8 cách làm sạch sai lầm gây hỏng đồ đạc mà nhiều người vẫn không biết
Nếu còn mắc phải những lỗi sai dưới đây trong vệ sinh làm sạch thì bạn hãy nhanh chóng thay đổi nhé!
Trong nhà luôn có nhiều thiết bị gia dụng và đồ dùng cần được làm sạch. Tuy nhiên có thể bạn đang vệ sinh chúng sai cách mà không hề hay biết.
Dưới đây là một số sai lầm không ít người mắc phải khi vệ sinh đồ dùng trong nhà, dẫn đến hỏng hóc đồ dùng.
1. Sử dụng khăn giấy và chất tẩy rửa cho màn hình điện thoại
Nhiều người nghĩ rằng có thể dùng khăn giấy và dung dịch tẩy rửa kính hoặc chất khử trùng để lau màn hình điện thoại thông minh. Tuy nhiên việc áp dụng bất kỳ chất tẩy rửa hóa học nào cũng có thể làm hỏng lớp phủ bảo vệ trên màn hình điện thoại.
Theo các nhà sản xuất di động lớn như Apple hoặc Samsung, bạn nên sử dụng vải sợi nhỏ, mềm như khăn lau kính mắt để lau màn hình smartphone.
2. Lau cửa sổ khi trời nắng
Khi thấy trời nắng đẹp, chúng ta thường thích mang nước lau kính ra để tiến hành lau rửa cửa sổ. Nhưng đó lại không phải là thời điểm thích hợp để bạn làm công việc ấy.
Theo Phòng thí nghiệm vệ sinh và thiết bị gia dụng Good Housekeeping Institute, nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời làm nóng kính và khiến chất tẩy rửa khô quá nhanh, tạo thành vệt cặn trên kính trước khi bạn kịp lau chúng đi.
Làm sạch cửa sổ vào những ngày nhiều mây lý tưởng hơn nhiều. Hoặc bạn có thể dùng đầu ngón tay chạm vào kính trước khi bắt đầu lau rửa, nếu bề mặt kính mát mẻ, chúng ta sẽ dễ dàng có được thành phẩm là chiếc cửa sổ sáng bóng.
3. Sử dụng khăn tắm cũ và xà phòng rửa bát để rửa xe
Chuyên gia về ô tô Rob Schruefer nói rằng việc sử dụng khăn tắm gia đình để lau bên ngoài ô tô hoàn toàn có thể gây ra những vết xước nhỏ, làm lớp sơn ô tô trông xỉn màu theo thời gian.
Thay vào đó bạn nên dùng khăn sợi nhỏ, nó sẽ tác động một cách nhẹ nhàng và mềm mại lên lớp sơn của ô tô.
Video đang HOT
Schruefer cũng cho biết chủ xe nên tránh sử dụng xà phòng rửa bát vì có thể làm hỏng bề mặt xe. Bạn nên dùng xà phòng chuyên dụng có độ cân bằng PH để bảo vệ lớp sơn và duy trì sự sáng bóng cho xe.
4. Rửa chảo gang bằng xà phòng rửa bát
Các bà nội trợ không nên dùng xà phòng rửa bát hay búi thép để rửa chảo gang, cũng không nên cho loại đồ dùng này vào máy rửa bát. Hành động đó sẽ làm mất đi lớp dầu tôi luyện ở chảo, là lớp chống dính tự nhiên không hề độc hại.
Thay vào đó bạn nên cọ rửa chảo nhẹ nhàng bằng giẻ mềm khi chảo vẫn còn ấm.
5. Chỉ làm sạch phần đầu máy hút bụi
Máy hút bụi cần được làm sạch thường xuyên, nếu không bụi bẩn và các mảnh vụn sẽ tích tụ trong lỗ thông hơi, thậm chí có thể thổi ngược ra ngoài không khí. Nguy hại hơn chúng sẽ khiến máy hút bụi bị tắc, gây hỏng hóc động cơ.
Tuy nhiên khi vệ sinh bạn không nên chỉ làm sạch phần đầu mà cần tháo rời và lau chùi cả bên trong máy hút bụi. Bạn cũng cần đổ túi chứa bụi khi nó đã đầy một nửa.
Hãy sử dụng nước ấm và một chút xà phòng rửa bát, sau đó lau sạch máy hút bụi của bạn với vải sợi nhỏ.
6. Sử dụng chất tẩy trắng trên bề mặt thép không gỉ
Thuốc tẩy có thể làm mất màu và gây hỏng các bề mặt thép không gỉ. Nếu bạn trót lau nhầm thuốc tẩy có Clo lên đồ dùng, nhớ rửa sạch chúng càng nhanh càng tốt.
Một phương pháp làm sạch bề mặt thép không gỉ sai lầm khác là sử dụng búi sắt hoặc dụng cụ cứng chà mạnh. Cách làm này gây xước bề mặt thép và làm nó bị ố màu.
Bạn nên vệ sinh thiết bị dạng này với nước ấm, xà phòng rửa bát và một chiếc khăn vải sợi nhỏ.
7. Cho thớt gỗ vào máy rửa bát
Việc ngâm thớt gỗ trong máy rửa bát có thể làm nó bị cong vênh và nứt ra. Theo thời gian, các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn sẽ ẩn náu trong những vết nứt ấy khó bề loại bỏ được.
