75% người Châu Âu thích ông Obama hơn ứng viên Romney
Ngày 6.11, các phòng phiếu tại miền đông nước Mỹ đã bắt đầu mở cửa để cử tri đi bỏ phiếu. Cách nửa vòng trái đất, người dân Âu Châu cũng chăm chú theo dõi giai đoạn chót của cuộc vận động bầu cử ở Mỹ.
Ông Obama trong chiến dịch tranh cử.
Nguyên do tương lai của Âu Châu gắn kết chặt chẽ với Mỹ- từ các vấn đề kinh tế cho tới Iran và cuộc chiến ở Afghanistan.
Hai ứng viên tổng thống cũng có những cái nhìn khác biệt về Âu châu. Ứng viên Cộng hòa Mitt Romney mỉa mai: “Tổng thống Obama muốn biến đất nước chúng ta thành một quốc gia phúc lợi xã hội kiểu Âu Châu- một nước mà dân chúng có quyền hưởng thụ nhiều phúc lợi từ chính phủ. Mô thức đó đã không có hiệu quả ở bất cứ nơi nào trên thế giới”.
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama lại ca ngợi những người bạn lớn Châu Âu đang có bước tiến lớn để “hội nhập nhiều hơn nữa, chứ không phải tan rã”. “Những vấn đề này có thể được giải quyết và nó cho thấy sức mạnh nền tảng của các nền kinh tế ở Âu Châu”- ông nói.
Bà Xenia Dormandy- một nhà nghiên cứu cấp cao của Tổ chức Chatham House ở London- cho biết, sự khác biệt về lời lẽ của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đã được dân chúng ở bờ bên này của Đại Tây Dương chú ý tới.
“Ông Romney nói tới một nước Mỹ hùng mạnh, có đặc tính ngoại lệ – một nước Mỹ nắm giữ vai trò lãnh đạo. Và ông ấy nói tới việc gia tăng chi tiêu quốc phòng. Tất cả những điều đó là những điều làm cho người Âu Châu cảm thấy lo lắng đôi chút. Ngược lại, ông Obama là người mà tôi gọi là một nhà lãnh đạo Âu Châu. Ông ấy là người chú trọng tới sự đồng thuận. Ông ấy muốn làm việc trong những định chế đa phương, muốn có sự hợp tác. Tất cả những điều này được đón nhận một cách rất tốt đẹp ở Âu Châu”.
Đó cũng chính là lý do tại sao các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, số người Âu Châu thích ông Obama cao hơn số người thích ông Romney tới 75%.
Tuy nhiên, Giáo sư James Boys của Trường King’s College – Đại học Cambridge- cho rằng, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ không mấy thay đổi dù ai lên nắm quyền tổng thống. “Nói “tôi sẽ làm khác” thì dễ, nhưng lịch sử cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa những cam kết khi tranh cử và khi họ lên nhậm chức”.
Video đang HOT
Theo laodong
Obama hay Romney có lợi hơn với TQ?
Một Obama quen thuộc hay một Romney mới mẻ sẽ có lợi hơn đang là điều được người Trung Quốc quan tâm nhất.
Ông Obama và Romney.
Không chỉ riêng người Mỹ, người Trung Quốc cũng rất quan tâm đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra.
Sự quan tâm đó bắt nguồn từ thực tế không thể phủ nhận là chủ nhân tương lai của Nhà Trắng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới các chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này được định hình bởi nhiều yếu tố, song mối quan hệ đó dễ chịu hay căng thẳng phụ thuộc rất lớn vào các nhà lãnh đạo cao nhất của cả hai bên.
Nhìn lại 4 năm qua, quan hệ Mỹ - Trung đã trải qua không ít thăng trầm, nhưng nhìn vẫn luôn được duy trì trong tình trạng 'dễ thở' đối với cả hai bên.
Sau 4 năm quan hệ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo Trung Quốc ít nhiều cũng đã hiểu rõ về những góc khuất trong quan hệ song phương.
