70% trẻ không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị
Đời sống ngày càng nâng cao, tuy nhiên có nhiều yếu tố tác động khiến cho nhiều trẻ em bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thể chất và trí tuệ. Nguyên nhân và giải pháp luôn là nỗi trăn trở của xã hội và phần lớn của các bậc phụ huynh.
Con số đáng báo động
Nhiều người mẹ quan niệm việc ăn đồ ngon, đồ bổ sẽ giúp con cao lớn thông minh, nhưng không hiểu rằng dinh dưỡng hợp lý lại đến từ những bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và cách chế biến khoa học – Ảnh: Quốc Thịnh
Chế độ dinh dưỡng của người dân trong nước đã có những chuyển biến rõ rệt khi đời sống kinh tế phát triển. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi, nhẹ cân từng bước giảm đáng kể, trẻ nhẹ cân giảm trung bình hằng năm 1,5% (từ 31,9% năm 2001 xuống 25,2% năm 2005, và 17,5% năm 2010); tỷ lệ trẻ thấp còi giảm từ 43,3% năm 2000 xuống còn 29,3% năm 2010. Nhờ đó, tại phiên họp thứ 35 của Tiểu ban Dinh dưỡng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã được công nhận là một trong số ít các quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gần với “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất thế giới. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì, mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng cũng gia tăng (khoảng 4,8%). Bên cạnh đó, mặc dù đã có “Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 – 2000″ và “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010″ nhưng tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn là vấn đề đáng báo động bên cạnh tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng; thiếu máu dinh dưỡng cao; đặc biệt là thiếu hụt vitamin D…
Với sự hợp tác của các viện dinh dưỡng hàng đầu của 4 quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, cuộc khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) đã thực hiện hàng loạt những đánh giá chuyên sâu trên diện rộng: đánh giá nhân trắc học, mức tiêu thụ dinh dưỡng từ khẩu phần ăn, hoạt động thể chất, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu và chất lượng xương. Kết quả chính thức và đầy đủ của khảo sát này đã được tờ báo uy tín British Journal của Anh quốc đăng tải. Trong đó, kết quả của Việt Nam cho thấy gần 70% trẻ em nước ta hiện đang không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y tế. Đây là con số cần nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội cũng như các bậc phụ huynh, bởi tính chất nghiêm trọng về sự ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của các em.
Video đang HOT
Đâu là nguyên nhân ?
Nghiên cứu SEANUTS cũng chỉ ra, trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi có tỷ lệ nhẹ cân (hoặc gầy) thấp hơn trẻ độ tuổi lớn hơn. Điều đó có thể do lượng trẻ độ tuổi cai sữa nhiều hơn, do thức ăn không vệ sinh, nguồn nước và môi trường không đảm bảo.
Những khảo sát trong nước cũng từng chỉ ra, lúc mới sinh, trẻ em Việt Nam có thể trạng không thua kém so với chuẩn quốc tế. Nhưng do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, sức khỏe và chiều cao của trẻ ngày càng thua kém đi. Các chuyên gia trong ngành dinh dưỡng sau nhiều năm quan sát đã chia sẻ rằng, có rất nhiều mẹ cứ quan niệm chọn đồ ngon, đồ bổ cho con là con sẽ cao lớn thông minh, nhưng đâu biết dinh dưỡng hợp lý đến từ những bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và cách chế biến khoa học.
Kết quả SEANUTS đã phản ánh thực trạng kéo theo từ những quan điểm sai lầm trên, khi đại đa số các mẹ Việt Nam đang nuôi con theo khẩu phần ăn truyền thống không đủ năng lượng, thiếu hụt đạm động vật, thiếu rau xanh, trái cây và chất béo. Từ đó, khẩu phần của trẻ thiếu hụt hẳn những vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, B1, C, D… theo khuyến nghị của Bộ Y tế. Chính điều này gây nên tình trạng mất cân bằng về dinh dưỡng cho trẻ, điển hình là có nhiều trẻ béo phì nhưng lại thiếu vi chất dinh dưỡng.
