76 người nhập viện sau bữa cỗ đám cưới
Sau bữa cỗ đám cưới tại gia đình ông Nguyễn Văn Chức, thôn Chùa, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), 76 người phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, váng đầu…
Theo thông tin từ TTXVN, ngày 24/6, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Thể cho biết, ngành Y tế đang kiểm nghiệm mẫu bánh dày gấc lấy tại cỗ của gia đình ông Nguyễn Văn Chức (thôn Chùa, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) để xác định nguyên nhân 76 khách ăn cỗ phải nhập viện.
Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Giang, sau cỗ đám cưới tại gia đình ông Nguyễn Văn Chức vào ngày 22/6, có 76 người đã phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, váng đầu…
Cụ thể có 62 ca được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tân Yên; 14 ca vào Trung tâm Y tế huyện Việt Yên. Đặc biệt, có 3 ca nặng phải chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để điều trị vào lúc 10 giờ ngày 23/6.
Đến nay, phần lớn bệnh nhân đã xuất viện, sức khỏe cơ bản ổn định. Hiện còn 14 người đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tân Yên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Bác sĩ cho biết, các bệnh nhân đã hết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, dự kiến có thể xuất viện trong ngày 24/6.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân – Ảnh: Báo Bắc Giang
Video đang HOT
Báo Bắc Giang đưa tin, bữa cỗ buổi chiều 22/6 có khoảng 360 người ăn với các món: Thịt ngựa sốt vang, thịt ngựa xào, giò ngựa, giò lợn, thịt lợn nướng, thịt gà luộc, nộm đu đủ, canh chua nấu xương lợn, trứng vịt lộn hầm ngải cứu, cơm, bánh dày gấc, bia, rượu trắng, dưa hấu.
Bước đầu, cơ quan chức năng nghi các bệnh nhân bị ngộ độc từ bánh dày gấc. Một số người không đi đám cưới, chỉ ăn bánh dày gấc do người thân đem từ tiệc cưới về đã bị ngộ độc phải nhập viện.
UBND huyện Tân Yên đã cử Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm huyện tiến hành đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm tại hộ gia đình tổ chức tiệc cưới, tại hộ gia đình sản xuất bánh dày; lấy mẫu thức ăn, mẫu bệnh phẩm để làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc để xử lý vi phạm.
Theo ngaynay
5 nguyên tắc "bỏ túi" khi đưa con đi khám bệnh
Khi đưa con đi khám không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ cần kể cho bác sĩ các dấu hiệu gì, bắt đầu từ đâu, hỏi bác sĩ những gì trong qua trình khám bệnh.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, có rất nhiều gia đình cầm đơn thuốc về rồi mới nghĩ ra là muốn hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc ra sao. Hoặc có những gia đình vừa khám xong 30 phút lại quay lại hỏi bác sĩ về vấn đề này vấn đề kia, một giờ sau lại quay lại kể tiếp và xin làm thêm xét nghiệm cho con, hoặc khi về đến nhà rồi lại gọi đường dây nóng của bệnh viện để hỏi về thuốc...
Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý ghi sẵn ra giấy những vấn đề của con mình, những vấn đề mình băn khoăn để khi gặp bác sĩ sẽ trực tiếp trao đổi một cách tỉ mỉ.
Sau đây là 5 nguyên tắc "bỏ túi" được điều dưỡng Tạ Duyên, Khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ giúp cha mẹ chuẩn bị cho con đi khám sẽ không quên phối hợp với nhân viên y tế một cách tốt nhất để giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh cho bé hiệu quả hơn:
- Nguyên tắc 1:
Trường hợp bé mắc bệnh cấp tính, cha mẹ nên tập trung mô tả những triệu chứng bệnh xuất hiện gần đây nhất, liên quan tới lý do mà cha mẹ cho con đi lần khám này. Tránh kể lan man về những chuyện đã xảy ra rất lâu và không liên quan tới lần bệnh này.
- Nguyên tắc 2:
Bình tĩnh liệt kê tất cả các vấn đề khiến cha mẹ còn băn khoăn để bác sĩ đánh giá tổng quát toàn thể. Đừng thấy con mình đang khám bác sĩ chuyên khoa Thận mà ngại ngùng không dám hỏi những vấn đề khác như con bị mẩn ngứa, đi ngoài, nổi u cục... Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ hội chẩn hoặc giới thiệu bé tới bác sĩ chuyên khoa liên quan.
- Nguyên tắc 3:
Mang theo toàn bộ hồ sơ khám chữa bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc và các loại thuốc đang điều trị (nếu có) để bác sĩ đánh giá quá trình diễn biến của bệnh và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Không ít trường hợp cha mẹ giấu kín kết quả và kết luận khám chữa bệnh tại cơ sở y tế trước đó, với hy vọng bác sĩ khám lại từ đầu xem kết luận có trùng khớp không. Một số cha mẹ khác thì vì sợ bác sĩ "mắng" do tự ý cho con uống thuốc nên không dám nói ra. Kết quả là bác sĩ phải mất thời gian làm lại các xét nghiệm, kê lại cho bé những loại thuốc mà gia đình đã sử dụng nhưng không hiệu quả. Và tai hại hơn nữa, trường hợp cha mẹ sử dụng thuốc sai cách, bác sĩ sẽ không biết để tư vấn giúp cha mẹ tránh phạm sai lầm trong tương lai.
- Nguyên tắc 4:
Khi bạn có băn khoăn chưa muốn thực hiện xét nghiệm. Hãy trao đổi trực tiếp để bác sĩ giải thích rõ vì sao bé cần làm xét nghiệm này, giữa lợi ích và nguy cơ nếu không làm xét nghiệm thì vấn đề gì sẽ xảy ra. Khi đã hiểu rõ những lợi ích của các xét nghiệm cần thiết cha mẹ sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho con.
Đừng vì sợ bé đau khiến bạn từ chối làm xét nghiệm cho con dẫn đến hiệu quả điều trị không được như mong muốn.
- Nguyên tắc 5:
Khi bác sĩ kê đơn và tư vấn, người có trách nhiệm chính (bố/mẹ) cần trực tiếp vào phòng khám để nghe bác sĩ giải thích về bệnh trẻ đang bị mắc, cách sử dụng đơn thuốc và phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà cũng như hướng dẫn các dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đến khám lại ngay.
Nhiều em bé đi khám cùng rất nhiều người thân trong gia đình. Khi bác sĩ giải thích bố/mẹ không vào nghe mà cô/dì/chú/bác hoặc người giúp việc vào, lúc sau mẹ lại vào hỏi "Con em bị sao ạ?". Bác sĩ phải giải thích lại. Mẹ nghe xong gật gù đi ra, lúc sau lại bố chạy vào...
Bác sĩ sẽ vô cùng mệt mỏi và những bệnh nhân khác đang chờ khám cũng bị mất thêm rất nhiều thời gian.
Theo vtv.vn
60 du khách cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm ở biển Hải Tiến Sau khi đến biển Hải Tiến - Thanh Hoá ăn uống, hàng chục du khách đã đến Phòng khám Đa khoa Hải Tiến cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm. Trao đổi với PV Kiến Thức, bác sĩ Nguyễn Trọng Mạnh - Phòng khám Đa khoa Hải Tiến (xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết, sáng ngày 26/5, phòng khám...