8 bệnh nam giới có thể tự kiểm tra
Một số thao tác kiểm tra đơn giản có thể giúp nam giới phát hiện sớm những bệnh phổ biến và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Mỡ thừa ở bụng
Theo tiến sĩ Bruce B. Campbell, chuyên gia sức khỏe nam giới tại Lahey Clinic (Mỹ): “Mỡ thừa ở vùng bụng kích thích cơ thể sản sinh một số loại hormone làm tăng nguy cơ tim mạch và tiểu đường ở nam giới”.
Để kiểm tra mỡ bụng, chỉ cần sử dụng một chiếc thước dây quấn quanh vòng eo dưới rốn. Nếu số đo lớn hơn 93,98cm, bạn đang có nguy cơ mắc phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nên lặp lại bài kiểm tra này mỗi tháng một lần.
Bệnh tim
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tới 89% các tình huống tim mạch đột ngột như đau tim xảy ra ở nam giới.
Cách tự kiểm tra nhanh để xác định tình trạng sức khỏe tim mạch là bắt mạch khi cơ thể đang trong trạng thái thư giãn. Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay của cánh tay còn lại. Sau đó, đếm mạch đập trong 10 giây rồi nhân với 6. Nhịp đập bình thường của nam giới ở mức 60-100. Nếu vượt quá giới hạn này, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Ngoài ra, nên chú ý tới khoảng cách giữa 2 nhịp đập. Mạch đập bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh rung nhĩ hoặc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nên lặp lại bài kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần.
Huyết áp
Theo nghiên cứu của Học viện bác sĩ gia đình (AAFF) tại Mỹ, khoảng 28% nam giới được chẩn đoán mắc chứng cao huyết áp. “Tốt nhất nên chọn cho mình một chiếc máy đo huyết áp dễ sử dụng và học cách tự đo”, tiến sĩ Campell phát biểu. Cần đảm bảo ngồi và thư giãn khoảng 5 phút trước khi đo.
Huyết áp của cơ thể có thể thay đổi hàng ngày, hãy ghi lại số đo và tính số đo trung bình sau 10 lần đo. Nếu huyết áp tâm thu cao hơn 120 hoặc thấp hơn 80 thì nên đi khám. Lặp lại bài kiểm tra vài tuần một lần.
Ung thư tinh hoàn
Thống kê của Viện ung thư quốc gia (Mỹ) cho thấy ung thư tinh hoàn phổ biến nhất ở nam giới tuổi từ 20-35.
Video đang HOT
Thời điểm thích hợp nhất để kiểm tra sức khỏe tinh hoàn là sau khi tắm. Lúc này, phần bìu dương vật đang trong trạng thái được thư giãn. Hãy quan sát để phát hiện kịp thời những cục bướu hoặc những thay đổi về kích cỡ để hỗ trợ việc điều trị. Nên lặp lại bài kiểm tra này một tuần một lần.
Ung thư miệng
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư miệng ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới, trong đó 72% số trường hợp bị u ở miệng và họng là do lây nhiễm virus HPV.
Ung thư miệng thường xuất hiện các triệu chứng là vết lở loét hoặc nổi cục không khỏi ở trên môi hoặc trong miệng. Để kiểm tra, hãy há to miệng và dùng tay miết qua một lượt xung quanh và dưới lưỡi. Những đốm lớn màu trắng hoặc đỏ có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Nên kiểm tra mỗi tháng một lần.
Bệnh về nướu
Mỗi khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng, hãy để ý những vùng lợi bị sưng, đau, chảy máu và những chiếc răng lung lay. Ngoài ra, nên chú ý hiện tượng co rút nướu răng để đảm bảo hàm răng trông trẻ trung hơn.
Bệnh nha chu có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của nam giới và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, đặc biệt là bệnh tim.
Ung thư da
Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 2,2 triệu người mắc ung thư tế bào da căn bản hoặc tế bào vảy và khoảng 70.000 người mắc ung thư tế bào hắc tố. So với nữ giới, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tế bào da căn bản cao gấp 2 lần và nguy cơ mắc ung thư tế bào vảy cao gấp 3 lần.
