75% mã độc tống tiền từ tội phạm mạng Nga?
Trong 62 mã độc tống tiền (ransomware) mới được các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab phát hiện trong năm 2016, có ít nhất 47 ransomware được phát triển bởi tội phạm mạng nói tiếng Nga.
Hacker Nga là tác giả của 75% mã độc tống tiền trên thế giới?. – Ảnh: Kaspersky Lab
Đây là một trong những kết quả nghiên cứu do Kaspersky Lab tiến hành về ransomware ở thế giới ngầm tại Nga.
Để hiểu rõ hơn về bản chất những cuộc tấn công này, các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab đã tiến hành đánh giá chung về thế giới ngầm của những tội phạm mạng nói tiếng Nga. Họ đã phát hiện rất nhiều nhóm lớn những tội phạm mạng nói tiếng Nga chuyên phát triển ransomware và phát tán nó.
Những nhóm này có thể gồm 10 người, mỗi người sẽ có một chương trình tấn công riêng và danh sách nạn nhân của chúng không chỉ gồm những người dùng internet thông thường mà còn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thậm chí là những tập đoàn.
Video đang HOT
Đầu tiên chúng nắm vào người dùng, các công ty Nga và CIS. Hiện nay, chúng đang nhắm tới nhiều công ty trên toàn thế giới.
Một trong những kết quả quan trọng cho thấy sự gia tăng tấn công từ ransomware trong những năm gần đây là do hệ sinh thái ngầm vô cùng thân thiện và linh hoạt, cho phép tội phạm mạng thực hiện chiến dịch tấn công với bất kì kĩ năng máy tính và nguồn lực tài chính nào.
Chúng ta đã từng nghe nói nhiều đến Crypto ransomware (phần mềm mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc) – loại phần mềm độc hại mã hóa tập tin của nạn nhân và đòi tiền chuộc để đổi lấy key giải mã, là một trong những loại phần mềm độc hại nguy hiểm nhất hiện nay. Theo ghi nhận của Kaspersky Lab, trong năm 2016 có hơn 1.445.000 người dùng (bao gồm cả những doanh nghiệp) trên toàn cầu bị loại phần mềm độc hại này tấn công.
Theo ước tính của Kaspersky Lab, doanh thu mỗi ngày của chương trình tấn công có thể đạt từ 10 đến hàng trăm ngàn đô la Mỹ, trong đó 60% là lợi nhuận.
Anton Ivanov, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky Lab, tác giả bản đánh giá này cho biết: “Rất khó để lí giải vì sao rất nhiều ransomware đều bắt nguồn từ những kẻ nói tiếng Nga, nhưng quan trọng hơn là hiện nay chúng ta thấy được chúng đang phát triển, từ những nhóm nhỏ với năng lực còn hạn chế thành những công ty tội phạm lớn sở hữu nhiều nguồn lực và mục tiêu của chúng không chỉ là người Nga”.
Theo Tuổi Trẻ
Mã độc trộm tài khoản ngân hàng trên di động
Loại mã độc được gọi tên Marcher đang lây nhiễm mạnh qua các dạng tin nhắn SMS/MMS, đánh cắp các thông tin ngân hàng khi giao dịch trực tuyến trên di động.
Mã độc theo dõi các thông tin người dùng nhập vào những ứng dụng ngân hàng trực tuyến - Ảnh: Securify
Theo các chuyên gia từ hãng bảo mật Securify, tội phạm mạng phát tán liên kết lây nhiễm mã độc Marcher qua tin nhắn SMS hay MMS. Liên kết mời chào tải một ứng dụng giả mạo WhatsApp hay Netflix, hoặc các ứng dụng hấp dẫn khác.
Khi người dùng bất cẩn chạm vào liên kết, nó không đưa họ tới chợ ứng dụng Google Play mà của một bên thứ ba, tải về loại mã độc Marcher thuộc họ Trojan (ẩn mình, đánh cắp thông tin). Mã độc yêu cầu người dùng cung cấp nhiều quyền hạn trên thiết bị, bao gồm cả quyền quản trị. Nếu người dùng không xem kỹ sẽ dễ bỏ qua cảnh báo mà nhấn OK để cấp quyền.
Ứng dụng tập thể dục Runtastic bị tội phạm mạng giả mạo, nhúng các quyền hạn gửi nhận tin SMS/MMS - Ảnh: Securify
Khi đã thâm nhập, Marcher chạy ngầm trên thiết bị. Nó âm thầm thực hiện hai hoạt động, tạo ra một lớp "màn" trên trình duyệt web di động để khi nạn nhân giao dịch trực tuyến thì thông tin cũng đồng thời rơi vào tay tội phạm mạng, đồng thời thu thập tin nhắn mã xác thực OTP của ngân hàng gửi về khi nạn nhân giao dịch.
Theo đó, tội phạm mạng vừa nắm được tài khoản lẫn mã xác thực OTP, đủ để đăng nhập hay ra các lệnh giao dịch bằng tài khoản của nạn nhân.
Tội phạm mạng có thể ra nhiều lệnh khác cho Marcher như chèn nội dung tin nhắn, xoá thông tin tin nhắn, cuộc gọi... Hiện Marcher lây nhiễm hơn 11.000 thiết bị trên thế giới, tập trung phần lớn ở một số nước châu Âu.
Theo Securify, Marcher nhắm đến 117 ứng dụng ngân hàng và tài chính, bao gồm cả ứng dụng PaypalPaypal, Citi Mobile hay HSBC, Amazon Shopping. Nguy hiểm hơn, Marcher có thể "ẩn mình" trước các ứng dụng diệt virus trên di động nổi tiếng nhất hiện nay như Norton, BitDefender, Kaspersky, Avast, Avira hay AVG, CM Security, CCLeaner...
Người dùng thiết bị di động như smartphone hay tablet cần chú ý chỉ tải các ứng dụng từ kênh chính thống như Google Play, không cấp quyền quản trị (admin) cho các ứng dụng đáng ngờ.
(Theo Tuổi Trẻ)
Ứng phó với nguy cơ tấn công mạng: Phòng hơn chữa Trước bối cảnh các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng nguy hiểm, tinh vi và thường xuyên hơn, không chỉ gây hại đến sự phát triển và ổn định xã hội, mà còn ảnh hưởng đến cá nhân và tập thể, để giảm thiểu các nguy cơ và thiệt hại, nhằm phát hiện sớm, và phản ứng nhanh, cần xây dựng...