8 cách trị nẻ môi đơn giản tại nhà, hiệu quả nhanh chóng
Triệu chứng nẻ môi không chỉ do thói quen liếm, cắn môi mà còn do virus gây ra. Những biện pháp tự nhiên dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này tại nhà nhanh chóng.
Khoảng hai phần ba người trưởng thành trên thế giới có virus gây nẻ môi. Khi xâm nhập vào cơ thể, chủng virus này sẽ không biết mất và sống trong các tế bào thần kinh. Điểm đặc biệt là hầu hết những người này sẽ không bao giờ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Tuy nhiên, một số người khác sẽ gặp hiện tượng xuất hiện các vết phồng rộp, nứt nẻ môi gây đau đớn, khó chịu.
Các chuyên gia trên trang Bright Side đã thực hiện một số nghiên cứu và tìm ra một số sản phẩm tự nhiên hiệu quả và đơn giản nhằm trị chứng nứt nẻ môi thường gặp này.
1. Tỏi
Tỏi là nguyên liệu luôn có sẵn trong nhà. Nguyên liệu này có khả năng kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ, giúp giảm sưng và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Bạn hãy đập dập tép tỏi và bôi trực tiếp lên vùng môi bị nẻ. Khi môi vừa xuất hiện các vết phồng rộp, bạn nên thực hiện nay để làm thuyên giảm những dấu hiệu này.
2. Tinh dầu
Tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm nổi tiếng với các đặc tính chống virus, kháng khuẩn và khử trùng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra những loại dầu này có thể ngăn chặn vết loét môi phát triển trong giai đoạn đầu.
Pha loãng một hoặc một trong hai loại dầu này với một muỗng cà phê dầu dừa hoặc dầu ô liu rồi dùng bông bôi lên vết nẻ môi. Nên sử dụng tinh dầu trong giai đoạn mới chớm để tránh kích ứng.
3. Vitamin C
Video đang HOT
Vitamin C là dưỡng chất chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch hàng đầu. Hãy tăng cường bổ sung vitamin C trong thực phẩm và viên uống bổ sung để các vết nẻ môi nhanh lành.
4. Bạc hà chanh (lemon balm)
Lemon balm là một loại thuốc mỡ dạng kem hoặc cô đặc và là một phương thuốc thảo dược hiệu quả cho mụn rộp ở môi. Nó chứa một vài chiết xuất thảo dược được biết đến với đặc tính chữa bệnh và chống vi khuẩn. Nếu áp dụng thường xuyên, sản phẩm này có thể giảm một nửa quá trình chữa bệnh. Hãy áp dụng trực tiếp trên khu vực bị ảnh hưởng một vài lần một ngày.
5. Nha đam
Nha đam được sử dụng như một sản phẩm kháng khuẩn tự nhiên giúp trị nẻ môi thông thường hoặc do virus. Bôi nha đam thường xuyên sẽ giúp vết nẻ môi lành trong thời gian ngắn.
Khi có hiện tượng môi nứt nẻ, hãy cắt một miếng nha đam dày khoảng 2cm, bôi nhẹ lên vết thương trong khoảng 20 phút vài lần trong ngày. Chú ý, không nên liếm môi vì gel nha đam có vị đắng.
6. Cam thảo
Rễ cam thảo đã được sử dụng như một sản phẩm chữa bệnh trong nhiều năm và có chứa axit glycyrrhizic được coi là một loại thuốc chống virrus. Bạn có thể áp dụng chiết xuất rễ cây cam thảo trực tiếp trên vết đau như một loại thuốc mỡ hoặc dùng nó ở dạng viên nang khi bị nứt nẻ môi.
7. Cúc tím dại
Hoa cúc tím dại (echinacea) là một trong những thảo dược nổi tiếng của châu Âu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng thảo dược echinacea trọng việc điều trị chứng nứt nẻ môi, môi phồng rộp.
