70 xe khách phản đối phân luồng: “Đưa xe về Hà Nội là không đúng”
Liên quan đến việc hàng chục chiếc xe khách thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định đi xe không về Hà Nội để phản ánh việc điều chuyển luồng tuyến tại các bến xe trên địa bàn TP.Hà Nội, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng các nhà xe làm như vậy là không đúng.
Có mặt tại bến xe Nước Ngầm (Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội), thông tin từ ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, ngay khi nhận được thông tin, ông đã trực tiếp xuống bến xe Nước Ngầm để xử lý vụ việc.
Các xe khách từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định di chuyển không chở khách về Hà Nội được lực lượng chức năng yêu cầu dừng lại để tránh tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra. (Ảnh Nhị Tiến)
Về ý kiến cho rằng việc điều chuyển luồng tuyến trên địa bàn TP.Hà Nội đã khiến các nhà xe gặp khó khăn trong việc kinh doanh, giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết đã có hơn 90% các doanh nghiệp thực hiện phương án điều chuyển luồng tuyến.
Tuy nhiên, ông Viện cũng nói rằng, bước đầu điều chuyển sẽ có một số khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải.
“Doanh nghiệp đã có kiến nghị. Sở đã tiếp nhận và có nhiều buổi tiếp, trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp tập trung đưa xe về Hà Nội là việc làm không đúng đắn” – ông viện nhận định.
Về phía các nhà xe từ chối chở khách, di chuyển xe không về Hà Nội, ông Viện cho biết ngay khi sự việc xảy ra, ông Đào Việt Long – Trưởng phòng Quản lý vận tải đã có mặt tại địa điểm các xe khách được cơ quan chức năng yêu cầu dừng lại để đối thoại, vận động các doanh nghiệp.
Cũng theo ông Viện, các doanh nghiệp chưa có vi phạm lớn so với trật tự an toàn giao thông, khi có báo cáo từ cơ quan chức năng đối với các hành vi trên thì Sở GTVT Hà Nội sẽ xem xét, xử lý.
Trước việc này, ông Nguyễn Văn Lập – Giám đốc bến xe Nước Ngầm cho biết quan điểm của bến xe là xe có phù hiệu bến Nước Ngầm thì được vào. Xe không phù hiệu, căng băng rôn sẽ không được vào.
Trước đó, sáng 28.2, trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ bất ngờ xuất hiện hàng dài xe khách nối đuôi nhau chạy về Hà Nội. Trên đầu mỗi chiếc xe treo banner với dòng chữ “Đề nghị Chính phủ cứu các nhà xe chúng tôi”.
Được biết, đoàn xe này di chuyển không chở khách về hướng Hà Nội để bày tỏ ý kiến với việc điều chuyển luồng tuyến xe khách tại các bến xe trên địa bàn TP.Hà Nội.
Video đang HOT
Theo Danviet
Bão Mirinae gây gió mạnh cấp 7 ở Nam Định
Do ảnh hưởng của bão Mirinae (bão số 1), lúc 18h30 ở Thái Bình và Văn Lý (Nam Định) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thông tin hồi 19 h ngày 27/7, tâm bão ở ngay trên vùng biển các tỉnh Thái Bình - Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 10-11.
Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 Km, đi vào các tỉnh Thái Bình - Nam Định và ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa.
Theo dự báo, đêm 27/7 và rạng sáng 28/7, bão không thay đổi hướng di chuyển, cũng như tốc độ. Bão sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Theo ghi nhận, chiều 27/7, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đã có mưa to, gió lớn. Lúc 16h, Hải Phòng xuất hiện các cơn mưa ngắn, nhỏ kèm gió mạnh hơn bình thường.
Ông Đào Trọng Tuệ, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Bạch Long Vỹ cho biết, chiều 27/7, tất cả tàu thuyền đánh cá của ngư dân đã được hướng dẫn, đưa về âu tàu để trú ngụ, neo đậu. Bè, mủng, thuyền nan đã được đưa lên bờ.
"Trời đang mưa lớn, gió ở ngoài đảo đã lên đến cấp 7, cấp 8, biển động mạnh", ông Tuệ cho hay.
Người dân ở huyện đảo Bạch Long Vỹ cho biết thêm, tại hòn đảo này, gió mạnh kèm mưa đã làm tốc mái một số ngôi nhà gia cố yếu.
Dự báo đường đi của bão chiều 27/7. Ảnh: NCHMF.
Tầu tìm kiếm cứu nạn xuất kích ra biển phòng chống bão
Chiều 27/7, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt tại Hải Phòng. Lúc 14h, Phó thủ tướng có mặt tại khu vực bờ kè quanh bãi biển khu vực quận Đồ Sơn để kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt.
