8 cách chăm sóc vùng kín phụ nữ không nên bỏ qua
Bạn nghĩ rằng chăm sóc vùng kín phụ nữ chỉ đơn giản là vệ sinh “cô bé” sạch sẽ? Nếu bạn không biết cách chăm sóc vùng kín hoặc thậm chí là thờ ơ với “cô bé”, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa sẽ càng cao!
Âm đạo là môi trường axit, chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp chống viêm nhiễm và được bôi trơn tự nhiên. Vậy làm sao bạn biết âm đạo mình có khỏe mạnh hay không?
Bà Leah Millheiser tại Trung tâm Y khoa của Đại học Standford (Stanford University Medical Center), California, cho biết âm đạo khỏe mạnh bình thường tiết ra một lượng nhỏ khoảng 5-14.5ml dịch mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo thay đổi mùi, màu sắc kèm theo cảm giác khó chịu ở vùng chậu hoặc âm đạo như ngứa hoặc rát thì bạn cần lưu ý xác định nguyên nhân.
Mách bạn 8 cách giúp chăm sóc vùng kín hiệu quả để bạn tránh xa các bệnh phụ khoa nhé.
1. Bảo vệ sự cân bằng pH ở vùng kín phụ nữ
Bình thường độ pH của âm đạo nằm trong khoảng từ 3,8-4,5 nhưng việc thụt rửa có thể làm ảnh hưởng tới độ pH này. Thụt rửa sẽ làm giảm tính axit của âm đạo, phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi ở âm đạo và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại.
Nếu dịch âm đạo có mùi khó chịu, bạn nên đi khám bác sĩ. Việc thụt rửa sẽ chỉ làm giảm bớt mùi khó chịu nhưng sẽ không giải quyết được nguyên nhân gây mùi.
Bạn cũng nên tránh dùng các loại xà bông hoặc dung dịch làm sạch quá mạnh ở âm hộ hoặc âm đạo vì các nước tẩy rửa này có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng pH của âm đạo.
2. Chăm sóc vùng kín phụ nữ bằng chế độ ăn
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và uống nhiều nước là điều tiên quyết giúp chăm sóc âm đạo và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Bạn có thể dùng một số loại thực phẩm như sau để điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe âm đạo:
Sữa chua: Sữa chua có thể phòng ngừa hỗ trợ điều trị nấm. Bạn nên ăn các loại sữa chua giàu lợi khuẩn Lactobacilli mỗi ngày nhé.
Việt quất: Một nghiên cứu trên tạp chí Thành tựu Y học Nội khoa khuyên bạn nên bổ sung viên nang việt quất mỗi ngày nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao.
3. Bôi trơn vùng kín phụ nữ trước khi quan hệ
Chất bôi trơn là một phần quan trọng trong quan hệ . Nếu thiếu chất bôi trơn, vùng da ở âm hộ và âm đạo có thể bị kích ứng khi quan hệ.
Quá trình bôi trơn âm đạo thường xảy ra tự nhiên khi phụ nữ được kích thích. Tuy nhiên, một số người không có đủ chất bôi trơn tự nhiên nên cần sử dụng chất bôi trơn nhân tạo để giảm thiểu ma sát khi quan hệ và tăng khoái cảm. Bạn hãy chọn chất bôi trơn thật cẩn thận trước khi dùng.
Bạn nên tránh các chất bôi trơn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng và gây khó khăn cho việc thụ thai nếu muốn có con. Nếu bạn không muốn sinh con, các sản phẩm bôi trơn bằng chất lỏng, silicon hoặc dầu đều có thể sử dụng được. Nếu bạn không cần bôi trơn nhiều, chất bôi trơn dạng lỏng có thể phù hợp. Nếu tình trạng khô hạn nghiêm trọng hơn, bạn có thể sử dụng sản phẩm bôi trơn dầu hoặc silicon.
Nếu bạn sử dụng “ba con sâu ” khi quan hệ, không nên sử dụng chất bôi trơn dạng dầu vì có thể khiến bao bị hỏng. Bạn cũng không nên tùy tiện bôi dầu em bé vào âm đạo vì có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng.
