7000 lít dầu siêu độc: Xử lý được nhưng…siêu đắt!
Theo nhà nghiên cứu về các chất hóa học thì hoàn toàn có thể tái chế 7000l dầu có chứa chất độc PCB nhưng số tiền tái chế cực lớn.
Chất thải cực độc
Đó là chia sẻ của KSC. Nguyễn Văn Hoan, Phó trưởng phòng Công nghệ Hoá Học – Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, xoay quanh thông tin 7 năm qua, khoảng 7.000 lít dầu trong máy biến thế chứa hóa chất PCB – hóa chất siêu độc chỉ sau dioxin vẫn lưu giữ trong điều kiện không đảm bảo tại cảng Cái Lân, cạnh vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Ngày 13/8, chia sẻ thông tin với Đất Việt, ông Hoan cho biết: “Tôi khẳng định đây là một chất cực độc, không được phép thải ra môi trường, vì cực kỳ độc hại với sức khỏe và nhanh chóng hủy hoại môi trường. Nó còn không được dính ra tay chân, vì có thể bị bỏng hoặc hoại tử ngay”.
Loay hoay, bất lực trước 7.000lít hóa chất siêu độc “nhập khẩu”
Chính vì vậy, ông Hoan cho hay, riêng đối với chất này thì phải đóng kín, niêm phong bằng cách cho vào thùng kín, tránh việc rò ra ngoài, nếu rò rỉ thì không thể lường được hậu quả của nó.
Còn riêng với trường hợp hiện nay của dàn máy biến thế ở cảng Cái Lân, ông Hoan biết rõ: “Chất nguy hại PCB nằm trong dầu, chứ không phải trong dàn máy biến thế. Thế nhưng, mua rồi mà không có điều khoản trả lại thì đó là thiết sót của nhà đầu tư, một thiếu sót cực lớn, khi mua mà không xem xét kỹ chất lượng”.
Về PCB (Polychlorinated Biphenyls) thì đây là hợp chất thơm của halogen, thuộc nhóm hóa chất hữu cơ độc hại bền vững trong môi trường với bốn đặc tính chính là độc tính cao (chỉ sau dioxin), khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, khả năng di chuyển và phát tán xa, khả năng tích tụ sinh học cao. Nó được đưa vào sản xuất các thiết bị điện.
PCB có thể gây ngộ độc cấp tính như nổi mụn, cháy da, bỏng mắt. Về lâu dài, PCB dù ở nồng độ nhỏ cũng phá hủy gan, rối loạn sinh sản, biến đổi gene, gây ung thư, quái thai, dị dạng, tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Máy biến thế chứa dầu nhiễm PCB bị bỏ ngoài trời gần bảy năm tại cảng Cái Lân
PCB là hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh theo phụ lục 2, nghị định 26/2011/NĐ-CP, là hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm hàng nguy hiểm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm ở nghị định 104/2009/NĐ-CP và 29/2005/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy và là chất thải nguy hại theo quy định của Bộ TNMT.
Có thể tái chế nhưng cực kỳ đắt
Về cách xử lý hóa chất siêu độc này, theo ông Hoan hoàn toàn có cách để xử lý triệt để, đó chính là tái chế, nhưng số tiền tái chế cực kỳ lớn, vì hóa chất này rất độc nên phải có cơ quan chức năng và nhà máy chuyên xử lý.
Ông Hoan nhấn mạnh: “Tôi thấy nó nguy hại lắm, nên phải nhắc lại, nhất định không được phép thải hay rò rỉ ra môi trường. Còn muốn xử lý thì phải đóng vào bịch kín và mang đến nơi tái chế thì mới sử dụng được”.
Bên cạnh đó, theo ông Hoan thì hiện nay đã có nhà máy tái chế. Nhắc đến việc, có thông tin, năm 1999, 25 lít dầu chứa hóa chất này tràn ra môi trường khiến nước Bỉ mất hơn một tỷ USD để xử lý.
Ông Hoan hoàn toàn đồng tính, ông cho biết: “Đúng rồi, số tiền dành cho tái chế ít cũng phải như vậy vì nó là hóa chất siêu độc nên đắt lắm”. Ông cũng bày tỏ quan ngại trước thông tin hiện nay dàn máy này có hơn 7000l đang cần phải xử lý.
Thế nhưng, trước đó, ngày 12/8, chia sẻ với Đất Việt, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường lại hoàn toàn phủ nhận: “Tôi khẳng định không có chuyện xử lý 25 lít dầu mà mất 1 tỷ USD, quá vô lý! Bởi nó không khó đến mức cho ra một số tiền khổng lồ như vậy. Ở đây là 1 tỷ USD chứ không phải 100 hay 1000 USD”.
