70% số sừng tê giác ở Việt Nam là giả
Việt Nam không phải là thị trường chính tiêu thụ sừng tê giác, nhưng đang bị “mang tiếng” vì là nơi trung chuyển cho thị trường Trung Quốc.
Đặc biệt, có đến 70% số sừng tê giác ở Việt Nam được kiểm tra là giả. Đó là những thông tin được đưa ra sau buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Môi trường và nguồn nước Nam Phi và Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Môi trường và nguồn nước Nam Phi, bà Bomo Edna Molewa và Bộ trưởng NNPTNT Việt Nam Cao Đức Phát đại diện Chính phủ 2 nước ký Thỏa thuận hợp tác về bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học và trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác giữa 2 nước. Một trong những nội dung hợp tác quan trọng nhất được thảo luận chính là việc ngăn chặn tình trạng buôn bán mẫu vật, sừng tê giác từ Nam Phi về Việt Nam.
Việt Nam được xem là điểm đến quan trọng của nạn buôn lậu sừng tê giác
CITES Việt Nam – cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp cho biết, trước năm 2012, có khoảng 30-50 người Việt sinh sống tại Nam Phi, trong đó có một số nhóm chuyên xin giấy phép bắn tê giác hợp pháp.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2012, phía Nam Phi cấm người Việt Nam săn bắn tê giác hợp pháp. Bà Bomo Edna Molewa cho biết, năm 2009 có 85 giấy phép săn tê giác được cấp cho người Việt Nam, 2010 có 91 giấy phép, 2011 lên đến 140 giấy phép; năm 2012 chỉ có 8 giấy phép được cấp.
Video đang HOT
Tuy không được phép săn bắn nhưng lượng sừng tê giác nhập khẩu về Việt Nam đang gia tăng, năm 2009 là 14 sừng, 2010 là 16 sừng, 2011 là 32 và 8 tháng đầu năm 2012 là 36 chiếc.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều người buôn bán sừng tê giác trái phép. Tới nay, có 20 người Việt bị bắt giữ, 11 người đang bị giam giữ, 4 người bị kết án 7-12 năm tù tại Nam Phi. Đặc biệt, vụ việc cán bộ đại sứ quán bị bắt tại sân bay Mozambic vì vận chuyển trái phép tê giác; năm 2008, một cán bộ ngoại giao bị ghi hình khi đang mua sừng tê giác ngay trước cửa đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi càng làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong công tác bảo tồn loài tê giác.
Tuy nhiên, đại diện Bộ NNPTNT cho rằng, Việt Nam không phải là địa bàn tiêu thụ chính mà chỉ là nơi trung chuyển sang Trung Quốc. “Thị trường sử dụng sử dụng sừng tê giác chủ yếu là Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng là nước bị mang tiếng” – báo cáo của CITES Việt Nam nêu. CITES Việt Nam cũng cho rằng, chỉ một bộ phận rất nhỏ ở Việt Nam sử dụng sừng tê giác để mài uống theo phương thức thủ công nên sức tiêu thụ không lớn; trong khi đó, Trung Quốc đang có công nghệ bào chế thuốc từ sừng tê giác.
Đặc biệt, cơ quan này dẫn số liệu của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, cơ quan chuyên giám định mẫu vật thì 70% mẫu vật sừng tê giác ở Việt Nam là giả.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, Việt Nam đang tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng sử dụng sừng tê giác như tăng cường tuyên truyền, đề xuất Chính phủ quy định cấm nhập khẩu sừng tê giác, tăng cường điều tra, xử lý các vụ vi phạm… Tại buổi làm việc, bà Bomo Edna Molewa bày tỏ sự hài lòng về sự quyết liệt của Việt Nam nhằm bảo vệ loài tê giác ở Nam Phi.
Theo 24h
VN chi 22 triệu USD săn tê giác Nam Phi
Từ tháng 4/2012, người Việt bị cấm đến Nam Phi săn tê giác, nhưng trước đó thống kê cho thấy, người Việt đã chi tới 22 triệu USD để có được giấy phép săn tê giác tại nước này, kể từ năm 2003.