4. Quan hệ an toàn để bảo vệ vùng kín phụ nữ
Video đang HOT
Bạn nên quan hệ có sử dụng “ba con sâu” để ngăn ngừa các bệnh xã hội, hay còn gọi là bệnh lây qua đường quan hệ như:
HIV
Giang mai
Lậu
Chlamydia
Mụn cóc sinh dục
Herpes sinh dục
Một số bệnh như HIV và herpes sinh dục không có cách chữa trị hiệu quả. Thậm chí HPV, loại virus gây mụn cóc sinh dục còn có thể gây ung thư.
Bạn nên đổi “ba con sâu” khi chuyển từ quan hệ đường hậu môn sang quan hệ âm đạo để vi khuẩn, virus có hại không đi vào âm đạo. Bạn cũng nên tránh dùng chung đồ chơi ới bạn tình để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
5. Chọn đồ underwear khô thoáng cho vùng kín phụ nữ
Âm đạo luôn cần được giữ sạch sẽ, khô thoáng và việc chọn đồ underwear có ảnh hưởng rất lớn. Một số loại đồ underwear bó sát và một số chất liệu vải có thể tạo điều kiện nóng ẩm khiến nấm dễ phát triển. Bạn nên dùng đồ underwear bằng các chất liệu như cotton và tránh quần khe.
Nếu bạn dễ bị nhiễm nấm, bạn cần thay đồ bơi và quần áo có mồ hôi càng sớm càng tốt. Nếu bạn bị ra dịch âm đạo nhiều và thấy âm đạo bị ẩm ướt, hãy mang theo một vài đồ underwear để thay thường xuyên trong ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.
6. Khám sức khỏe vùng kín phụ nữ định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ là điều rất cần thiết để duy trì sức khỏe vùng kín. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên sàng lọc phụ khoa lần đầu tiên khi 21 tuổi. Phụ nữ cũng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm pap khi 21 tuổi để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư.
7. Điều trị chứng viêm nhiễm vùng kín phụ nữ
Ba loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp là nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm trichomonas. Nếu bạn bị các loại nhiễm trùng âm đạo rồi sau đó phơi nhiễm HIV, nguy cơ lây bệnh là rất cao.
Nếu bạn có các triệu chứng nhiễm nấm, bạn có thể tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không biến mất, bạn cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn là tình trạng phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại trong âm đạo. Đặc biệt, trichomoniasis là một bệnh do một loại ký sinh trùng gây ra và lây truyền qua đường quan hệ. Điều trị hai loại nhiễm trùng này kịp thời là vô cùng cần thiết vì nếu không được điều trị, nhiễm trùng vùng kín có thể gây khó chịu, đau và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
Phụ nữ bị tiểu đường hoặc bị nhiễm HIV rất dễ bị nhiễm nấm thường xuyên. Nếu liên tục bị nhiễm nấm trong một năm, bạn nên đi khám sớm để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.
8. Giữ gìn vệ sinh vùng kín phụ nữ thật tốt
Thói quen giữ vệ sinh tốt sẽ giúp bạn chăm sóc vùng kín phụ nữ hiệu quả. Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau âm đạo từ trước ra sau để tránh âm đạo bị lây nhiễm vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang.
Bạn nên thay băng vệ sinh và rửa vùng kín thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể mang băng vệ sinh hằng ngày để thấm dịch âm đạo và nhớ thay thường xuyên để tránh kích ứng.
Vùng kín phụ nữ cần được nâng niu, chăm sóc nên bạn hãy học cách bảo vệ vùng nhạy cảm này để tránh khả năng mắc bệnh phụ khoa. Những chiếc quần trong phù hợp và thói quen vệ sinh đúng đắn sẽ giúp bạn thoải mái hơn cũng như giảm nguy cơ viêm nhiễm đấy.
Theo hellobacsi.com
Trước khi quyết định "tỉa tót" vùng kín, hãy thử lắng nghe chia sẻ của 6 phụ nữ về việc họ đã làm với "vùng này"
Không triệt lông vùng kín giúp nhiều chị em không còn lông mọc ngược, cảm thấy tự tin hơn và nhiều lợi ích sức khỏe toàn diện khác.