8. Vitamin E
Vitamin E giúp cơ thể tái tạo các tế bào mới nhanh chóng. Khi môi bị nứt nẻ, hãy dùng viên nang vitamin E bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn nên tích cực ăn thực phầm giàu vitamin E để bổ sung dưỡng chất.
Theo Bright Side
Top 5 loại tinh dầu thần dược cho phái đẹp
Là một người phụ nữ, chúng ta thường dùng phần lớn thời gian để chăm sóc gia đình, dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc, chuẩn bị những bữa ăn. Có khi nào bạn nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta cần quan tâm bản thân mình nhiều hơn một chút?
Đã đến lúc bạn nên có kế hoạch cân bằng giữa việc chăm sóc gia đình và cá nhân rồi đấy! Hãy cập nhật những xu hướng làm đẹp vừa tự nhiên, tiết kiệm chi phí mà lại mang đến hiệu quả không ngờ!
1. Tinh dầu hoa oải hương (Lavender)
Tinh dầu hoa oải hương đã được xếp vào hàng các siêu anh hùng chống oxy hóa. Các nhà khoa học Rumani đã nghiên cứu được rằng chỉ sau một tuần hít tinh dầu hoa oải hương trong 60 phút một ngày, khuếch tán dầu hoa oải hương sẽ bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và chống lại quá trình ung thư.
2. Tinh dầu ngọc lan tây (Ylang)
Tinh dầu ngọc lan tây thường không chỉ được chị em phụ nữ dùng để cân bằng các tính khí thất thường mà còn sử dụng cho da và tóc. Tinh dầu Ylang có tác dụng tuyệt vời kích thích trên da, kiểm soát bã nhờn đem lại làn da mịn màng, khỏe mạnh. Ngoài ra tinh dầu Ylang còn thích hợp cho chị em đang bị mụn, điều trị tóc chẻ ngọn hiệu quả!
3. Tinh dầu quế
Nếu phái đẹp đang gặp rắc rối bởi những đốt mụn khó chịu, bạn có thể sử dụng 1 giọt tinh dầu quế với sữa chua, mật ong hay cám gạo để làm mặt nạ dưỡng da. Tinh dầu quế giúp da sáng-khỏe-không bị mụn làm phiền.
4. Tinh dầu bạc hà
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nếu một người hít tinh dầu bạc hà trong vòng 2 giờ liên tiếp thì sẽ giúp quá trình nạp calorie và cơ thể người không sử dụng khoảng 23%. Chị em phụ nữ có thể sử dụng đèn xông tinh dầu để hít hoặc xông hơi.
Đây là loại tinh dầu thần dược cho phụ nữ sau sinh, giúp cơ thể các mẹ nhanh chóng trở về cơ địa cũ, tránh đau nhức về xương và giúp chị em sở hữu làn da mịn màng trở lại 5.
5. Tinh dầu tràm
Đây là loại tinh dầu thần dược cho phụ nữ sau sinh, giúp cơ thể các mẹ nhanh chóng trở về cơ địa cũ, tránh đau nhức về xương và giúp chị em sở hữu làn da mịn màng trở lại
Ngoài ra các loại tinh dầu khác như tinh dầu cam, sả chanh, bưởi hay hoa nhài rất có ích cho nhan sắc của chị em phụ nữ. Công dụng tinh dầu rất tiện dụng cho đời sống và chăm sóc cá nhân.
Theo thuvienhuongdan.com
3 công thức làm đẹp với bột trà xanh Ngoài việc là thưc uông và nguyên liêu âm thưc được yêu thich, tra xanh còn la cưu tinh mơi cho lan da. Hay trai nghiêm lan da khoe khoăn, tươi tre trong he va lam giau bô sưu tâp my phâm homemade vơi 3 công thưc lam đep cung bôt matcha bên dươi.Loai bôt nghiên tư cây tra đăc trưng xư Phu...