Con số trên được đưa ra tại buổi tập huấn cho các nhà báo về tình trạng chống buôn bán động vật hoang dã, ngày 18/10, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), do Trung tâm nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ và tư liệu (Ban Tuyên giáo T.Ư), phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức.
Theo Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loại động thực vật hoang dã - Traffic, số liệu từ cơ quan Cites quốc tế (Cơ quan quản lý Công ước quốc tế về buôn bán quốc tế về các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp), từ năm 2003 đến 2010, có 657 chiếc sừng tê giác được xuất khẩu hợp pháp từ Nam Phi về Việt Nam dưới dạng "chiến lợi phẩm". Tuy nhiên, số liệu từ cơ quan nhập khẩu Việt Nam, chỉ ghi nhận chỉ có 170 chiếc.
Như vậy, có thể thấy thấy, 74% số sừng tê giác còn lại chưa được khai báo với cơ quan chức năng. Nếu tính thuế, con số này phải lên tới 2 triệu USD.
Một nữ thợ săn tê giác người Việt Nam tại Nam Phi (nguồn Traffic)
TS Naomi (Trưởng đại Traffic Đông Nam Á) cho biết, ngoài các "chiến lợi phẩm", mạng lưới buôn bán bất hợp pháp còn cung cấp cho Việt Nam hàng trăm chiếc sừng tê giác từ những nguồn bất hợp pháp khác ở châu Phi.
Hiện sừng tê giác vẫn tiếp tục vào Việt Nam thông qua nhiều kênh, trong đó đường hàng không từ Jonamnesburg (Nam Phi) qua Bangkok, Hồng Kông, Kuala Lumpur và Singpore về Hà Nội hoặc TPHCM.
Một con đường khác mới nổi lên là sừng tê giác từ Thủ đô Maputo của Mozambique về Việt Nam. Còn đường bộ, Traffic, cho rằng, sừng tê giác cũng được chuyển từ Lào (có thể từ Thái Lan) vào Việt Nam.
Theo các tổ chức quốc tế, từ năm 2007 đến năm 2009, các thợ săn Việt Nam chỉ xếp sau các đồng nghiệp từ Mỹ về số lượng tê giác săn bắn tại Nam Phi.
Trong thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2012, người Việt Nam chiếm tới 185 người (chiếm gần 50%) trong số 384 người nước ngoài đi săn tê giác tại Nam Phi.
Theo ước tính, từ năm 2003, các sợ săn Việt Nam đã chi hơn 22 triệu USD phục mua giấy phép săn tê giác ở Nam Phi.
Theo các chuyên gia bảo tồn ở Việt Nam, Việt Nam chỉ là điểm trung chuyển của sừng tê giác từ Nam Phi. Hầu hết sừng tê giác nhập về Việt Nam được chuyên đi tiêu thụ ở Trung Quốc, Hồng Kông.
Tê giác thuộc loại quý hiếm trên khắp thế giới, nhưng tại Nam Phi, tê giác xuất hiện ở nhiều nơi, đặt biệt là ở những khu du lịch sinh thái, rừng quốc gia...Nhiều Cty du lịch ở Nam Phi và các nước khác trên thế giới hốt bạc nhờ mở tour gắn liền với việc đi xem tê giác.
Cặp đôi tê giác dạo trên triền đồi và tỏ ra khá hiền lành
Du khách chụp ảnh cùng tê giác
Lực lượng bảo vệ có mặt khắp rừng quốc gia để bảo vệ du khách và ngăn chặn những kẻ săn tê giác
Khách du lịch nước ngoài muốn đi xem tê giác phải ngồi trên những chiếc xe chuyên dụng thế này để đảm bảo an toàn
Theo 24h
Người Việt bị cấm săn tê giác ở Nam Phi Nam Phi đang đề xuất cho phép hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác. Nếu đề xuất này được thông qua, giá sừng tê giác trên thị trường châu Á có thể giảm mạnh. Ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc Phụ trách Cites Việt Nam (Cơ quan Quản lý thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động...