Gần đây, giới chuyên gia đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể số phụ nữ từ bỏ việc dùng dao cạo và bộ dụng cụ tẩy lông để triệt lông vùng kín. Nói cách khác, nguyên nhân có thể là do nhiều phụ nữ đang khám phá ra những lợi ích đáng ngạc nhiên về sức khỏe từ việc không triệt lông vùng kín.
"Từ quan điểm về sức khỏe, việc loại bỏ lông mu có thể dẫn đến kích ứng nang lông, và vết thương hở hoặc các lỗ hổng, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình", Maureen Whelihan (chuyên viên phụ trách chăm sóc sức khỏe tại Palm Beaches ở Florida) cho hay. Cùng lắng nghe chia sẻ của 6 phụ nữ dưới đây về triệt lông vùng kín trước khi bạn quyết định nên hay không nên tỉa tót vùng nhạy cảm này:
"Tôi cảm thấy tự tin với vùng kín của mình"
Danny (26 tuổi) chia sẻ, cô luôn giữ toàn bộ đám lông vùng kín vì không bao giờ thích nhìn "vùng kín" mà không có chút lông nào. Rất nhiều năm cô đã cảm thấy xấu hổ về điều đó, đặc biệt là ở giai đoạn tuổi thiếu niên và giai đoạn đầu những năm 20 tuổi vì có vẻ như mọi người hoàn toàn không có chút lông nào. "Do đó, tôi đã quyết định dùng dao cạo để triệt lông vùng kín. Tôi cũng biết rằng nếu một người bạn đời không thích nó thì đồng nghĩa người ấy không phải đối tác của tôi", Danny chia sẻ.
"Tôi không bao giờ phải đối mặt với cảm giác đau đớn mà triệt lông vùng kín đem lại"
Ellen (32 tuổi) cho biết, cô lạc quan hơn hẳn sau khi không còn phải triệt lông vùng kín. Lý do là đám vi ô lông của cô là dạng lông mọc ngược. Mỗi lần triệt lông, cô luôn phải lo lắng về việc bứt chúng ra bằng sáp hay dao cạo râu. "Với đám lông vùng kín cứng đầu của tôi, tôi phải dùng kem cạo râu, dầu sáp hoặc một số sản phẩm nhẹ nhàng khác để loại bỏ chúng". Cuối cùng, cô đã quyết định để lại lông vùng kín và thật tuyệt vời khi người yêu cô cho rằng điều ấy vô cùng gợi cảm.
Danny (26 tuổi) chia sẻ, cô luôn giữ toàn bộ đám lông vùng kín vì không bao giờ thích nhìn "cô bé" mà không có chút lông nào.
"Lông vùng kín khiến tôi cảm thấy vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng nữ tính"
Meghan (24 tuổi) nhận định, lông vùng kín khiến cô cảm thấy mình trở nên gợi cảm, quyến rũ hơn, vừa tạo cảm giác mạnh mẽ lại vô cùng dịu dàng, nữ tính. "Đối với tôi, đó là tất cả về cảm giác tự tin và cơ thể tích cực trong trạng thái tự nhiên. Lời khuyên của tôi cho bất kỳ người phụ nữ nào đang phát triển lông vùng kín là hãy chăm sóc nó cẩn thận, với hiện trạng tự nhiên vốn có", Meghan nói.
"Vùng kín của tôi không còn bị xây xát và gồ ghề nữa"
"Bạn trai cũ của tôi khá thích thú với chúng, do đó tôi đã ngừng triệt lông vùng kín để xem mình có thích nó không. Tôi đã bắt đầu loại bỏ lông mu ngay khi chúng xuất hiện nên chưa bao giờ thấy chúng mọc lên cả bụi. Hóa ra tôi thích nó!
Không bị kích thích da, không va chạm dao cạo, không gây khó chịu khi mặc đồ là những gì tôi nhận được. Mặc dù giờ đây tôi đã chia tay nhưng vẫn để nguyên vùng vi ô lông này. Tôi khuyên bất cứ chị em nào chưa nhìn thấy vùng vi ô lông rậm rạp theo tự nhiên của mình hãy thử để một lần, có thể bạn sẽ yêu nó hơn là quyết định triệt lông vùng kín hàng tháng", Elizabeth (25 tuổi) chia sẻ.