Ông yêu cầu các địa phương kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ vào nơi trú tránh; hướng dẫn, sắp xếp việc neo đậu đảm bảo an toàn với các tàu, thuyền đã về bến; căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương quyết định việc cấm biển, kể cả đối với tàu vận tải và tàu du lịch.
Phó thủ tướng nhấn mạnh, việc tổ chức sơ tán dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn; chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, bến cảng, khu du lịch.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát công tác phòng chống bão ở Hải Phòng. Ảnh: T.L.
Liên quan đến công tác phòng chống lụt bão, 7 đồn biên phòng, biên phòng cửa khẩu cảng, đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho 3.907 phương tiện,14.993 lao động. Tầu CN 09 (BP 02.19.01) cùng 10 cán bộ chiến sĩ đã xuất phát ra biển, cơ động thường trực tại khu vực vịnh Lan Hạ theo lệnh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố.
Tại huyện Cát Hải, có hơn 1.500 tàu thuyền đánh cá của ngư dân, tất cả đã được đưa về nơi neo đậu, trú ngụ. Ngoài ra, còn khoảng 500 tàu đánh cá của ngư dân các tỉnh khác cũng đang được hướng dẫn về nơi neo đậu. Huyện đảo đã triển khai xong công tác hậu cần để đón bão.
Đồn biên phòng thị trấn Cát Bà phối hợp với chính quyền địa phương vận động 45 người trên các lồng bè vào nơi thú tránh theo quy định. Các đồn biên phòng khác của Hải Phòng, đã vận động được 179 người trông coi chòi canh vào nơi tránh trú theo quy định.
Không được chủ quan
Trước đó, sáng 22/7, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra nơi neo đậu tàu, thuyền của ngư dân tại cảng cá Diêm Điền, hệ thống đê biển tỉnh Thái Bình và việc phòng tránh bão tại công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Phó thủ tướng đánh giá cao tỉnh Thái Bình đã tích cực, chủ động phương châm "4 tại chỗ", khẩn trương chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống lụt bão, chống úng ngập hoa màu, kêu gọi tàu bè vào bờ.
Hà Nội sẵn sàng chống ngập
Ảnh hưởng của bão, khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đã có mưa và gió giật mạnh. Hà Nội cũng đã mưa rải rác một vài nới, công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng ứng trực 24/24h.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có công điện các bộ, ngành và tỉnh, thành chủ động đối phó với bão, mưa, lũ.
Ông chỉ đạo, trước diễn biến của bão, lãnh đạo Thái Bình cần quyết liệt hơn nữa trong việc kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão.
"Cơn bão di chuyển rất nhanh, diễn biến phức tạp. Theo dự báo, Thái Bình sẽ là trung tâm ảnh hưởng. Bão giật cấp 11 trên Biển Đông và dự kiến đổ bộ đất liền vào chiều tối 27/7 nên các địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh, đặt biệt là Thái Bình không thể chủ quan", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Tàu thuyền neo đậu an toàn tại các cảng tránh bão. Ảnh: T.L.
Trong khi đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động, khẩn trương các công tác phòng chống lụt bão.
Về tình hình hoạt động của tàu, thuyền trên biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình cho biết, trên địa bàn có tổng số 1.293 tàu, thuyền với 3.523 lao động hoạt động khai thác thuỷ, hải sản. Tất cả các phương tiện đều liên lạc được. Đến 12h ngày 27/7, tàu thuyền vào bờ tránh trú bão tại những khu vực an toàn.
Hàng không chịu ảnh hưởng
Do ảnh hưởng của bão, chiều cùng ngày, Vietnam Airlines (VNA) đã ra thông báo sẽ không khai thác 2 chuyến bay VN1188 và VN1189 trên đường bay giữa TPHCM và Hải Phòng, có giờ dự kiến khởi hành vào chiều tối ngày 27/7.
Đồng thời VNA sẽ triển khai 2 chuyến bay bù là VN7188 TPHCM - Hải Phòng và VN7189 Hải Phòng - TP HCM trong sáng ngày 28/7.
Cùng đó, hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JPA) cũng đã chủ động chuyển hướng cất/hạ cánh sang sân bay Nội Bài (Hà Nội) của 2 chuyến bay giữa TP HCM và Hải Phòng là BL518, BL519 trong tối 27/7.
Các chuyến bay đi và đến thành phố Hải Phòng của Vietjet là VJ293 và VJ286 buộc phải hủy chuyến. Vietjet đã triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời cho hành khách bị ảnh hưởng với các phương án lựa chọn: Miễn phí chuyển sang chuyến bay khác cùng chặng còn chỗ hoặc hoàn vé, bảo lưu vé miễn phí.
Theo Zing News
Bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, trong 2 giờ qua, bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 6 giờ ngày 28/7, ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10. Tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông; trên khu vực...