8 bộ phận hay hỏng nhất của ô tô tài xế nhất định phải biết
Bộ lọc, phanh, sơn vỏ xe hay lốp…là những bộ phận dễ bị hư hỏng nhất trên ô tô tài xế nhất định phải biết để kịp thời khắc phục nếu không dễ dẫn tới những tai nạn đáng tiếc.
Hệ thống lọc trên xe ô tô dễ hỏng do bám bụi
Hệ thống lọc gồm bộ lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, bộ lọc dầu động cơ, lọc nhiên liệu đều có vai trò lọc bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không khí đi vào động cơ. Do đó, bộ phận này dễ bị bụi bẩn bám vào và làm giảm hiệu quả lọc, làm cho luồng không khí đi vào động cơ không đủ, gây hao xăng, tăng mức ô nhiễm và động cơ hoạt động không ổn định.
Lớp sơn vỏ xe ô tô dễ hỏng do va quẹt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lớp sơn xe ô tô nhanh hỏng. Có thể là do tác động bên ngoài; do va quẹt; do quá trình rửa xe không đúng kỹ thuật; dùng khăn lau xe khi vỏ xe nhiều bụi bẩn bám vào chiếc khăn và chà xát vào vỏ xe, làm xước sơn bóng.
Lớp sơn, phanh hay bộ lọc của xe ô tô là bộ phận dễ hỏng nhất tài xế cần biết
Cảm biến oxy hỏng khiến xe có tốc độ cầm chừng không ổn định
Cảm biến Oxy thường được bố trí trên các ống thải của động cơ. Cảm biến này có thể coi là quan trọng nhất trên ô tô đời mới. Cảm biến Oxy có chức năng đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ và truyền tín hiệu về bộ xử lý trung tâm (ECU) nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp.
Khi cảm biến bị hư hỏng thường xảy ra một số hiện tượng như sau: Đèn Check Engine phát sáng, mức tiêu hao nhiên liệu tăng, tăng tốc không tốt, tốc độ cầm chừng không ổn định, mức độ ô nhiễm môi trường tăng…
Phanh ô tô hỏng dễ gây tai nạn
Video đang HOT
Bộ phận phanh đóng vai trò quan trọng nhất vì đảm bảo an toàn cho người lái xe, chỉ cần một sự cố nhỏ của hệ thống này có thể dẫn đến những tai nạn giao thông vô cùng nguy hiểm. Khi xe bị mất phanh là hệ thống phanh/hãm xe mất tác dụng không còn khả năng làm giảm tốc độ của xe, hãm hay dừng xe.
Nguyên nhân của những hỏng hóc của phanh ô tô là do má phanh có thể bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị dò rỉ…Người sử dụng xe phải đảm bảo đúng chế độ bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất. Đặc biệt trước các chuyến đường dài hay đường đèo dốc, xe cần phải được kiểm tra kỹ hệ thống này.
Lốp xe hỏng gây mất an toàn và có thể phát nổ
Khi xe gặp sự cố về lốp là nguy hiểm nhất, đặc biệt, nổ lốp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tai nạn giao thông. Ngoài các nguyên như lốp xe quá mòn, cũ sẽ dẫn đến tình trạng nổ lốp mà còn là khi lốp xe không đủ hơi hoặc xe quá tải dẫn đến việc lốp chịu “giới hạn tải trọng cực đại” thì vỏ lốp phải hoạt động hết công suất, bị mài mòn nhiều, ma sát với mặt đường nhiều nên dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và dẫn đến có thể phát nổ.
Để phòng ngừa sự cố, các kỹ sư ô tô khuyến cáo ngoài việc xử dụng lốp xe có chất lượng kỹ thuật đảm bảo, kiểm tra lốp định kỳ và thường xuyên kiểm tra lốp bằng mắt thường trước mỗi hành trình.
Hệ thống cần gạt nước
Hệ thống gạt nước là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Tuy nhiên bộ phận này cũng rất hay hỏng do sử dụng thường xuyên, để xe nơi mưa nắng…
Chổi gạt dễ hỏng do làm bằng cao su
Đây là chi tiết làm bằng cao su nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị mòn, chai cứng, vỡ, biến dạng gây ra các hiện tượng như tạo ra các vết nước rất nhỏ sau khi cần gạt đi qua, gạt không sạch, vết gạt không liên tục hoặc phát ra tiếng kêu khó chịu. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất và kinh nghiệm sử dụng thì nên thay chổi gạt sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của xe.
