78 người bị khởi tố từ vụ 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines xách ma túy
Từ vụ 4 nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines xách ma túy qua sân bay Tân Sơn Nhất, Công an TP.HCM đã truy xét toàn bộ đường dây, khởi tố 78 bị can.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã thay mặt lãnh đạo Bộ gửi thư khen, biểu dương thành tích của Công an TP.HCM trong việc triển khai hiệu quả chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về điều tra, truy xét toàn bộ đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ nước ngoài về Việt Nam, được phát hiện từ ngày 16/3 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Lãnh đạo Bộ Công an có thư khen thành tích của Công an TP.HCM. Ảnh: Chụp màn hình
Nội dung thư khen cho hay, lực lượng đấu tranh chuyên án đã làm rõ phương thức, thủ đoạn các tội phạm lợi dụng sự mất cảnh giác của người dân và các đơn vị bưu điện, chuyển phát nhanh để vận chuyển ma túy.
Qua đó, chuyên án đã triệt phá 20 đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên quan trên địa bàn TP.HCM và Bình Dương; khởi tố 27 vụ án, 78 bị can về các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm; thu giữ gần 50kg ma túy tổng hợp các loại, 2 khẩu súng và nhiều tang vật liên quan.
“Những chiến công nối tiếp chiến công tạo nên thành tích đặc biệt xuất sắc của Công an TP.HCM, xứng đáng là điển hình về công tác đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia; thể hiện tinh thần mưu trí, sáng tạo và sắc bén về nghiệp vụ; sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, địa phương… góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm, củng cố niềm tin của nhân dân đối với lực lượng CAND”, thư khen nêu.
Đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 78 bị can liên quan đến vụ 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines xách ma túy về Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hải quan TP.HCM
Trong thư khen, Bộ Công an yêu cầu Công an TP.HCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh đấu tranh chuyên án, điều tra mở rộng các vụ án ma túy có liên quan. Bộ Công an cũng yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn phạm tội để tổ chức, cá nhân chủ động cảnh giác phòng ngừa, tích cực phối hợp với lực lượng Công an phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn không để tội phạm ma túy lợi dụng hoạt động, từng bước vô hiệu hóa nguồn cung ma túy vào trong nước.
Như đã thông tin, sáng 16/3, lực lượng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất thuộc Cục Hải quan TP.HCM đã kiểm tra hành lý của nhóm 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines khi nhập cảnh từ sân bay Paris Charles de Gaulle (Pháp) hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay số hiệu VN 10.
Xác định nghi vấn, lực lượng Hải quan phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác đã đưa 4 nữ tiếp viên cùng hành lý vào khu vực riêng để soi chiếu, kiểm tra kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Cụ thể, trong 327 tuýp kem đánh răng (chưa mở nắp, nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi tuýp được đựng trong một hộp giấy riêng lẻ) và 17 chai nước súc miệng trong hành lý của các tiếp viên, lực lượng chức năng tìm thấy 11,4kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp, gồm 8.400 gram viên nén màu xám, 3.080 gram chất bột màu trắng, tất cả các mẫu thử đều là ma túy.
Nhóm tiếp viên khai rằng, khi ở Pháp đã được một người (chưa xác định danh tính) nhờ “xách tay” một số hàng hóa về nước và trả công hơn 10 triệu đồng. Do quá bận việc, họ chỉ kiểm tra vài tuýp kem, không thấy có gì bất thường.
Công an TP.HCM đã tạm giữ 4 nữ tiếp viên cùng tang vật để lấy lời khai. Tuy nhiên, đến ngày 22/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines và đã khởi tố vụ án “vận chuyển trái phép chất ma tuý” để điều tra làm rõ bản chất.
Theo Công an TP.HCM, các nữ tiếp viên bị lợi dụng vận chuyển ma tuý từ Pháp về Việt Nam, không biết trong các tuýp kem đánh răng có chứa ma túy.
Trong quá trình điều tra, Công an TP.HCM phối hợp cùng nhiều đơn vị liên quan khác đã lần theo dấu vết, triệt phá nhiều đường dây chuyển ma túy từ nước ngoài về, tiêu thụ tại Việt Nam.
Công an làm rõ, thủ đoạn lợi dụng người Việt Nam học tập, định cư tại Pháp có nhận dịch vụ gom hàng, chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế để vận chuyển ma túy về Việt Nam qua sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất. Sau đó, chúng sử dụng dịch vụ giao hàng nhanh trong nước để đưa số ma túy này giao về cho một đối tượng tại Đồng Nai tách thành từng kiện hàng riêng, vận chuyển bằng đường bộ giao cho các đối tượng tại TP.HCM, Bình Dương để tiếp tục chia nhỏ, tiêu thụ tại nhiều điểm ở TP.HCM và một số tỉnh, thành khác.
