8 bài thuốc hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi
Nhọ nồi là cây cỏ mọc hoang ở nhiều nơi. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh nhờ nhọ nồi mà không phải ai cũng biết đến. Ngoài tác dụng cầm máu, cỏ nhọ nồi có thể chữa được nhiều loại bệnh khác.
1. Chữa chảy máu cam
Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hòe sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
2. Chữa viêm họng
Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 – 5 ngày.
3. Chữa sốt cao
Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
4. Chữa sốt phát ban
Video đang HOT
Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 4 lần uống trong ngày.
5. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
6. Chữa bạch biến
Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hóa ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 – 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
7. Chữa gan nhiễm mỡ
Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
8. Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Theo VNE
Cách chữa đau mắt đỏ bằng cây lá vườn nhà
Các loại cây cỏ, hoa lá vườn nhà sẽ trở thành phương thuốc hữu hiệu, chữa được bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng.
Theo y học hiện đại, đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, do virus gây ra, thường gặp nhất là các chủng như adeno và entero.
Cây rau dấp cá có thể dùng để chữa đau mắt. Ảnh minh họa
Bệnh gây thành dịch ở những nơi có sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, trường học. Các bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh (ho, hắt hơi, nói chuyện trực tiếp, bắt tay, dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt...).
Dấu hiệu nhận biết bệnh là người mắc có biểu hiện như có dị vật trong mắt, nóng, chói mắt nên sợ ánh sáng. Mi mắt sưng húp, kết mạc đỏ như máu, có nhiều dử, hay chảy nước mắt. Nếu có viêm giác mạc thì thị lực giảm, nhìn mờ.
Để giảm bớt mối lo ngại về đau mắt đỏ khi đã lỡ mắc phải, Chất lượng Việt Nam sưu tầm và giới thiệu một số bài thuốc dân gian bằng cây cỏ, hoa lá vườn nhà giúp chữa bệnh đau mắt đỏ.
- Kim ngân hoa, lá dâu mỗi thứ 16 g, kinh giới, chi tử, cúc hoa mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 8 g, bạc hà 6 g, cam thảo 4 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
- Kim ngân hoa 16 g, liên kiều, ngưu bàng tử, hoàng cầm mỗi thứ 12 g, chi tử 8 g, bạc hà, cát cánh mỗi thứ 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
- Lá dấp cá 100 g, sài đất, bồ công anh mỗi thứ 50 g. Tất cả dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, hòa nước ấm, chắt ra uống, ngày 2-3 lần.
Kim Ngân hoa có thể dùng chữa đau mắt đỏ. Ảnh minh họa
- Lá trầu không 50 g, rửa sạch, đổ nước đun sôi, xông hơi ngày 2 lần.
- Lấy cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch, giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy trùng sạch), lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.
- Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng; bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ 1 nắm; quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước chè.
- Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.
- 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh giã nát sắc lấy nước uống.
- Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Theo VNE
Bí quyết giúp bạn ngừng rụng tóc trong 4 tuần Danh y Tuệ Tĩnh có câu "Nam dược trị nam nhân" có nghĩa là người Việt Nam thì nên dùng thuốc nam để trị bệnh. Sở dĩ nam dược được coi trọng, khuyến khích sử dụng như vậy là vì con người và môi trường sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, hầu hết các cây thuốc nam đều...