Hệ thống đèn xe
Hệ thống đèn xe cũng dễ hư hỏng trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân của việc đèn hỏng có thể là do xe thường xuyên bị xóc mạnh hay có sự cố va chạm thì bóng có thể hỏng nhanh hơn, thậm chí có thể hỏng bất ngờ. Nguyên nhân khác có thể khiến tuổi thọ của bóng đèn chiếu sáng bị giảm là nguồn điện không ổn định, có thể là do hiệu điện thế của ắc quy thường xuyên vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng. Do đó nên kiểm tra thường xuyên để kịp thời xử lý tránh tình huống đang đi đường dài vào ban đêm mà đèn hỏng sẽ gây nhiều nguy hiểm.
Ngoài ra, còn có một số bộ phận khác dễ hư hỏng như các ống phân phối nhiên liệu, các cầu chì, hệ thống dây dẫn điện trên ô tô.
An Dương (T/h)
Theo VietQ
5 Lưu ý cần nhớ khi lái xe trong mùa mưa
Trời mưa lớn và các con đường ngập nước là nỗi ám ảnh của rất nhiều tài xế.
1. Chạy vào vũng nước lớn
Nguyên nhân của hành động này có thể là do cố ý hoặc vô tình. Lưu thông của các dòng xe máy đôi lúc khiến cho các bác tài phải chạy vào phần nước trũng. Nếu như đó là đoạn đường quen và các bạn biết rõ địa hình thì không sao, nhưng nếu như đó là đoạn đường lạ, các bạn có nguy cơ gặp phải những tai nạn khó lường vì các vũng nước lớn trên đường thường là nơi mà mỗi khi mưa nó lại sẽ tụ nước, gây ra các hố sâu, lỗ lún. Ngoài ra bên dưới các vũng nước này cũng có thể là phần cống thoát nước (có nắp hoặc mất nắp), ổ gà ổ voi các kiểu.
2. Quên bật đèn
Nước mưa gây cản trở tầm nhìn cho mọi phương tiện lưu thông trên đường. Kể cả khi cần gạt mưa hết công suất thì vẫn có những lúc tầm nhìn bị trắng xóa trong các cơn mưa lớn. Cách tốt nhất để tăng tầm nhìn và báo hiệu sự hiện diện của bản thân là bật đèn (đèn pha, đèn chạy ban ngày, đèn sương mù nếu có).
Tuy nhiên, bật bar LED siêu sáng trong vài trường hợp sẽ làm chói mắt xe đối diện, tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
3. Phanh gấp
Như đã đề cập ở trên, mọi người nên duy trì tốc độ ổn định trên đường, số thấp, đều ga. Nếu phải phanh thì nên phanh sớm và nhẹ. Không nên phanh quá gấp, sẽ khiến cho chiếc xe phía sau khó tính toán được khoảng cách an toàn và đâm mình.
Khi đường không bị ngập, thao tác dừng xe trên mặt đường ướt cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn so với đường khô ráo. Cần ước lượng càng chính xác càng tốt khoảng cách từ lúc đạp phanh đến điểm muốn xe dừng hẳn. Để tránh cho xe không bị trượt khi đạp phanh, hãy thực hiện việc phanh khi bánh xe đang ở trạng thái chạy thẳng.
4. Cố khởi động lại khi xe chết máy
Nếu cố khởi động lại khi xe chết máy, rất có thể chiếc xe sẽ "nằm" luôn. Khi gặp trường hợp này, nên bình tĩnh đánh giá tình hình. Nếu xác định chết máy là do nước vào bên trong động cơ thì tuyệt đối không được khởi động lại động cơ. Nếu cố chấp nổ máy, chiếc xe không những không thể chạy mà còn có thể sẽ làm nước tràn vào động cơ gây thuỷ kích.
5. Vượt xe tải
Vào trời mưa, khi mà tầm nhìn hạn chế và nhiều "bẫy" dưới mặt nước, mọi người nên cố gắng chạy số thấp và đều chân ga. Đôi lúc chúng ta vẫn phải vượt xe khác để có thể di chuyển nhanh hơn nhưng phải luôn cẩn thận, nhất là khi vượt các xe lớn. Nếu như nước từ xe lớn che mất tầm nhìn kính lái thì các bác phải bình tĩnh, giữ thẳng lái.
Theo Khám phá
Lùi cán 3 xe máy, ô tô tiếp tục tông người truy đuổi Chiếc ô tô sau khi lùi tông trúng ba xe máy trên đường thì bỏ chạy, sau đó tiếp tục tông một xe khác... Đến cuối giờ chiều 4-8, lực lượng chức năng quận Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm xử lý hiện trường vụ tai nạn trên địa bàn. Thông tin ban đầu, khoảng 16 giờ chiều, ô tô...