75% trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng không có quyết định thành lập
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa chỉ ra hàng loạt vi phạm xảy ra tại các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó 75% số lượng các trạm này được xây dựng dù không có quyết định thành lập.
Kết luận thanh tra chỉ rõ nhiều vi phạm xảy ra tại các trạm KTTV chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Ảnh minh họa).
Đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra tại 4 trạm khí tượng thủy văn (KTTV) chuyên dùng gồm: Trạm KTTV chuyên dùng sân bay Pleiku; Trạm KTTV chuyên dùng hồ thủy lợi Ayun hạ; Trạm KTTV chuyên dùng hồ thủy điện An Khê – Ka Nak và Trạm KTTV chuyên dùng hồ thủy điện Đăk Srông 2 được xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh việc chấp hành các quy định của pháp luật về KTTV, Đoàn thanh tra đã chỉ ra hàng hoạt các vi phạm còn tồn tại ở các trạm KTTV chuyên dùng này.
Cụ thể, có 3/4 (chiếm 75%) đơn vị không thực hiện hiệu chuẩn dụng cụ, phương tiện đo chuyên ngành KTTV theo quy định tại của Thông tư 70/2015/TT-BTNMT. Có 2/4 đơn vị không có cán bộ chuyên môn về KTTV thực hiện quan trắc đo đạc. Có 1/4 đơn vị chưa lắp đặt thiết bị đo mưa và tổ chức đo mưa theo quy định.
Bên cạnh đó, có 2/4 đơn vị có công trình đo đạc về khí tượng thủy văn nhưng thang đo độ, thước đo chưa đúng quy định của pháp luật. Có đơn vị lắp đặt máy đo tự động để đo các yếu tố KTTV nhưng chưa tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn.
Video đang HOT
“Có 3/4 trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng không có quyết định thành lập trạm theo quy định tại khoản 2, điều 14 Luật Khí tượng thủy văn” – kết luận nêu rõ.
Đáng chú ý, tại thời điểm Đoàn thanh tra làm việc, Trạm KTTV chuyên dùng hồ thủy điện Đăk Srông 2 không thực hiện cung cấp các tư liệu về KTTV cho cơ quan có thẩm quyền theo Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
Từ đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị, đối với các đơn vị, tổ chức có trạm KTTV chuyên dùng khẩn trương khắc phục những tồn tại đã nêu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tài nguyên môi trường có liên quan.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 25 độ C. Vùng Đông Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 1.200 -1.750mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500mm.
Nguyễn Trường
Theo Dantri
"Bắt bệnh" trời khó hơn bắt bệnh cho người
Luật Khí tượng thủy văn (KTTV) quy định rất rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, đặc biệt nhấn mạnh công tác dự báo phải chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, theo những người "trong cuộc" với những đặc thù riêng của ngành này, các quy định trong luật là áp lực rất lớn với họ.
Dự báo giống như "chẩn" và "đoán"
Luật KTTV quy định rõ: Quan trắc KTTV phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất; dự báo, cảnh báo KTTV phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo KTTV phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.
Ghi số liệu khí tượng tại Trạm Khí tượng Thủy văn Mù Cang Chải (thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). Ảnh: TRỊNH VĂN BỘ
Luật là vậy, nhưng theo ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm KTTV quốc gia, người có 36 năm công tác trong ngành và trưởng thành từ dự báo viên, chia sẻ: Đã gọi là dự báo thì dự báo cái gì cũng khó. Như dự báo kinh tế, dự báo tăng trưởng, dự báo chứng khoán hay dự báo thời tiết... đều rất khó khăn. "Dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo thiên tai là rất khó khăn, bởi rất nhiều thứ không thể đong đếm hay đo được"- ông Hải nói.
Theo ông Hải, muốn đưa ra dự báo, đầu tiên là phải quan sát được, rồi sau đó xem xét, phân tích dữ liệu, mà trong y học gọi là "chẩn", để xem các hình thái khí quyển diễn biến ra sao, những hiện tượng đang xảy ra trong khí quyển như thế nào và theo dõi nó, để đưa ra những dự báo. "Trong y học người ta gọi là "chẩn và trị" thì trong khí tượng thuỷ văn gọi là "chẩn và đoán". "Chẩn mà tốt thì đoán mới tốt"- ông Hải chia sẻ.
Cùng quan điểm trên, TS Trần Quang Năng - Trưởng Phòng dự báo hạn ngắn, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, cho biết để đưa ra bất kỳ một bản tin dự báo thiên tai nào, đòi hỏi công sức rất lớn của nhiều người. Ông Năng cho biết Trung tâm KTTV quốc gia có gần 3.000 cán bộ, trong đó có 500 dự báo viên và hàng ngàn cán bộ làm công tác quan trắc số liệu.
Đầu tiên, những quan trắc viên ở hàng trăm trạm khí tượng trên cả nước thay phiên nhau làm việc, cứ 3 giờ lại gửi số liệu quan trắc về trung tâm (nếu có bão thì 30 phút gửi số liệu quan trắc/lần). Thông tin từ các quan trắc viên gửi về sẽ được chuyển cho trung tâm kỹ thuật để xử lý, hiệu chỉnh... Sau khi có dữ liệu từ trung tâm kỹ thuật, các số liệu này sẽ được đưa vào các mô hình do máy tính tính toán để đưa ra một kết quả hoàn toàn khách quan. Sau đó, những dự báo viên sẽ quyết định thảo luận trên những số liệu có được từ quan trắc, mô hình tính toán của máy tính, dựa vào kinh nghiệm để bàn luận, trao đổi, tranh luận... và cuối cùng phải "chốt" để có bản tin dự báo. Đây mới là giai đoạn "cân não". Bởi có những mô hình do máy tính tính toán hoàn toàn sai, do số liệu đầu vào không đầy đủ.
Chỉ trích là... bình thường
Luật cũng đã bổ sung quy định các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi cố ý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động KTTV; che giấu, không cung cấp hoặc cố ý cung cấp sai lệch, không đầy đủ các thông tin, dữ liệu KTTV; quy định trách nhiệm của các cơ quan thuộc hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo KTTV phải xây dựng và thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, quy trình dự báo, cảnh báo KTTV, cũng như phải thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV...
Ông Lê Thanh Hải cho hay: "Không ít lần, cơ quan dự báo đã phải hứng chịu những lời chỉ trích rất nặng nề từ dư luận, khi dự báo chưa chính xác". Ông Hải cho biết thời gian gần đây, khi Luật KTTV ra đời, đã quy định rất rõ: Quan trắc là phải chính xác, tất cả các số liệu không được phép sai sót; trong khi việc truyền các số liệu này về vẫn phải đảm bảo hết sức kịp thời.
"Còn dự báo, kết quả, chất lượng dự báo, có rất nhiều cách để đánh giá nhưng trong luật cũng định rồi: Không có dự báo chính xác, không có dự báo hoàn hảo, chỉ có dự báo gần đúng hoặc có một độ tin cậy nhất định nào đó. Mà muốn nâng được độ tin cậy trong dự báo, cần phải có thời gian, quá trình"- ông Hải thẳng thắn.
Theo Danviet
Ngọn lửa cá cơm sáng lên, người dân tranh thủ nhặt tiền Tia lửa đỏ hồng vừa sáng lên, cũng là lúc hàng trăm lao động vùng nông thôn lao mình vào làm cá và công việc này diễn ra theo mùa. Làng cá xã Cà Ná và Phước Diêm, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã được nhiều người biết đến với nghề hấp cá nổi tiếng nhất của tỉnh. Cá hấp này đã thú...