8 bệnh viện TP HCM ‘an toàn thấp’ chống Covid-19
Sở Y tế kiểm tra 53 bệnh viện công lập và tư nhân, đánh giá 8 bệnh viện an toàn mức thấp về phòng chống Covid-19.
Theo báo cáo của Sở Y tế, đây là lần thứ hai trong năm kiểm tra đánh giá các bệnh viện trên địa bàn, dựa trên bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Bộ Y tế ban hành. Tính đến ngày 14/9, có 9 bệnh viện kiểm tra lần thứ hai đã khắc phục một số tiêu chí không đạt trong lần đánh giá thứ nhất.
Hiện thành phố không còn bệnh viện nào trong nhóm không an toàn. 45 bệnh viện đạt mức an toàn. Tám bệnh viện an toàn mức thấp, gồm Tai Mũi Họng Sài Gòn, Quận 9, Chấn thương Chỉnh hình, STO Phương Đông, Quận Phú Nhuận, Ung bướu, Bệnh viện huyện Củ Chi và Trung tâm Y tế quận 10.
Ngày 8/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng khẳng định những bệnh viện qua hai lần đánh giá vẫn không đạt mức an toàn yêu cầu tạm ngưng hoạt động để khắc phục.
Trước đó, đợt đánh giá đầu tiên kết quả công bố ngày 28/8, Sở Y tế TP HCM kiểm tra 28 bệnh viện, có hai nơi không đạt an toàn là Bệnh viện Quận Gò Vấp và Bệnh viện STO Phương Đông.
Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện rà soát, duy trì các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là đảm bảo công tác sàng lọc bệnh nhân và xét nghiệm tầm soát nCoV.
Video đang HOT
Bất cập trong việc mua sắm hàng loạt máy xử lý rác thải y tế tại Đắk Nông
Sở Y tế Đắk Nông triển khai dự án mua sắm trang thiết bị xử lý chất thải bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh nhưng không phát huy hiệu quả.
Thiết bị hiện đại tiền tỷ dùng 1 năm thì hỏng
Thời gian qua, người dân trú tại thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) luôn phải chịu cảnh ô nhiễm không khí khi sống cạnh vị trí đốt rác y tế của Bệnh viện Đa khoa huyện (Trung tâm Y tế huyện Krông Nô).
Trao đổi với VTC News, bà Phùng Thị Tuyết Nhung - một người dân ở đây cho biết: "Nhà tôi cách chỗ đốt rác chỉ 20 mét nên mỗi lần đốt, mùi hôi thối và khói bốc lên làm cả nhà đứng ngồi không yên. Khi chúng tôi bức xúc phản ánh thì phía bệnh viện chuyển sang đốt rác vào đêm khuya đến tận hôm sau mới dừng".
Người dân sống cạnh BVĐK huyện Krông Nô bức xúc vì luôn phải chịu cảnh ô nhiễm không khí mỗi lần Bệnh viện đốt rác thải y tế.
Liên quan đến sự việc này, BVĐK huyện Krông Nô xác nhận và giải thích nguyên nhân là lò đốt rác đã hoạt động hơn 10 năm nên đã bị xuống cấp, sửa chữa tới 4 lần. Đồng thời, BVĐK có hướng xử lý là nâng ống khói lên cao hơn 20 mét để đẩy mùi hôi tan trong không khí.
Để khắc phục tình trạng nói trên, Sở Y tế Đắk Nông đã cung cấp cho bệnh viện hệ thống xử lý chất thải rắn y tế, bằng công nghệ hấp ướt và cắt được sản xuất tại Hungary. Nhưng đi vào hoạt động vỏn vẹn 1 năm thì thiết bị được cho là hiện đại này đã hỏng.
"Mùi hôi thối không chịu được, nên tuần trước, tôi qua kêu thì người của bệnh viện nói là lò hấp đã bị hư, không đủ chất lượng để xử lý rác nữa. Chúng tôi mong cơ quan thẩm quyền vào cuộc quyết liệt hơn nữa, tuần nào cũng hít khói độc bệnh gì rồi cũng có", bà Nhung bức xúc.
Không hiệu quả, vẫn cố đầu tư?
Ngoài huyện Krông Nô, cuối năm 2017, Sở Y tế tỉnh này cũng bàn giao hệ thống thiết bị xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho BVĐK tỉnh Đắk Nông, với giá gần 4,5 tỷ đồng.
Máy sử dụng bằng công nghệ hấp ướt tích hợp cắt nhỏ chất thải trong cùng 1 khoang xử lý (trong 1 thiết bị), với mong muốn chất thải sau khi xử lý sẽ được cắt nhỏ, không còn hình dạng ban đầu, không còn mầm bệnh lây nhiễm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Nô.
Tuy nhiên, máy mà BVĐK tỉnh Đắk Nông được giao chỉ thực hiện được một chức năng duy nhất là "hấp", chức năng còn lại phải mua thêm trang thiết bị khác. Cụ thể, tại biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng, đơn vị trúng thầu cho biết, để máy hoạt động thì Ban quản lý dự án Sở Y tế Đắk Nông cần hỗ trợ thêm một máy cắt rác; xử lý khắc phục tiếng về ồn và mùi bốc ra từ máy hấp cắt rác.
Sở Y tế Đắk Nông còn là chủ đầu tư dự án mua sắm hàng loạt thiết bị lỗi thời, lạc hậu tại BVĐK tỉnh Đắk Nông, khi trước đó đội ngũ y bác sĩ đã đề xuất mua máy một đường, nhưng đến khi tiếp nhận máy cấp một nẻo khiến cho công tác khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn.
Không những vậy, khi nhiều huyện sử dụng thiết bị sản xuất tại Hungary không phát huy hiệu quả, UBND tỉnh Đắk Nông vẫn tiếp tục chi thêm hơn 45,6 tỷ đồng cho ngành Y tế để mua thêm máy nghiền cắt rác thải y tế xuất xứ tại Trung Quốc. Số máy này bố trí tại BVĐK tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, Đắk Song...
Nhà xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm của BVĐK huyện Krông Nô.
Liên quan đến việc trong các hợp đồng mua máy đã có các tính năng hấp và cắt, nhưng vẫn phải mua thêm máy cắt, trả lời VTC News, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết, mua thêm là có lý do. Bà Hương đã xin ý kiến và UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý.
"Lý do vì sao lại bổ sung thêm cái đó (tức máy cắt) là để đem lại quyền lợi, lợi ích thêm cho bệnh viện và cho Nhà nước. Mua thêm lại đem lại lợi nhuận, lợi ích hơn" - bà Hương nói.
Gần 217.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 217.000 ca tử vong vì nCoV, trong hơn 3,1 triệu ca nhiễm, một số nước bắt đầu nới hạn chế khi tình hình đã ổn định hơn. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, 3.111.730 ca nhiễm và 216.857 ca tử vong do nCoV được ghi nhận tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần...