70% tội phạm vị thành niên có gia đình không êm ấm
Bế tắc trong nuôi dạy con cái vì ít có thời gian quan tâm, chia sẻ, sự đổ vỡ trong các cuộc hôn nhân… đang là những vấn đề được các chuyên gia tâm lý cảnh báo trước sự sa sút về đạo đức của giới trẻ.
Mối quan hệ gia đình sứt mẻ là một trong số nguyên nhân đẩy trẻ vị thành niên vào vòng lao lý Ảnh minh họa: Thuần Thư
Kinh tế ít tác động đến tội phạm vị thành niên
Chứng minh một thực tế trái với suy nghĩ thông thường, TS. Nguyễn Văn Tập, hội viên Hội Khoa học tâm lý – Giáo dục ngành Công an cho biết, 39,9% tổng số tội phạm vị thành niên khảo sát từ năm 2007-2011 có hoàn cảnh kinh tế gia đình đủ ăn, bố mẹ nghề nghiệp ổn định và 23,2% có hoàn cảnh kinh tế khá giả. Điều này cho thấy điều kiện kinh tế của gia đình ít có tác động đến tội phạm vị thành niên. Trong khi đó, tác động từ quan hệ giữa trẻ vị thành niên với gia đình lại cho thấy kết quả đáng báo động khi 76,5% tổng số tội phạm vị thành niên có mâu thuẫn với gia đình.
TS. Nguyễn Văn Tập khẳng định, yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ vị thành niên phạm tội không phải là kinh tế mà là mối quan hệ gia đình. Đặc điểm tâm lý nổi trội của tội phạm vị thành niên là mâu thuẫn với gia đình chiếm một tỷ lệ lớn. Chính từ mâu thuẫn trong quan hệ với người lớn góp phần đẩy vị thành niên đến với nhóm bạn bè xấu. Và chính từ mối quan hệ với nhóm bạn bè xấu đã dẫn đến hành vi phạm tội của vị thành niên khi có tới 1.766/2.746 tội phạm được khảo sát là bị bạn bè xấu lôi kéo, chiếm 71,5% tổng số tội phạm vị thành niên.
Video đang HOT
Còn theo GS.TSKH. Thái Duy Tuyên, hội viên Hội Khoa học tâm lý – Giáo dục Việt Nam, một trong những hiện tượng tiêu cực rất đáng lưu ý ở gia đình hiện nay là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng lên, chủ yếu là ở thành phố. Tỷ lệ ly hôn hoặc ly thân so với số dân tuổi từ 20 trở lên, nam giới 10,4%, nữ giới 27,9%. Tổ ấm gia đình bị tan vỡ dễ làm nảy sinh tâm trạng buồn chán, bất định và không tin tưởng vào người lớn. Điều đó thúc đẩy các em tìm đến bạn bè để giải khuây và xả tâm trạng bực tức, buồn chán. Và chính điều này là môi trường thuận lợi để vị thành niên thực hiện những hành vi tiêu cực, hành vi phạm tội.
Bế tắc trong nuôi dạy con cái
Ông Đỗ Văn Giảng, cán bộ văn phòng tâm lý học đường, trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội cho biết, tình trạng lúng túng và bế tắc trong việc dạy con cái đã trở nên hiện hữu đối với nhiều bậc cha mẹ học sinh. Đáng chú ý là cách nuôi dạy con cái trong gia đình hiện nay dễ dẫn tới việc nuôi dưỡng thói tham lam, ích kỷ, lười biếng và ỷ lại. “Học sinh bây giờ ít có những khả năng tự lập, tự làm chủ nên thường hay rụt rè, e ngại, thiếu năng động hoặc dễ bị kích động trở nên liều lĩnh, dễ bị lừa gạt, hoặc a dua theo đám đông, không ý thức được việc làm của mình. Tất cả những đặc điểm trên hầu như đều do cách nuôi dạy nuông chiều, che chở bao bọc cho con cái thái quá, khiến trẻ dần trở nên thụ động thiếu tự tin, thiếu những kỹ năng ứng xử thích hợp” – ông Đỗ Văn Giảng phân tích.
“Gia đình nào cũng muốn con cái học giỏi và “thành đạt” chứ mấy ai quan tâm đến “dạy con nên người” – ông Đỗ Văn Giảng chia sẻ. Cũng chính từ quan điểm sai lầm này, các bậc phụ huynh đã đi lệch hướng trong mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Có thể nói mối quan hệ giữa cha mẹ học sinh với nhà trường hiện nay đã bị biến thành mối quan hệ mang tính vụ lợi. Mối quan hệ đó ngày càng trở nên ít hiệu quả giáo dục mà thường đem lại những hình ảnh phản cảm đối với học sinh và con em của họ. TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, Hội cha mẹ học sinh cần được thể chế hoá để giúp cha mẹ tham gia ngày càng nhiều và có trách nhiệm hơn vào hoạt động giáo dục con cái họ hơn là việc chỉ lo đóng góp tiền lệ phí, lo lót cho thầy cô…
Duy Anh
Theo ANTD
Mánh chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của đại gia chứng khoán
Tại vụ án chiếm đoạt số tiền cực lớn do Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank chi nhánh TP HCM) làm chủ mưu, cơ quan điều tra đã khởi tố 23 người về 7 tội danh.
