700 đồng một lá tía tô xuất sang Nhật Bản để làm gì?
Mơi đây, lô hàng lá tía tô đầu tiên của Việt Nam đa được xuất khẩu sang Nhật Bản vơi gia cao, tư 500 – 700 đông/la. Đây la loại tía tô la màu xanh, kich cơ đông đêu, đam bao an toan va đươc ban cho cac nha hang Nhât Ban đê chê biên goi hai san.
La tia tô xanh giông cua Nhât Ban đươc xuât khâu vơi gia cao. Anh minh hoa.
Trao đôi vơi bao chi, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết đơn vị này vừa có những lô hàng đầu tiên xuất khẩu lá tía tô xanh sang thi trương Nhật Bản. Theo đó, giá bán mỗi chiếc lá tía tô đat chuân vào nhà hàng Nhật Bản tư 500-700 đồng.
Đươc biêt, Công ty cô phân Tâp đoan May Hô Gươm đa xây dưng trang trai trông rau an toan trên đia ban xa Lâm Thao, huyên Lương Tai (tinh Băc Ninh) vơi diên tich khoang 11,3ha, tông vôn đâu tư cho dư an lên đên 150 ty đông, đươc triên khai tư giưa năm 2016. Trong đó, bên cạnh 8,2ha nhà kính trông cac loai rau xanh còn có các công trình phụ trợ khác như: Nhà xưởng, ao hồ, đường đi, cây xanh…
Khu vưc trông rau tia tô trong nha kinh tai huyên Lương Tai. Anh: Đưc Phương
Theo doanh nghiêp, loai la tía tô xuât khâu la tia tô giống của Nhật Bản, lá màu xanh, không phải loại lá tím thường thấy ở Việt Nam. Đặc biệt, các quy trình trồng cây tía tô đều phải tuân thủ theo kỹ thuật, công nghệ Nhật Bản, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và được chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, các lá tía tô còn phải được thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp, không được rách, nát. Với những lá để quá lứa phải hái bỏ.
Theo tim hiêu cua phong viên Dân Viêt, sơ di viêc trông la tia tô tai đây phai đap ưng nhiêu yêu câu ngăt ngheo như vây la do khi thu hoach, cac la tia tô đat chuân se đươc xuât sang Nhât Ban rôi tiêp tuc ban cho cac nha hang, khach san dung chê biên mon sashimi. Đây la mon ăn đôc đao cua ngươi Nhât ma thanh phân chinh la cac miêng hai san tươi sông. Mon ăn nay thường được ăn kèm với nước tương, xì dầu, mù tạt, gừng, la tia tô, củ cái trắng thái chi.
Video đang HOT
Loai la không thê thiêu trong mon sashimi đôc đao cua ngươi Nhât chinh la tia tô. Anh minh hoa.
Ơ Viêt Nam, trong cac nha hang chung ta cung co thê băt găp một số loại sashimi thông thường như sashimi cá hồi, cá ngừ, bạch tuộc, tôm biển…, trong đo loai la không thê thiêu chinh la tia tô. Theo Nha hang Maneki Neko Deli (Tây Sơn – Ha Nôi), lá tía tô co tác dụng chính là khử mùi tanh của hải sản sống. Đây còn là thảo dược tốt cho sức khỏe, điều được đặc biệt lưu tâm trong nền ẩm thực Nhật Bản.
Hiện nay, mỗi ngày công ty này xuất khẩu sang Nhật vài chục nghìn lá, đồng thời phải đặt riêng một chỗ với hãng hàng không để đảm bảo ngày nào cũng có sản phẩm xuất sang Nhật Bản. Anh minh hoa.
Viêc môt doanh nghiêp Viêt Nam xuât khâu thanh công môt loai rau gia vi dê trông sang thi trương Nhât Ban kho tinh đươc đanh gia la tao thuân lơi cho cac loai nông san khac cua nươc ta, nhât la khi hai nươc thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
Tuy nhiên, theo ông Nguyên Lan Hê – Chu tich Hôi Nông dân huyên Lương Tai (Băc Ninh), trươc măt ba con nông dân không nên đua theo doanh nghiêp trông la tia tô, vi đê trông đươc la tia tô xuât khâu phai đap ưng rât nhiêu đoi hoi khăt khe, ap dung công nghê cao cua Nhât Ban, trong khi đa phân nông dân trên đia ban vân trông trot theo kinh nghiêm la chinh. Bên canh đo, nêu trông theo ma không co đâu ra chăc chăn thi rât nguy hiêm.
Theo Bô Công Thương, hiên Nhât Ban la nươc nhâp khâu nông san lơn thư 5 cua Viêt Nam. Trong năm 2016, Việt Nam đã thu được 1,46 tỷ USD từ xuất khẩu nông sản và thủy sản sang thi trương nay, tăng 6,6% so với năm 2015. Trong đó, rau quả đat trị giá 75,1 triệu USD, tăng 1,5%. Tuy nhiên, hiện nay Nhật mơi cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ) do đã đáp ứng được các yêu cầu trong Luật Kiểm dịch thực vật của Nhật.
Theo Danviet
"Giải phóng" nông sản: Bộ NNPTNT sẽ mở hàng loạt thị trường mới
"Ngành nông nghiệp cần giải quyết 2 nút thắt là tổ chức sản xuất theo quy mô lớn tập trung và mở rộng thị trường xuất khẩu" - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (ảnh) cho biết khi trả lời phòng vấn của NTNN/Dân Việt ngày 30.6.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trong năm 2017, ngành nông nghiệp phải đối mặt với 2 thách thức lớn nhất. Thứ nhất là tiếp tục phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp; thứ hai là thị trường ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, qua quá trình tổ chức thực hiện với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của bà con nông dân trong việc triển khai quyết liệt cơ cấu lại nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực nên những thách thức đã dần được tháo gỡ.
