76% vốn FDI đầu tư vào công nghiệp dệt may tại Việt Nam
Những dự án công nghiệp dệt may quy mô lớn được phê duyệt đã đóng góp 4,18 tỷ USD nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
Theo Công ty tư vấn Bất động sản Savills Việt Nam, trong nửa đầu năm 2015, những dự án công nghiệp dệt may quy mô lớn được phê duyệt đã thúc đẩy lĩnh vực sản xuất, đóng góp 4,18 tỷ USD tương đương 76% nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới (FDI) vào Việt Nam.
Có động lực từ hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành vải sợi – dệt may được kỳ vọng sẽ phát triển với tốc độ 2 con số khi TPP được kí kết, mặc dù Hiệp định này vẫn chưa được thống nhất vào cuối tháng 7 vừa qua. TPP sẽ ràng buộc các loại vải và hàng may mặc xuất khẩu phải có nguồn gốc nguyên liệu từ các nước tham gia vào Hiệp định. Do đó, rất nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong đã lên kế hoạch đầu tư để đón đầu cơ hội này.
Công nghiệp dệt may đóng góp 4,18 tỷ USD nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Standard Chartered cho thấy, có một sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước trong khối ASEAN để tận dụng cơ hội từ Hiệp định sắp tới. Khoảng 44% đơn vị tham gia nghiên cứu chọn Việt Nam do có một thị trường nội địa rất lớn, 29% nêu lý do là chi phí hoạt động thấp và 18% là nhân công dồi dào.
Đáng chú ý là Tập đoàn Microsoft đã công bố đóng cửa 2 nhà máy sản xuất điện thoại Nokia ở Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Tập đoàn này sẽ mở rộng nhà máy có quy mô đầu tư lên đến 210 triệu USD tại khu công nghiệp (KCN) Việt Nam – Singgapore đặt tại Bắc Ninh, đồng thời sẽ tăng gấp ba tổng số nhân công so với 2 nhà máy cũ.
Video đang HOT
TP HCM vẫn nhận được số lượng dự án FDI lớn nhất
KCN Việt Nam – Singapore (VSIP), đặt tại tỉnh Quảng Ngãi đến nay đã thu hút 7,8 triệu USD vốn FDI kể từ khi khai trương vào cuối năm 2013. Tập đoàn Mapletree Singapore đã cam kết đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho việc phát triển các KCN, tòa nhà văn phòng và căn hộ ở Việt Nam trong thời gian tới. Các nhà đầu tư Singapore khác như Famed Banyan Tree, Keppel Land và Capital Land cũng thông báo kế hoạch đầu tư vào những dự án bất động sản quy mô lớn tại Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 7/2015, Việt Nam có 299 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 84.000 ha, trong đó tổng diện tích đất cho thuê là 56.000ha (66%). Diện tích đã được thuê là khoảng 26.000ha, bằng 46% tổng diện tích đất cho thuê. Hiện có 212 KCN đang hoạt động với đất tự nhiên 60.000ha, và 87 KCN với 24.000ha đất đang được giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tại TP HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu, KCN trọng điểm phía Nam (SKEZ) bao gồm 106 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích là 33.500ha. Các KCN này có lợi thế nằm gần đường quốc lộ, đường liên tỉnh, cảng biển và cảng hàng không quốc tế.
TP HCM là trung tâm kinh tế của SKEZ nên nhận được số lượng dự án FDI lớn nhất. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2015, các doanh nghiệp Anh Quốc đầu tư nhiều nhất vào thành phố, chiếm 59% vốn FDI, theo sau là các nhà đầu tư đến từ quần đảo British Virgin (15%) và Hàn Quốc đứng thứ 3 (10%).
Trong Qúy I/2015, TP HCM đã có 16 khu công nghiệp đang hoạt động với 2.300ha diện tích đất cho thuê. Địa phương này đã thu hút 425 triệu USD từ FDI, tăng 50% so với năm ngoái. TP HCM đã công bố kế hoạch mở 7 khu công nghiệp mới, tổng diện tích khoảng 2.000ha để đón dòng vốn FDI trong ngành dệt may, dịch vụ và các ngành chế biến thực phẩm.