ảnh minh họa
Theo kết luận điều tra bổ sung lần 2 vừa được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Vietinbank - chi nhánh TP HCM; thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông) bị khởi tố về tội Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức.
6 nghi can khác bị khởi tố thêm tội danh, gồm Phạm Văn Chí (trú quận 8, TP HCM) về tội Cho vay nặng lãi. Bùi Ngọc Quyên (nguyên phó phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên phó phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng, Vietinbank chi nhánh TP HCM) và Hoàng Hương Giang, Phạm Thị Tuyết Anh (nguyên giao dịch viên phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Nguyễn Thị Phúc Ngân (nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng) về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng.
Tổng cộng, trong vụ án này, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị VKS truy tố 23 bị can với 7 tội danh gồm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cho vay nặng lãi; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Cơ quan điều tra xác định, bị can Võ Anh Tuấn cùng Huỳnh Thị Huyền Như làm giả các hợp đồng ủy thác đầu tư vốn với nhiều công ty và một số ngân hàng. Tuấn đã ký xác nhận để Như giả chữ ký của một số công ty đầu tư vốn, qua đó Như chiếm đoạt gần 1.600 tỷ đồng... Ngoài ra, năm 2007 Tuấn cùng Như lập Công ty Cổ phần đầu tư Hoàng Khải để kinh doanh xuất nhập khẩu gạo. Quá trình huy động vốn kinh doanh, Tuấn có hành vi giúp sức cho Như chiếm đoạt hơn 1.678 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, do có ý định chiếm đoạt tiền của nhiều đơn vị, cá nhân để trả nợ, từ tháng 3/201 đến 9/2011, Như lấy danh nghĩa huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM tự thỏa thuận mức lãi suất. Như làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty; làm giả 2 tài liệu của Vietinbank và nhiều cá nhân, đơn vị khác để lừa đảo.
Như còn bị cáo buộc làm giả 110 hợp đồng gửi tiền giữa Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với 2 công ty; làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với nhiều đơn vị khác... Ngân hàng ACB bị Như chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 200 tỷ; Ngân hàng VIB chi nhánh TP HCM 180 tỷ... Hiện, tổng số tiền Như còn chiếm đoạt là gần 4.000 tỷ đồng.
Trong 6 người bị khởi tố thêm, cơ quan điều tra xác định Bùi Ngọc Quyên đã ký phê duyệt 7 cá nhân vay hơn 130 tỷ đồng tại 29 bộ hồ sơ, tài sản đảm bảo là 20 thẻ tiết kiệm của 5 nhân viên ACB. Những người này không có mặt để làm thủ tục vay nhưng Quyên vẫn ký duyệt bởi nghĩ họ bận làm ăn không đến được, sẽ bổ sung sau. 5 cựu cán bộ ngân hàng còn lại bị cáo buộc làm trái nghiệp vụ đối với các giao dịch cho vay cầm cố bằng thẻ tiết kiệm; không thẩm định hồ sơ; không có người bảo lãnh đối chiếu chữ ký của khách hàng vay nhưng vẫn đề xuất và ký cho vay theo sự điều khiển của Như.
Phạm Văn Chí bị cáo buộc đã cho Như vay với lãi suất cao từ 0,5 đến 0,6% cho một triệu đồng trong một ngày, kéo dài từ năm 2007 đến 9/2011. Đây bị cho là hành vi mang tính bóc lột, là nguyên nhân dẫn đến việc Như thực hiện hành vi phạm tội khác. Cơ quan điều tra xác định, hai khoản tiền trị giá hơn 17 tỷ đồng Chí cho Như vay cao hơn 10 lần lãi suất ngân hàng nhà nước quy định, thu lợi gần 6 tỷ đồng.
Theo Công an nhân dân
Chém người vì mâu thuẫn qua... Facebook Ngày 12/8, Công an phường Thuận Lộc cho biết đang củng cố hồ sơ để làm rõ hành vi đánh, chém người của các nghi phạm Lâm Quang Hiếu (SN 1996, trú tại Khu tái định cư Phường Đúc) và Đỗ Xuân Hữu (SN 1995, trú tại Bùi Thị Xuân, phường Đúc, cùng TP Huế). Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h...