Elizabeth khuyên bất cứ chị em nào chưa nhìn thấy vùng vi ô lông rậm rạp theo tự nhiên của mình hãy thử để một lần, có thể bạn sẽ yêu nó hơn là quyết định triệt lông vùng kín hàng tháng.
"Da vùng kín của tôi được bảo vệ khỏi sự cọ xát và kích thích"
"Các loại kem và bộ dụng cụ tẩy lông tại nhà làm tôi cảm thấy va chạm đau đớn. Waxing chuyên nghiệp không chỉ tốn kém, tốn thời gian mà còn vô cùng đau đớn. Sau 15-20 năm, tôi quyết định buông xuôi để lắng nghe cơ thể mình", Alexa (35 tuổi) cho biết. Giờ đây, cô có thể thoải mái mặc đồ ren gợi cảm mà không phải đối mặt với sự kích thích của lông vùng kín mọc dài ra.
"Để lông vùng kín mọc tự do, tôi tiết kiệm được đáng kể thời gian"
Cafly (27 tuổi) cho biết, vào một ngày nọ, cô dùng dao cạo lông vùng kín khi đang tắm và tự nghĩ, hẳn là mình sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian nếu ngừng chải chuốt chúng mỗi ngày. "Lúc đầu, không cạo lông vùng kín giúp tôi tiết kiệm 10 phút mỗi lần - trong khi mỗi tuần tôi phải làm việc này 2-3 lần. Nhưng khi ngừng cạo càng lâu thì lông càng mọc dài hơn và cuối cùng tôi đã nhìn nó một cách tận hưởng.
Bằng cách không cạo lông vùng kín, tôi kiết kiệm 20 phút mỗi tuần, tính ra cũng 7 giờ mỗi năm, quá tuyệt diệu!".
Các loại kem và bộ dụng cụ tẩy lông tại nhà làm nhiều chị em cảm thấy đau đớn khi triệt lông.
Nếu quyết định triệt lông vùng kín hãy tìm phương pháp phù hợp, tránh gây tổn thương và bệnh tật không mong muốn
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), lông vùng kín không có nhiều tác dụng bảo vệ âm đạo như mọi người vẫn nghĩ nên việc loại bỏ sẽ không hề gây hại cho vùng kín nói riêng và sức khỏe của chị em phụ nữ nói chung. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp trục trặc sức khỏe do phương pháp thực hiện không phù hợp.
BS Dung nhấn mạnh, chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông. Bởi không phương pháp nào an toàn 100%. Chẳng hạn, việc dùng dao cạo nếu không cẩn thận có thể gây xây xát. Ngoài ra, lông mọc lại sẽ rất cứng, gây khó khăn cho những lần "làm sạch" sau đó. Chưa hết, bạn sẽ cảm thấy chúng vô cùng ngứa ngáy, cộm cộm khó chịu. Khi diện đồ sẽ thấy đâm tua tủa ra bên ngoài, điều ấy đôi khi trở nên bất tiện trong những bộ đồ bó sát, không quá dày dặn...
Chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông.
BS Dung cũng khẳng định, da vùng kín đặc biệt nhạy cảm hơn so với những vùng khác trên cơ thể nên nếu "dọn dẹp" vùng này không cẩn thận có thể dẫn đến viêm chân lông, nhất là môi trường vùng kín thường xuyên bị bịt kín, nóng và ẩm, không được thoát khí. Do đó, nếu bạn muốn "dọn dẹp vùng kín", hãy thử tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành da liễu, sản phụ khoa để tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho tình trạng của mình.
Giờ thì bạn sẽ quyết định triệt lông vùng kín hay không?
Theo Trí thức trẻ
Đèn đỏ rồi mà vẫn ra nhiều huyết trắng, liệu có sao? Trước và sau khi đến 'ngày ấy' là lượng huyết trắng ra rất nhiều, em nên làm gì? Hỏi: Em học lớp 7. Em đã có kinh nguyệt rồi. Trước khi đến "ngày ấy" lượng huyết trắng ra nhiều và sau khi hết chu kỳ huyết trắng ra nhiều hơn trước. Em không biết điều này có ảnh hưởng gì không? Trả lời:...