Thay vì cho vào máy rửa bát, bạn hãy dùng nước nóng và xà phòng để cọ rửa vết bẩn trên thớt, sau đó khử trùng bằng giấm trắng tinh khiết.
8. Sử dụng quá nhiều bột giặt
Đối với bột giặt thì nhiều hơn không có nghĩa là sẽ tốt hơn, sử dụng quá nhiều xà phòng thậm chí còn làm hại quần áo của bạn.
Việc cho nhiều hơn lượng bột giặt cần thiết so với khối lượng đồ bẩn sẽ khiến các cặn xà phòng tích tụ trên quần áo. Ngoài ra nó còn không tốt cho động cơ của máy và tất nhiên là bạn sẽ tốn kém nhiều tiền hơn cho bột giặt.
5 sai lầm nghiêm trọng khi khử trùng nhà cửa và vật dụng, bạn cần hết sức tránh
Khử trùng là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và các thành viên trong nhà.
Trong tình hình dịch bệnh bùng phát, việc giặt giũ, vệ sinh, khử trùng các bề mặt trong nhà cần được đề cao hơn bao giờ hết. Đó là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và các thành viên trong nhà.
Tuy nhiên có một số sai lầm mà không ít người đã mắc phải khi khử trùng nhà cửa. Dưới đây là 5 điều mà bạn cần hết sức tránh khi khử trùng đồ đạc, nhà cửa.
1. Bạn không làm sạch trước khi khử trùng
Bạn có biết rằng các chất khử trùng sẽ không hoạt động trên bề mặt vẫn còn bẩn? Virus và vi khuẩn sẽ vẫn ẩn náu trong các vật liệu hữu cơ và bụi bẩn bám trên bề mặt, điều đó khiến cho chất khử trùng tốt nhất cũng trở nên kém hiệu quả.
Bạn hãy nhớ luôn dùng chất tẩy rửa như chất tẩy rửa đa năng hoặc xà phòng và nước để làm sạch trước khi sử dụng chất khử trùng.
2. Bạn pha loãng trước thuốc tẩy
Thuốc tẩy là một giải pháp hiệu quả để tiêu diệt vi trùng và cả virus corona. Để đảm bảo nó phát huy được công dụng, bạn lưu ý phải pha loãng với nồng độ phù hợp.
Vậy nhưng nhiều người đang mắc phải một sai lầm, đó là họ pha loãng trước thuốc tẩy với dung tích lớn và sử dụng trong nhiều lần khác nhau.
Cách làm ấy giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức bởi chỉ cần pha một lần. Song trên thực tế, thuốc tẩy lại không ổn định ở dạng pha loãng. Nó có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ, ánh sáng và các yếu tố khác từ môi trường xung quanh, khiến cho công dụng không còn được đảm bảo.
Nói cách khác, bạn chỉ nên pha đủ lượng dung dịch tẩy mà mình cần sử dụng ngay, không pha trước rồi để đó dùng cho lần tiếp theo.
3. Bạn sử dụng thuốc tẩy bằng bình xịt
Thuốc tẩy là một trong những chất khử trùng có phản ứng mạnh, bạn không nên kết hợp nó với bất cứ thứ gì khác kể cả chai xịt.
Thuốc tẩy có thể phản ứng với các bộ phận kim loại của vòi xịt, làm giảm công dụng diệt khuẩn.
Cách làm hiệu quả nhất là bạn dùng giẻ thấm dung dịch tẩy đã pha loãng và lau trên các bề mặt để khử trùng.
4. Bạn đang sử dụng cồn 90 độ thay vì cồn 70 độ
Thuốc tẩy không phải là chất khử trùng duy nhất được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến nghị sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng cồn để diệt virus và vi khuẩn.
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ cồn có nồng độ càng cao thì hiệu quả càng tốt, tuy nhiên trong thực tế lại không hẳn như vậy. Dung dịch cồn 90 độ (hoặc cao hơn) có thể quá mạnh trong một số trường hợp và sẽ gây hại cho bề mặt cần khử trùng. Thay vào đó, bạn nên dùng cồn có nồng độ từ 60 - 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu.
Không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh, thời gian không đủ để phát huy tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy, sẽ nguy hiểm hơn so với dùng cồn 70 độ.
5. Bạn không để thời gian chờ đợi
Sau khi lau chất khử trùng lên bề mặt, bạn đừng vội rửa sạch nó ngay lập tức. Để phát huy hiệu quả, dung dịch khử trùng phải có thời gian nhất định, thời gian này thay đổi theo từng sản phẩm.
Có một số sản phẩm theo hướng dẫn sử dụng thì bạn cần phải chờ đợi 40 phút trước khi làm sạch bề mặt. Lời khuyên cho bạn là hãy đọc kỹ hướng dẫn và làm theo nhắc nhở trên bao bì chất khử trùng ấy để có được hiệu quả tốt nhất.
Có thể cho tất và đồ lót giặt cùng nhau không? Đơn giản nhưng nhiều người hiểu sai Mặc dù có nhiều chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng được sử dụng trong quá trình giặt giũ, nhưng vẫn không thể tránh khỏi các chất cặn bẩn bám vào. Công việc giặt giũ mỗi ngày tốn khá nhiều thời gian của chị em phụ nữ. Hơn nữa, nó còn khiến đôi bàn tay bị khô ráp do tiếp xúc với xà...