Trong tình hình đó, Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả nổi bật gì?
- 6 tháng đầu năm, ngành đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Về tốc độ tăng trưởng, Chính phủ giao chỉ tiêu 3,05%/năm thì qua 6 tháng đã đạt 2,65%. Về mục tiêu xuất khẩu (XK), qua 6 tháng kim ngạch XK đã đạt 17,1 tỷ USD, trong đó toàn bộ các ngành hàng lớn đều đảm bảo chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, về số xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, theo chỉ tiêu Chính phủ đề ra chúng ta phải đạt 30% số xã thì đến thời điểm này cả nước đã có 30,76% số xã đạt chuẩn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, công tác chế biến sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. (ảnh: Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty CP XNK thủy sản Cần Thơ (TP Cần Thơ). Ảnh: Q.T
Trong 6 tháng còn lại của năm 2017, Bộ NNPTNT có những giải pháp gì nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 3,05%, thưa Bộ trưởng?
- Từ những kết quả đạt được của 6 tháng đầu năm, trên cơ sở đánh giá những khó khăn và thuận lợi đối với lĩnh vực NNPTNT cho thấy những nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm là rất lớn, vì vậy toàn ngành phải tập trung cao nhất, nỗ lực thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra.
Cho dù chúng ta đã đạt được những kết quả khả quan trong nửa đầu năm, nhưng để đạt con số tăng trưởng 3,05% GDP của toàn ngành trong cả năm, đòi hòi sự chỉ đạo quyết liệt, trong đó phải gỡ được 2 nút thắt. Một là phải tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, tập trung, thứ hai là khâu mở rộng thị trường. Ngành cũng nhận thức rất rõ về vấn đề này, hiện nay trong nhóm giải pháp từ nay đến cuối năm, ngành đang phối hợp với Trung ương, địa phương, các tổ chức hiệp hội ngành hàng để giải quyết các nút thắt.
Cụ thể, Bộ NNPTNT sẽ "gỡ" như thế nào, thưa Bộ trưởng?
- Công tác chế biến sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, Bộ đã và đang tập trung phối hợp cùng Bộ KHĐT sớm hoàn thiện, chỉnh sửa Nghị định 210, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, làm hạt nhân liên kết sản xuất với bà con nông dân và đẩy mạnh chế biến. Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng đang phối hợp các hiệp hội địa phương để tập trung phát triển thị trường trong nước và XK, nhằm không chỉ đạt mục tiêu 33 tỷ USD XK nông sản mà quan trọng hơn là chấm dứt được tình trạng được mùa rớt giá, tăng giá trị và thu nhập cho bà con nông dân.
Công tác phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Nhật Bản, EU, châu Âu, Trung Quốc...) sẽ được chú trọng nhằm kịp thời cảnh báo và tập trung tháo gỡ các rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp khi XK nông sản. Tiếp tục đàm phán để có các thỏa thuận song phương với các nước tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm thủy sản như thỏa thuận liên quan đến NK tôm chưa nấu chín vào Úc, XK trứng gia cầm vào Myanmar; thịt lợn, sữa và sản phẩm sữa, cá rô đồng, nghêu... vào Trung Quốc, rau quả sang Đài Loan...
Bên cạnh đó, Bộ cũng đẩy mạnh thực hiện "Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030", hoàn thiện "Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chủ lực Việt Nam đến năm 2020" đối với một số sản phẩm chè, cà phê, xoài, thanh long, cá tra... gắn với chỉ dẫn địa lý. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm quảng bá sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm sạch, an toàn, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, thủy sản an toàn tại thị trường trong nước.
"Chúng ta không chỉ nhắm đến thị trường Trung Quốc mà cả các thị trường khác với các sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn mảnh, riêng thịt lợn nhỡ chúng ta xuất khẩu nguyên con. Ngành chăn nuôi cũng đang chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như phương tiện để tiến tới XK thịt lợn mảnh, nhằm giúp ngành chăn nuôi sớm phục hồi và quan trọng hơn là tạo đà để phát triển bền vững". Bộ trưởng Nguyễn XuânCường
Hiện bà con nông dân rất trông đợi vào thị trường XK thịt, Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
- XK thịt là bài toán khó không phải trong mấy tháng mà có thể giải quyết được, tuy nhiên hiện nay ngành đang nỗ lực. Ngày 1.7, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị với các nhà XK cũng như nhà phân phối, doanh nghiệp lớn triển khai tổ chức sản xuất chuỗi với bà con nông dân để chúng ta sớm có lô hàng XK thịt gà đầu tiên đi các thị trường lớn, trong đó có thị trường Nhật Bản.
Tiếp sau hội nghị này, chúng tôi sẽ tổ chức một hội nghị ở phía Bắc về XK thịt lợn. Chúng ta không chỉ nhắm đến thị trường Trung Quốc mà cả các thị trường khác với các sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn mảnh, riêng thịt lợn nhỡ chúng ta XK nguyên con. Hiện nay ngành chăn nuôi cũng đang chuẩn bị tích cực cơ sở vật chất cũng như phương tiện để tiến tới XK thịt lợn mảnh, nhằm giúp ngành chăn nuôi sớm phục hồi và quan trọng hơn là tạo đà để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo danviet
Nông sản "tăng tuổi thọ" nhờ công nghệ bảo quản mới Kéo dài thời gian bảo quản nông sản nhờ công nghệ màng gói khí quyển biến đổi đã giúp nông sản Việt tự tin xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Vải thiều Lục Ngạn là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh Bắc Giang, mỗi năm đạt khoảng 140.000 - 160.000 tấn mang lại doanh thu hàng tỷ...