Trong khi đó, KCN trọng điểm phía Bắc (NKEZ) bao gồm 7 tỉnh/thành gồm có: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh và Hải Dương đang có 46 khu công nghiệp hoạt động trong NKEZ với tổng diện tích hơn 12.100ha. Hầu hết các KCN nằm dọc theo Quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng), đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Quốc lộ 2, và Quốc lộ 18 (Bắc Ninh – Móng Cái)./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Tạm đình chỉ công tác hiệu trưởng vì thu sai quy định
Ông Trần Trọng Thể, Hiệu trưởng THCS Đậu Liêu (Hà Tĩnh) bị tạm đình chỉ công vì có sai sót trong việc đề ra các khoản thu đóng góp đầu năm học sai qui định.
Sáng 22/9, UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị xã đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Trần Trọng Thể.
Liên quan sự việc này, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Trường THCS Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh hoàn trả lại tất cả các khoản đã thu (trừ bảo hiểm y tế) không hợp lý cho cha mẹ học sinh; đồng thời, yêu cầu ông Trần Trọng Thể nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm quản lý, để xảy ra sai sót về việc tổ chức thực hiện huy động các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh đầu năm học 2015-2016.
Trước đó, vào đầu năm học 2015-2016, Trường THCS Đậu Liêu đã thông báo huy động các khoản thu đóng góp từ cha mẹ học sinh (gồm 15 khoản), trong đó có tiền lương bảo vệ 120.000 đồng, tiền gửi xe đạp 20.000 đồng, tiền photo đề kiểm tra 30.000 đồng, tiền mua vở 150.000 đồng, tiền học ôn 71 buổi 1.065.000 đồng, tiền mua hương hoa nghĩa trang - đền...10.000 đồng, tu sửa nhỏ 100.000 đồng, mua máy vi tính 250.000 đồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất 450.000 đồng, quỹ hội phụ huynh 100.000 đồng, quỹ lớp 100.000 đồng, quỹ đội 50.000 đồng, chữ thập đỏ 12.000 đồng, bảo hiểm y tế bắt buộc 435.000 đồng, học phí 9 tháng 630.000 đồng, với tổng số tiền là 3.522.000 đồng.
Lúc xem bảng liệt kê các khoản đóng góp này, các cha mẹ học sinh đã bị "choáng" và tỏ ra rất bức xúc, không đồng tình vì nhiều khoản thu quá bất hợp lý.
Sau khi nhận được phản ánh, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Đoàn thanh tra về huy động các khoản đóng góp từ cha mẹ học sinh đầu năm học 2015-2016 tại Trường THCS Đậu Liêu.
Kết quả thanh tra kết luận, nhà trường không thực hiện đúng quy trình đóng góp theo hướng dẫn liên ngành và các văn bản chỉ đạo liên quan. Trong khi chưa có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền nhưng nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh, thông báo các khoản thu, mức thu và triển khai thu, trong đó có nhiều khoản thu không hợp lý, không đúng quy định (tiền lương bảo vệ, tiền gửi xe đạp, tiền photo đề kiểm tra, tiền mua vở, tiền học ôn, tiền mua hương hoa nghĩa trang - đền...), gây búc xúc trong dư luận xã hội và phụ huynh, học sinh.
Trao đổi với với chúng tôi, một vị lãnh đạo Trường THCS Đậu Liêu thừa nhận, có một số sai sót khi đề ra một số khoản thu không hợp lý trong đóng góp đầu năm học. Trường có 258 học sinh, nếu nộp đủ tất cả sẽ là 800 triệu đồng, tới thời điểm bị Sở GD&ĐT yêu cầu báo cáo, trường mới chỉ thu được khoảng 200 triệu đồng.
"Sau khi có chỉ đạo, chúng tôi đã tiến hành hoàn trả lại tất cả 14 khoản tiền (trừ bảo hiểm hiểm y tế) đã thu của phụ huynh. Một số người chưa kịp nhận, trường cho giáo viên chủ nhiệm đưa tới tận nhà. Trường cũng đang chờ kết luận phúc tra chính thức của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh để đề ra quy trình thu lại theo văn bản hướng dẫn của các cấp nhằm tạo sự đồng thuận tới các phụ huynh", vị lãnh đạo này cho biết.
Theo Dương Quang/Sài Gòn Giải Phóng
Cận cảnh những dự án khởi động để 'giăng câu' Sự hồi phục của thị trường bất động sản là động lực khiến nhiều dự án địa ốc 'đắp chiếu' thời gian qua bất ngờ 'sống lại'. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự nhập cuộc sôi động hơn của các chủ đầu tư. Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Hongkong Tower (quận Đống Đa) bất ngờ được mở bán...