Trước giải pháp đóng gói kín cho vào lưu kho hiện nay đang được Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long (nhà đầu tư), ông Hoan cho hay: “Thực ra cứ đóng kín và không rò rỉ sẽ đảm bảo được an toàn, nhưng đó không phải biện pháp xử lý lâu dài. Qua thời gian dài và tác động của thời tiết thì chuyện bị rò ra ngoài cũng có thể”.
Điều này, cũng là lo lắng của ông Hoàng Danh Sơn – Phó GĐ Sở TNMT Quảng Ninh, vì việc lưu trữ, bảo quản này cũng không theo một quy chuẩn, tiêu chuẩn nào vì Sở Quảng Ninh không nhận được hướng dẫn cụ thể của Bộ TNMT. Việc bảo quản mới dừng ở mức đảm bảo kín, container có khung khỏe và có chuông báo cháy, báo nổ.
Vịnh Hạ Long đang bị 7.000 lít hóa chất siêu độc đe dọa
Theo ông Hoàng Danh Sơn, hiện tại vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tràn số dầu nhiễm PCB này ra môi trường, nhất là ở thời điểm đang trong mùa mưa bão: “Nếu sét mà đánh vào hai container này thì không biết hậu quả như thế nào”, ông Sơn nói.
Quảng Ninh vào cuộc xử lý, Bộ còn luẩn quẩn
Trong một diễn biến khác, ngày 12/8, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản số 4398/UBND-MT chỉ đạo Sở TN&MT xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất PCB đang lưu giữ tại cảng Cái Lân, TP Hạ Long.
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo giao cho Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu, báo cáo UBND tỉnh phương án xử lý dứt điểm lô hàng chứa hóa chất PCB đang được lưu giữ tại cảng Cái Lân, đảm bảo không gây ô nhiễm đến môi trường khu vực, đặc biệt là vịnh Hạ Long.
Trong khi Quảng Ninh vào cuộc gấp rút thì Tổng cục môi trường vẫn chưa đưa ra được phương án xử lý, ông Tùng viện lý do: “Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long vẫn chưa tính phương án xử lý chi tiết nên Tổng cục chưa có câu trả lời cụ thể. Vì đơn vị có chức năng xử lý thì phải có phương án chi tiết đưa lên, đấy là trách nhiệm”.
Chốt lại nói về nơi sẽ xử lý lô dàn máy có chứa hóa chất thay vì cảng Cái Lân, ông Tùng bối rối: “Đây là vấn đề liên quan đến môi trường rất nghiêm trọng, nhưng cho đến hiện tại, phía Tổng cục cũng chưa biết lô hàng sẽ được vận chuyển và xử lý cụ thể ra sao”.
VN chuyên nhập khẩu phế thải độc hại? Trước thông tin hơn 7000l dầu có chứa hóa chất hiện nay đang đe dọa di sản văn hóa thế giới Vịnh Hạ Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng: “Để một công ty nhập dầu chứa hóa chất độc hại, để bên bờ vịnh Hạ Long chừng ấy thời gian, trong điều kiện bảo quản sơ sài như vậy là không thể chấp nhận được. Vịnh Hạ Long là di sản đặc biệt trong khi quản lý di tích như vậy là chưa tương xứng, có phần còn lỏng lẻo về trách nhiệm”. Bên cạnh đó, theo ông Tiến, rác công nghiệp, phế thải nhập khẩu vào VN đã được cảnh báo từ lâu bởi nguy cơ hủy hoại môi trường khôn lường. Một thời gian chúng ta để nhập vỏ bình ắc quy cũ, túi ni lông, hóa chất thải độc hại về tái chế, gây ô nhiễm, biến nước ta thành bãi rác. Bây giờ đến lượt vịnh Hạ Long bị đe dọa bởi khoảng 7.000 lít dầu chứa hóa chất độc. “Đây là tiếng chuông cảnh báo, bởi nó không chỉ ảnh hưởng, hủy hoại môi trường, vùng biển, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn đe dọa sự an toàn của di sản thiên nhiên thế giới”, ông Tiến nhấn mạnh.
Theo Báo Đất Việt
Những dòng sông chết và bài học từ nước Mỹ
"Để có được những sông, suối, hồ... đảm bảo hệ sinh thái cho các sinh vật thủy sinh phát triển và con người có thể sử dụng vào các hoạt động giải trí, Mỹ đã phải trải qua một hành trình lâu dài và quyết liệt cải tạo những dòng sông chết", đây là chia sẻ của bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng tại buổi tọa đàm về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước do Tạp chí Môi trường tổ chức mới đây.