Vì vậy, Bắc Kinh sẽ nghiêng về ứng cử viên đảng Dân chủ hơn là đối thủ Mitt Romney phe Cộng hòa. Vì một Obama liên nhiệm sẽ có lợi hơn cho những nhu cầu hiện thực của hai nước.
Nhìn lại lịch sử bầu cử nước Mỹ từ năm 1991 đến nay, chưa bao giờ Trung Quốc lại khó đoán định về chính sách của Washington đối với Bắc Kinh như lần này.
Về tình cảm, có vẻ Trung Quốc dành nhiều thiện cảm cho Obama hơn là Romney, người có chủ trương khá 'diều hâu' trong quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhìn lại thực tế thời gian qua, các chính sách của Obama đối với Trung Quốc cũng không thực sự hữu hảo như người dân nước này mong muốn.
Trong 4 năm làm Tổng thống, ông Obama đã đẩy mạnh chiến lược 'trở lại châu Á' nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng của một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ
Từ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, vấn đề biển Đông, đến nguy cơ chiến tranh thương mại ... Mỹ đều thể hiện rõ sức ép với Bắc Kinh.
Đó là với Obama, với Romney mọi việc có thể còn khó chịu hơn.
Bởi ngay từ khi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ mới bắt đầu, cựu Thống đốc bang Massachussetts đã không úp mở tố cáo Trung Quốc là 'kẻ lưu manh tiền tệ'.
Ông Romney cũng từng 'đe dọa' sẽ không để Bắc Kinh tiếp tục trục lợi từ quan hệ thương mại mất cân bằng với Washington.
Khách quan có thể thấy dù ông Obama hay Romney trúng cử, chính sách Mỹ với TQ không thay đổi nhiều. Và có chăng chỉ khác biệt ở phương cách giải quyết mâu thuẫn lợi ích hai bên.
Thứ nhất, xung đột lợi ích trong thương mại cũng như trong vấn đề tỷ giá là rất khó tránh khỏi.
Nếu Tổng thống Obama liên nhiệm, chính phủ của ông sẽ tiếp tục chính sách 'ép Trung Quốc tuân thủ luật chơi thương mại' như hiện nay.
Nếu Romney trúng cử, sức ép thương mại và các đòn trả đũa kinh tế đối với Trung Quốc có thể sâu sắc hơn. Và chiến tranh thương mại có thể sẽ bùng phát.
Thứ hai là tâm lý lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc ngay trong lòng nước Mỹ.
Việc TQ là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, mỗi năm xuất siêu sang Mỹ hàng trăm tỷ USD là hai yếu tố nhận được sự quan tâm hàng đầu của hơn 70% dân chúng Mỹ.
Tuy nhiên, vẫn có tới 63% trong số này muốn chính phủ áp dụng chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Những điều này hàm chứa nỗi ám ảnh về nguy cơ cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc đối với vị trí siêu cường hiện nay của Mỹ
Với người dân và chính phủ Mỹ, việc nước này có tiếp tục giữ vị trí siêu cường số một hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác và chiến lược kiềm chế Trung Quốc.
Dù ai đắc cử, quan hệ Mỹ - Trung vẫn trong tâm thế căng thẳng về kinh tế, thương mại và cả chính trị trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng trên thế giới
Tuy nhiên mối quan hệ này sẽ có sự điều chỉnh đáng kể tùy từng vấn đề và tùy cả vào gương mặt sẽ đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày hôm nay.
Theo Tinngan
Obama - Romney hòa ở ngôi làng đầu tiên đi bầu cử Người dân kéo nhau đến điểm bầu cử từ lúc nửa đêm, bỏ những lá phiếu đầu tiên để chọn tổng thống Mỹ. Ảnh minh họa. Dixville Notch, phía bắc bang New Hampshire là ngôi làng đầu tiên mở cửa điểm bỏ phiếu trên đất Mỹ trong ngày 6/11, theo giờ địa phương. Sau 43 giây bỏ phiếu, Tổng thống Barack Obama và...