8. Nếu công ty trả lương để đi tình nguyện, bạn sẽ dành thời gian vào việc gì? Câu hỏi này giúp người trẻ hiểu họ muốn làm gì trong thời gian rảnh. Nếu đến sớm, thay vì vùi đầu vào điện thoại, bạn dành thời gian đó vào việc gì? Đây là thông tin quan trọng, cho thấy đam mê của bạn. Ảnh: Getty Images.
Theo Zing
Sinh viên được cấp bằng bác sĩ thú y thay bằng cử nhân
Theo luật Giáo dục ĐH mới, sinh viên học ngành thú y được cấp bằng bác sĩ thú y thay vì bằng cử nhân.
Website Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
Tháng 11.2019, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ GD-ĐT đề nghị được phép cấp bằng bác sĩ thú y. Theo văn bản này, từ năm 1985 trường này chính thức đào tạo ĐH ngành thú y và cấp bằng bác sĩ thú y. Hiện thời gian đào tạo ngành này là 5 năm với 166 tín chỉ.
Sẽ đóng cửa hai ngành học
Mùa tuyển sinh năm 2020, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM công bố sẽ đóng cửa ngành công nghệ vật liệu dệt may. Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, ngành này chỉ mới mở được 1 năm.
Năm 2019, Hội đồng khoa học của nhà trường đánh giá các công ty chuyên về công nghệ vật liệu sẽ được mở nhiều hơn cũng như các công ty cũ sẽ tăng cường sản xuất, cần nhiều nhân lực. Tuy nhiên, sau 1 năm, lãnh đạo trường nhận thấy sự chuyển biến này quá chậm. Vả lại, nếu học về dệt may, trường cũng có ngành công nghệ may mà thí sinh quan tâm đến lĩnh vực này có thể theo học. Vì vậy, trường quyết định đóng cửa ngành học này.
Năm nay, trường này cũng quyết định đóng cửa ngành kỹ thuật nữ công. Một thời gian dài vừa qua, ngành này đã đào tạo ra nhiều giáo viên dạy môn nữ công tại các trường THCS, THPT trên cả nước. Tuy nhiên, hiện tại ở trường THCS, THPT không còn biên chế cho giáo viên dạy môn học này nữa. Vả lại, trong thời điểm kinh tế hiện tại, ngành này không còn phù hợp.
Nhưng đến năm 2011, căn cứ Thông tư 19 của Bộ GD-ĐT về Ban hành mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, ngành thú y tại các trường không được cấp bằng bác sĩ thú y như trước đó. "Từ đó có thể hiểu rằng danh xưng bác sĩ thú y không còn tồn tại. Hậu quả này kéo theo nhiều vấn đề khó khăn trong công tác quản lý và hội nhập quốc tế của ngành", văn bản nêu rõ.
Cụ thể, trong các văn bản và luật Thú y đều có những quy định quyền hạn và trách nhiệm của bác sĩ thú y. Nhưng trên thực tế lại không còn ai được đào tạo với danh xưng này, đây là bất cập giữa luật ban hành không gắn liền thực tế. Hơn hết, sinh viên tốt nghiệp ra trường chịu nhiều thiệt thòi về cơ hội nghề nghiệp nếu không được cấp văn bằng với danh xưng tương ứng.
Trên cơ sở đó, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM kiến nghị Chính phủ và Bộ GD-ĐT xem xét bổ sung ngành thú y vào danh mục các ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH và cho phép cấp bằng bác sĩ thú y để phù hợp cho điều kiện hiện tại.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết ngày 30.12.2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 99 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH. Trong đó, ngành thú y được công nhận là ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù và được cấp bằng bác sĩ thú y trở lại sau 10 năm. Trong khi trước đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này được nhận bằng tốt nghiệp ĐH ngành thú y (chuyên ngành bác sĩ thú y) và chuyên ngành chỉ ghi trong bảng điểm, không ghi trên bằng.
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng đồng tình với quan điểm nên cấp bằng bác sĩ thú y thay vì bằng cử nhân như hiện tại. Hiện nay trường này đang đào tạo ngành thú y với 2 chuyên ngành thú y và dược thú y, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân.
Ông Khang nói: "Cấp bằng bác sĩ thú y là cần thiết vì chương trình đào tạo 155 tín chỉ kéo dài 5 năm của trường hiện đang đào tạo người có khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh cho động vật. Hơn nữa, bằng bác sĩ thú y sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ dàng hơn cho người học chuyển tiếp ở nước ngoài".
Tuy nhiên theo ông Khang, ngành học này cần được xây dựng chương trình khung thống nhất theo định hướng đào tạo bác sĩ thú y ở tất cả cơ sở đào tạo.
Theo Thanh niên
Có bằng bác sĩ, kỹ sư có được hưởng lương thạc sĩ? Theo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học bằng kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, kiến trúc sư... tương đương với trình độ thạc sĩ. Theo đó hệ thống văn bằng giáo dục dục đại học, gồm bằng cử nhân cấp...