Cải tạo các con sông ô nhiễm là quá trình lâu dài đòi hỏi sự quyết tâm cao
Chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng
Theo ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường: "Bao cao Hiên trang Môi trương quôc gia 2012 cho thấy, chất lượng nước ở hầu hết các con sông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Ở các sông, hồ, kênh rạch trong nội thành, nội thị, trị số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước". Ông Hoàng Dương Tùng chỉ ra rằng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã làm gia tăng bệnh tật cho người dân tại các tỉnh thuộc lưu vực sông, đặc biệt là các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước bị ô nhiễm.
Về thực trạng ô nhiễm của các nguồn nước, ông Trần Thế Loãn - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) cho biết thêm, hiện nay mức độ ô nhiễm tại các con sông lớn không cao, tuy nhiên với các con sông ven khu đô thị hoặc khu công nghiệp thì thực trạng ô nhiễm là rất lớn. Việc xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mỗi địa phương cần phải xem xét cụ thể thực trạng các nguồn gây ô nhiễm và các công cụ quản lý hiện có nhằm đặt ra mục tiêu, biện pháp và lộ trình cần đạt được đối với công tác kiểm soát ô nhiễm.
Câu chuyện về những dòng sông chết cũng được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường chia sẻ. Ví dụ như Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từng được mệnh danh là dòng kênh hôi thối nhất tại TP.HCM đang "hồi sinh" từng ngày. Từ năm 1993, chính quyền thành phố có kế hoạch đầu tư cải tạo. Với số tiền được đầu tư lên tới 1.600 tỷ đồng dự án đã thực hiện đền bù giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân sống ven kênh, nạo vét bùn đất, làm đường, lát vỉa hè, trồng cây xanh... Năm 2003, dự án cải tạo vệ sinh môi trường nước Nhiêu Lộc - Thị Nghè được thực hiện từ nguồn vốn tài trợ của ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước, vẫn còn rất nhiều dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hành trình dài để hồi sinh
Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng cho biết: "Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, sông Cuyahoga ở bang Ohio là một trong những sông bị ô nhiễm nặng nhất ở Mỹ, dòng sông này là nơi xả thải của Công ty lọc dầu. Với chiều dài 160km và có lưu vực khoảng 2.100km2, bề mặt sông luôn bị bao phủ bởi một lớp dầu nhờn màu nâu, ngoài ra còn có một lớp dầu đen nặng nổi thành váng trên mặt nước. Ôxy hòa tan trong nước gần như bằng 0, hầu như không có bất cứ loài sinh vật nào tồn tại".
Sông Cuyahoga ô nhiễm tới mức tự cháy, các vụ cháy được truyền thông chú ý nhờ đó Cuyahoga trở thành tâm điểm của vấn đề ô nhiễm khắp nước Mỹ, các hội nghị chuyên môn được tổ chức nhằm xác định cơ sở cho việc phân tích và giám sát chất lượng nước, đồng thời, tìm ra những giải pháp đối với vấn đề nước thải công nghiệp. Sự kiện dòng sông cháy đã thúc đẩy sự ra đời của Luật Nước sạch năm 1972. Nhờ Luật Nước sạch, Kế hoạch Hành động cho sông Cuyahoga được thực hiện, chất lượng nước sông đã dần cải thiện.
"Kể câu chuyện này để thấy, ở các nước phát triển hiện nay như Mỹ, Nhật Bản cũng đều đã từng trải qua những giai đoạn mà ô nhiễm nguồn nước ở mức độ nghiêm trọng hơn so với nước ta hiện nay. Hành trình cải tạo các dòng sông chết là một hành trình dài cần có sự quyết tâm từ phía các nhà quản lý, mà trước hết là việc xây dựng Luật nước sạch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước trước ô nhiễm công nghiệp và các nguồn ô nhiễm khác. Sự thành công trong việc giữ gìn môi trường nguồn nước của Mỹ cũng chính là sự thành công của việc cho ra đời Luật Nước sạch với những quy định hết sức chi tiết, cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân", bà Nguyễn Ngọc Lý nói.
Theo ANTD
Khuyến khích sinh 2 con, dân có được sinh 3? "Tổng Cục Dân số khuyến khích sinh 2 con không hề lạ bởi chúng tôi phải dựa trên vấn đề khoa học và nhân khẩu học chứ không nói tùy tiện". Ông Lê Cảnh Nhạc (Phó tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế) có cuộc trao đổi với chúng tôi nhân sự kiện...