Hãy quan sát toàn diện các vùng da trên cơ thể, kể cả da đầu và lòng bàn chân, để mắt tới những nốt ruồi đã thay đổi về kích cỡ, hình dạng và màu sắc. Nên đi khám khi xuất hiện các hiện tượng ngứa, chảy máu, vết rám hoặc đóng vảy. Ngoài ra, nên kiểm tra cả vùng tai.
Ung thư vú
Thời điểm thích hợp nhất cho việc này là trong khi tắm. Hãy để mắt tới bất cứ thay đổi nào về kích cỡ của bộ ngực hoặc các khối sưng u trên đó. Ngoài ra, nên thử ép 2 đầu núm vú để xem có hiện tượng chảy mủ hay không. Nên tiến hành việc kiểm tra mỗi tháng một lần.
Theo VNE
Những thực phẩm chống và đẩy lùi bệnh ung thư đáng kinh ngạc
Nếu muốn tăng sức miễn dịch với căn bệnh ung thư, ngay từ bây giờ, bạn hãy tích cực ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng sau hàng ngày nhé.
1. Nấm
Mỗi loại nấm khác nhau có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều chứa các chất chống ung thư, đặc biệt là hoạt chất betaglucan có khả năng ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư, đồng thời trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.
Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên được bổ sung đa dạng các loại nấm như mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm đông cô, ngân nhĩ,...
Mỗi loại nấm khác nhau có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều chứa các chất chống ung thư (Ảnh minh họa)
2. Hành
Giống như tỏi, hành là thành viên thuộc họ hành, bao gồm tỏi tây, hẹ tây và hành lá. Hành cũng là thực phẩm tuyệt vời giúp chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vì khả năng can thiệp vào sự tiến triển của khối u và mang lại hiệu quả tích cực chosức khỏe.
Theo đó, hành tây đã được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, như ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng.
3. Nghệ
Hoạt chất chính chiết xuất từ củ nghệ vàng giúp ức chế sự phát triển một số loại tế bào ung thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư gan...
Nghệ có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành trong quá trình tự vệ của cơ thể, vừa phòng ngừa ung thư một cách tích cực ngay từ lúc mới hình thành tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới.
4. Gừng
Các tế bào thông thường có vòng đời xác định và sẽ bị đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tế bào ung thư thì không như vậy. Chúng liên tục gia tăng và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Các nhà khoa học đã tìm ra một chất dinh dưỡng thực vật trong củ gừng là 6-gingerol. Chất này có tác dụng thúc đẩy kết thúc vòng đời của tế bào ung thư, do đó làm giảm khả năng sản sinh và phát triển của căn bệnh này.
5. Tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm đi đầu trong việc phòng chống các bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Chỉ cần sử dụng một lượng tỏi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng tốt đến hệ miễn dịch.
Trong tỏi cớ chứa nhiều selen - một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm.
Đối với bệnh nhân đã mắc ung thư, tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u.
6. Quả lựu
Lựu không chỉ là loại trái cây tươi ngon mà còn có hiệu quả rất ấn tượng trong việc phòng chống các bệnh ung thư.
Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư. Hoạt tính chống ôxy hóa trong loại quả này cũng mạnh hơn nhiều so với hợp chất ở rượu vang và chè xanh.
Ngoài ra, trong lựu có chứa hợp chất ellagitannins có vai trò tích cực trong ngăn chặn sự sản xuất các oestrogen - yếu tố nguy hiểm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.
7. Các loại rau họ cải
Những loại rau họ cải cũng là một trong những thực phẩm rất tốt để chống và phòng chống ung thư cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Những loại rau họ cải như súp lơ trắng, súp lơ xanh và bắp cải là những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Và chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất như hoạt chất chống oxy hóa và ung thư có sức mạnh đáng kinh ngạc.
Hãy ăn càng nhiều cải búp, cải canh, cải xoong, củ cải, bắp cải,... càng tốt, để nạp đủ lượng dưỡng chất thực vật và các hợp chất chống ung thư cho cơ thể.
Theo VNE
Những thực phẩm cần kiêng khi bị bệnh thận Với người mắc bệnh thận, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh tiến triển chậm. Dưới đây là những loại thực phẩm người bị mắc bệnh thận nên hạn chế một cách tối đa. Quả bơ Mặc dù loại quả này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch nhưng nó lại không phải là...