8 bộ phận vô dụng trên cơ thể người
Ruột thừa, răng khôn, xương cụt, cơ tai, mí mắt thứ 3… là những bộ phận không có mục đích hay chức năng gì cho cơ thể.
Ruột thừa
Trong thời tiền sử, ruột thừa giúp con người tiêu hóa các loại thức ăn giàu cellulose có trong thức ăn thực vật. Khi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn đa dạng chủ yếu là thịt, chúng ta không cần đến một hệ thống đường ruột dài và phức tạp. Trong một số trường hợp, viêm ruột thừa gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không cắt bỏ kịp thời.
Mí mắt thứ ba
Đây là một nếp gấp của mô được tìm thấy ở rìa bên trong mắt. Chim, bò sát và một số động vật có vú có thể kéo các màng này qua mắt để giữ ẩm và che chắn bảo vệ. Ở con người, mí mắt thứ ba là tàn dư của màng sinh học này và chúng ta đã không còn khả năng kiểm soát được nó.
Sợi cơ arrector pili
Tổ tiên của con người có nhiều lông đã sử dụng sợi cơ này hạn chế sự thất thoát nhiệt của cơ thể. Bây giờ khi có quần áo để giữ ấm, cơ thể chúng ta cũng không còn nhiều lông nữa và tiêu biến tạo ra hiệu ứng nổi da gà.
Răng khôn
Video đang HOT
Con người không còn cần một hàm răng mạnh vì chế độ ăn uống đã chuyển sang thực phẩm mềm và ngũ cốc nấu chín. Hàm của chúng ta cũng đã nhỏ hơn nên không cần đến răng khôn.
Xương cụt
Con người vẫn có đuôi khi còn là một thai nhi từ 5 đến 8 tuần tuổi. Theo thời gian, cái đuôi đó sẽ bắt đầu tiêu biến và các đốt sống còn lại của nó hợp nhất để tạo thành xương cụt.
Đuôi giúp tổ tiên của chúng ta di chuyển và giữ thăng bằng. Nó đã rút ngắn lại khi con người học cách đứng và đi thẳng. Khi cái đuôi biến thành một nhúm xương cụt sẽ không còn phục vụ mục đích gì cho con người.
Cơ tai
Cơ tai giúp các loài động vật có vú định hướng âm thanh và thể hiện cảm xúc. Vì đã có một cái cổ linh hoạt, con người không cần cơ tai để hướng vành tai về nơi có âm thanh. Hiện vẫn có một số ít người có thể nhúc nhích tai nhưng đó là tất cả những gì họ có thể làm.
Cơ gân tay palmaris longus
Dải cơ hiện lên trên cổ tay có tên palmaris longus là một cơ hiếm còn sót lại từ thời tiền sử của con người. Cơ gân tay từng giúp cho tổ tiên con người trèo cây. Khi chúng ta bắt đầu đứng thẳng trên mặt đất và đi bằng hai chân, cơ gân tay trở nên vô dụng suốt khoảng 3,2 triệu năm trở lại đây.
Núm vú đàn ông
Núm vú của đàn ông dường như là vô dụng vì nó không có chức năng sản xuất sữa. Tuy nhiên, một số người đàn ông có nồng độ hormone prolactin cao (hormone giúp phụ nữ sản xuất sữa) cũng có thể tiết sữa nhưng không nhiều.
Cẩm Anh
Theo Business Insider/VNE
9 bộ phận cơ thể tưởng vô dụng lại có chức năng thú vị
Nhiều người nghĩ rằng ruột thừa, nhân trung, mí mắt 3 thứ không có vai trò gì đối với cơ thể. Thực tế, chúng lại có chức năng rất thú vị.
Ruột thừa: Theo This Is Insider, đây là một đoạn ruột nhỏ bị bịt kín, nối với manh tràng (đoạn đầu của ruột già). Ruột thừa không có vai trò gì, trong khi các đoạn ruột bình thường khác là để luân chuyển thức ăn. Thậm chí, nó còn dễ bị viêm nhiễm nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Tuy vậy, một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng ruột thừa đóng vai trò nhất định trong hệ thống miễn dịch của con người bằng cách chứa các vi khuẩn tốt giúp chống lại nhiễm trùng.