Theo TS Lê Nguyễn Bảo Khanh (Viện Dinh dưỡng quốc gia), dinh dưỡng bao gồm tất cả vitamin và một số khoáng chất mà cơ thể cần với một lượng rất ít, nhưng lại rất quan trọng, vì chúng là chất xúc tác cần thiết giúp cơ thể sản xuất rất nhiều loại men, nội tiết tố và những hoạt chất cần thiết khác giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng. “Việc không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị về lâu dài sẽ đẩy trẻ đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, gây hậu quả thấp còi, loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm phát triển trí não, dễ bị tai biến sản khoa về sau…”, TS Lê Nguyễn Bảo Khanh nói.
Thanh Phương
Theo TNO
Phương pháp cải thiện triệu chứng nôn trớ ở trẻ
Bố mẹ có thể chủ động phòng tránh triệu chứng nôn trớ ở trẻ bằng việc chăm sóc đúng cách như cho con bú đúng tư thế, xem lại khẩu phần ăn của mẹ để tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm...
Các hiện tượng rối loạn tiêu hóa nhẹ dẫn đến nôn trớ đi kèm với tiêu chảy, táo bón... khiến trẻ quấy khóc bất thường phần lớn nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không dung nạp được thực phẩm. Đa số trẻ không dung nạp được thực phẩm là do hệ tiêu hóa thiếu men lactase và một số men cần thiết khác giúp tiêu hóa đường lactose (một loại đường sữa) hoặc khó tiêu hóa đạm sữa hoặc cả 2 nguyên nhân trên.
Trẻ thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, mất nước. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi gây cho trẻ cảm giác khó chịu dẫn đến quấy khóc không rõ nguyên nhân (dân gian hay gọi tình trạng quấy khóc này là khóc dạ đề). Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi trẻ không thể tiêu hóa được đạm sữa.
Các triệu chứng gây ra do không dung nạp đường lactose hoặc khó tiêu hóa đạm ở trẻ 0 - 6 tháng được xem là vấn đề tiêu hóa nhẹ, đa phần không liên quan đến bệnh lý. Tuy nhiên, các trường hợp tiếp diễn thường xuyên, lặp đi lặp lại mà không có dấu hiệu cải thiện rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp.
Do không phải là bệnh lý, nên bố mẹ có thể chủ động phòng tránh bằng việc chăm sóc đúng cách như cho con bú đúng tư thế, xem lại khẩu phần ăn của mẹ để tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm...
Ngoài ra, việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng với công thức đặc biệt gần giống sữa mẹ, có tỷ lệ đạm Whey/casein là 60:40, và đã được thủy phân một phần sẽ giúp trẻ dễ dàng hấp thụ hơn. Các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho trẻ có vấn đề tiêu hóa nhẹ được điều chỉnh hàm lượng đường lactose giảm còn 20%. Tỷ lệ này vừa đủ và phù hợp với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, không những giúp bé dễ dàng dung nạp lactose mà còn duy trì sản sinh men lactase cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng với công thức đặc biệt này có thể giúp trẻ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng quấy khóc, nôn trớ đi kèm các triệu chứng tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi... do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy: trẻ mắc phải các vấn đề tiêu hóa nhẹ được chuyển sang sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng công thức đặc biệt sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng trên trong vòng 24 giờ.
Việc thay đổi khẩu phần cho trẻ với thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đặc biệt chính là giải pháp phòng ngừa chủ động, mà không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Cùng việc giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa đạm và dung nạp đường lactose, bố mẹ cũng nên lưu ý bổ sung đúng hàm lượng DHA 17mg/100 kcal và ARA là 34mg/100 kcal theo khuyến cáo của FAO/WHO, tối đa hóa tiềm năng phát triển trí não của trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Khi bé gặp phải các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc không rõ nguyên nhân đi kèm với tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi..., gọi đến số hotline 1900 6602 để tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2
Theo VNE
Giảm béo bụng Gần đây, có một số người truyền tai nhau về việc lấy long não hòa với rượu dùng làm bụng nhỏ, tan mỡ bụng. Việc này không có cơ sở khoa học, còn chưa nói là rất nguy hiểm nếu uống. Người béo phì nên hạn chế những loại thức ăn nhiều năng lượng - Ảnh: Shutterstock Long não là một chất rắn...