Viện trưởng Lê Minh Trí nói về '17 trường hợp bị oan' trong giai đoạn điều tra, truy tố
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho rằng trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng không nên dùng chữ "oan", bởi oan chỉ được xác định khi bản án có hiệu lực thi hành đồng thời kết luận có tội hay không.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí - Ảnh: PHẠM THẮNG
Sáng 15-9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo thẩm tra về báo cáo của viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2022.
Theo đó, số cuộc kiểm sát trực tiếp tăng 13,8%; số kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm tăng so với năm 2021 và được tiếp thu, thực hiện đạt 99,2%.
Tuy nhiên, theo bà Nga, vẫn còn "17 trường hợp bị oan" trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của viện kiểm sát.
Đồng thời vẫn còn để xảy ra trường hợp viện kiểm sát truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội. Số án thụ lý giảm nhưng số vụ bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tăng 30,4%.
Trong giai đoạn xét xử còn 55 trường hợp viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt.
Giải trình sau đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết trong Bộ luật tố tụng hình sự có quy định các biện pháp hạn chế dần quyền con người có dấu hiệu phạm tội, người liên quan đến tội phạm.
Do đó trong quá trình thực hiện các biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố thì luật cho phép áp dụng biện pháp này để đảm bảo chứng minh được tội phạm, đưa ra xử đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng, ông Trí đánh giá không nên dùng chữ "oan", bởi oan chỉ được xác định khi bản án có hiệu lực thi hành đồng thời kết luận có tội hay không.
Ông lấy ví dụ một vụ bắt mua bán ma túy hay cá độ đá gà có 50-70 người mà anh đứng đó là anh có liên quan và phải mời lên.
"Anh có liên quan, có hành vi, dấu hiệu phạm tội thì tôi mời. Anh ở nhà thì tôi đâu có mời", ông Trí nói và cho biết đến nay không có khiếu kiện về oan sai trong những vụ việc được đình chỉ.
Cạnh đó, đây là biện pháp mà trong tố tụng không nói đình chỉ là oan, oan chỉ khi không có tội mà bản án lại tuyên có tội. Đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật là đình chỉ do có nhiều lý do khác nhau, không phải là mình tùy tiện
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng chỉ rõ một năm là trên 120.000 vụ án hình sự, mà có 17 trường hợp đình chỉ thì "chúng ta phải cảm thấy mừng".
"Năm ngoái có 15 trường hợp đình chỉ, năm nay là 17 trường hợp đình chỉ. Nhưng con số 2 trường hợp tăng thêm so với năm ngoái này không nói lên được điều gì cả bởi còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau", ông Trí nêu.
Ông cho rằng sẽ lưu ý vấn đề này, nhưng đừng đánh giá sớm quá bởi sẽ tạo ra một tâm lý cho cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhấn mạnh việc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay yêu cầu thực hiện song song giữa chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm. Hai nội dung này có tầm quan trọng "một mười, một chín".
Về việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ông Trí lý giải đây là hoạt động được luật cho phép. Bởi có nhiều trường hợp khi ra tòa mới có phản cung, có tình tiết mới.
Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung đã được luật pháp lường trước, cho phép nhằm chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng nêu quan điểm đình chỉ không có nghĩa là oan và 2 phạm vi này khác nhau.
Ông nói tòa án mới có quyền phán quyết là bản án, quyết định oan sai như thế nào. Còn đình chỉ là việc rất thông thường, luật pháp cho phép. "Không phải đình chỉ là sai, là oan, việc đó làm để có quan điểm thống nhất nhận định", ông Tô Lâm nói.
Nêu ý kiến sau đó về 17 trường hợp bị oan, bà Nga nói theo Luật bồi thường nhà nước nêu rõ nếu đình chỉ điều tra khi không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi tội phạm thì theo luật xác định đó là các trường hợp bị oan, phải bồi thường.
"Cho nên xác định oan hay không không phải Ủy ban Tư pháp thích thì nói, mà phải theo Luật bồi thường nhà nước", bà Nga nói.
NÓNG: Công an tỉnh Lâm Đồng thông tin vụ giao con nhờ chữa bệnh bất ngờ nhận tro cốt Công an tỉnh Lâm Đồng đã làm việc với các bên liên quan đến vụ giao con chữa bệnh, bất ngờ nhận về hũ tro cốt và tiếp tục các hoạt động điều tra liên quan chứ không phải đình chỉ điều tra như những thông tin lan truyền. Chiều 12-9, thượng tá Đặng Văn Kiên, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công...