Lỗ kỳ lạ trên tai: Đây là khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp, chỉ 2% dân số thế giới có nó. Cái lỗ này được gọi là rò luân nhĩ (preauricular sinus), do Van Heusinger ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1864. Mục đích tồn tại của cái lỗ này chưa có câu trả lời cụ thể. Tuy nhiên, nhà cổ sinh vật học tiến hóa Neil Shubin thuốc Đại học Chicago (Mỹ) cho rằng đây có thể là dấu hiệu còn sót lại của mang cá. Điều đó cho thấy con người thực sự đã tiến hóa từ một loài thuỷ sinh.
Hiện tượng tay nhăn nheo: Nếu ngâm nước quá lâu, bạn sẽ thấy ngón tay và ngón chân bắt đầu nhăn lại. Các nhà khoa học đã thực hiện một số thí nghiệm và phát hiện việc để ngón tay nhăn nheo sẽ giúp con người dễ dàng cầm nắm vật dụng dưới nước hơn.
ADN "rác": Cơ thể con người có đến vài tỷ ADN, nhưng phần lớn trong số đó dường như chẳng có tác dụng gì. Chúng được gọi là các ADN rác. Chúng không tạo ra protein, thậm chí còn dễ khiến cơ thể chịu tổn thương và bị bệnh. Theo một nghiên cứu gần đây, thực tế ADN "rác" có vai trò quan trọng, đó là cố định các đoạn gen với nhau trong cơ thể. Nhờ đó, các nhiễm sắc thể được giữ bên trong nhân tế bào một cách chuẩn xác.
Phần màu hồng trong mắt: Nếu nhìn kỹ vào gương, bạn sẽ thấy một chút mô hồng cầu ở khóe mắt. Nó thường được gọi là mí mắt thứ 3, có chứa các tế bào giúp con người chảy nước mắt. Vì vậy, chức năng của nó thường được xem là để bảo vệ mắt, duy trì độ ẩm cho nhãn cầu. Ảnh: Brightside.
Chỗ giữa hai lông mày: Khu vực này được gọi là glabella. Đây là bộ phận quan trọng giúp bạn dễ dàng kiểm tra phản xạ của mình bất cứ lúc nào. Hãy gõ ngón tay của bạn vài lần lên vị trí này. Nếu phản xạ của bạn tốt, bạn sẽ thấy thấy mắt hơi căng và nhấp nháy.
Amiđan: Theo Bright Side, cục hạch tưởng chừng như thừa thãi trong cổ họng của chúng ta thật ra lại đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn vi khuẩn và virus hô hấp xâm nhập vào cơ thể. Khi bị viêm amiđan, giải pháp được đưa ra là cắt bỏ nó. Tuy nhiên, sau đó nguy cơ bị viêm nhiễm của con người cũng tăng cao.
Biểu bì quanh móng tay: Nhiều người có thói quen cắt bỏ lớp da bao quanh móng tay. Nhưng đây lại là điều sai lầm. Lớp biểu bì này có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhậm vào cơ thể. Vì vậy, cắt gọt hết chúng đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm vào người. Thậm chí, việc rửa tay lúc này không còn tác dụng gì.
Nhân trung: Bác sĩ có thể dựa vào hình dáng của nhân trung để nhận định sức khỏe của một em bé đang nằm trong bụng mẹ. Đôi khi, nhân trung có hình dạng khác thường có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ, hở hàm ếch, hoặc một số căn bệnh khác.
Theo Zing
10 điều kỳ lạ về phản ứng của cơ thể có thể bạn không biết Cơ thể con người luôn chất chứa những điều kỳ diệu mà ta sẽ không bao giờ hiểu rõ hết được cơ chế bên trong của nó. Dưới đây là những phản ứng của cơ thể rất kỳ diệu có thể bạn không biết, theo MSN. Chân nhăn khi ở dưới nước là vì các mạch máu bị co lại - SHUTTERSTOCK Cơ...