8 cách giảm bệnh tim mạch
1. Cải thiện mức cholesterol
Nồng độ cholesterol trong máu càng cao thì bạn càng dễ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn các chất béo để giảm cholesterol.
2. Ngừng hút thuốc
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp hai lần so với những người không hút. Thuốc lá cũng gây ra bệnh đột quỵ.
Đối với phụ nữ, hút thuốc đồng thời sử dụng thuốc tránh thai dễ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn người bình thường.
3. Kiểm tra huyết áp
Huyết áp cao là nguyên nhân số một gây ra bệnh tim mạch ở Mỹ với gần 50 triệu người bị mắc chứng tăng huyết áp.
Video đang HOT
Trên thế giới hiện có nhiều loại thuốc điều trị huyết áp cao cho kết quả khá tốt, an toàn và dễ sử dụng đối với người bệnh.
4. Tập thể dục
Những người không tập thể dục dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người tập thể dục thường xuyên, vì vậy mà sức khoẻ của những người này kém đi rất nhiều. Làm việc cũng là hoạt động và nó sẽ giúp bạn làm giảm các rủi ro về tim mạch cũng như các bệnh khác.
5. Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Bệnh đái đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ, bao gồm cả bệnh tim. Đây là loại bệnh khó chữa vì vậy cần phải có sự điều trị của thầy thuốc.
6. Duy trì cân nặng
Thừa quá nhiều cân so với chuẩn sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và làm cho bệnh tim nặng thêm bởi quá béo sẽ tác động đến các nhân tố khác như huyết áp hay mức độ cholesterol.
7. Uống rượu ở mức cho phép
Uống hơn một cốc rượu mỗi ngày với nữ và 2 cốc mỗi ngày với nam sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch. Và nếu càng uống nhiều mức độ rủi ro càng tăng.
8. Kiềm chế stress
Khi không kiềm chế được sự căng thẳng cũng như giận dữ, bạn sẽ dễ bị mắc bệnh tim.
Những biện pháp giảm stress và hạn chế tức giận đồng nghĩa với việc bạn đang làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mình rồi đấy.
Sau đó, hãy nhờ bác sĩ tư vấn, đưa ra những lời khuyên để bạn dễ dàng xử trí hơn trong công việc hàng ngày.
Theo SKDS
Lá xoài vừa ngon vừa hay
Ăn những món gỏi, nộm mà không có lá xoài thì đúng là mất đi một phần hương vị. Tuy nhiên, giá trị của lá xoài không dừng lại ở đó, bởi chúng còn có nhiều dược tính quý giá.
Trong lá xoài có nhiều hợp chất tannin, cụ thể là anthocyanidins. Một số bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài trong hỗ trợ điều trị không chỉ với bệnh đái tháo đường mà còn với các tổn thương của mạch máu và mắt do biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường thì xắt khoảng 5 lá xoài tươi thành sợi rồi cho vào ly, đổ nước sôi vào và đậy lại, để qua đêm, mỗi sáng uống phần nước và bỏ phần xác. Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy.
Lá xoài cũng có thể dùng trị các vấn đề ở đường tiêu hóa như khó tiêu, nôn mửa và tiêu chảy. Cách làm là chọn 10 lá xoài tươi mềm cho vào cối, thêm vài hạt tiêu đen rồi giã thành khối nhão, sau đó pha thêm một ít nước sạch vào cho loãng để uống.
Theo VNN
Thuốc từ quả khế Trong khế chứa nhiều vitamin C, có thể ngăn ngừa và trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng, tràn đầy sức sống. Ăn khế rất có lợi với những người bị rụng tóc do chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, cần cho sự tăng trưởng của tóc... Y học cổ truyền của...