70% số ca ngộ độc ở bếp ăn tập thể do nấu từ nơi khác chuyển đến
Tuy số ca ngộ độc thực phẩm có giảm nhưng giá trị khẩu phần ăn của công nhân còn thấp. Chất lượng suất ăn từ các bếp ăn tập thể còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của người lao động.
Muốn ăn ngon phải giảm lương cơ bản?!
Sơ kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) 9 tháng đầu năm, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) đánh giá chất lượng bữa ăn là vấn đề quan trọng, cần tăng cường giám sát và tuyên truyền để đảm bảo sức khỏe người lao động.
Ban ATTP của TP.HCM kiểm tra dư lượng thuốc BVTV ngay tại chợ cho người tiêu dùng. Ảnh: Thuận Hải
Tính đến cuối tháng 10, cả nước có tổng cộng 91 ca ngộ độc ATTP. So với cùng kỳ năm 2017, số ca ngộ độc đã giảm 30%; số tử vong giảm 37%. Trong đó, các vụ ngộ độc của công nhân ở các khu công nghiệp vẫn là vấn đề được xã hội và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm.
Theo ông Phong có 3 nguyên nhân lớn dẫn đến hậu quả này là do khẩu phần ăn còn thấp; không tổ chức nấu nướng tại chỗ nên khó đảm bảo chất lượng; và điều kiện vệ sinh trong lúc chế biến, bảo quản. Suất ăn của công nhân được quy định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Định mức của một suất ăn là bao nhiêu thì nhà nước không can thiệp được.
Có nhà máy đặt suất ăn 25.000 đồng nhưng cũng có nơi chỉ 12.000 – 14.000 đồng/suất. Với giá cả thị trường như hiện nay, trừ thêm chi phí nhà thầu là người nấu ăn thì giá trị thực một bữa ăn công nhân còn rất thấp.
Video đang HOT
Ông Phong thừa nhận thực tế, muốn suất ăn đảm bảo chất lượng và đủ dinh dưỡng thì giảm lương cơ bản xuống. Còn muốn giữ nguyên mức lương lại vừa tăng khẩu phần thì chủ doanh nghiệp không đủ sức chi trả. Đây là mâu thuẫn giữa yêu cầu và thực tiễn.
Trong quá trình kiểm tra, 70% các ca ngộ độc ở các bếp ăn tập thể do nấu từ nơi khác rồi vận chuyển đến chứ không tổ chức nấu tại chỗ. “Tất nhiên không thể dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp nhưng Cục đề nghị các doanh nghiệp cần nhận thức rõ sức khỏe và năng suất lao động là tài sản của nhà máy. Nhà máy vận động tổ chức nấu ăn được ngay tại chỗ là tốt nhất” – ông Phong nói.
Để đảm bảo công tác quản lý vấn đề ATTP tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mới đây, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP chính thức có hiệu lực.
Đây là chính sách lớn của Chính phủ, tạo bước đột phá, thay đổi căn bản phương thức quản lý thực phẩm, tiếp cận phương thức quản lý của thế giới, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với an toàn của thực phẩm do mình sản xuất.
Nghị định này đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, sản xuất nhưng không buông lỏng công tác quản lý ATTP thông qua việc tăng cường hậu kiểm.
Bên cạnh đó, nghị định cũng thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm. Có đến 90% các sản ph ẩm thực phẩm không cần đăng ký nội dung quảng cáo như quy định trước đây, chỉ tập trung nguồn lực tiền kiểm các sản phẩm có nguy cơ cao như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp… Còn các sản phẩm khác (90%) chuyển sang quản lý theo phương thức hậu kiểm.
Dù vậy, theo Cục ATTP, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan chuyên môn và cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền các quy định về quảng cáo các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Theo Danviet
Cảnh báo thực phẩm bẩn với 3 cấp độ
Một năm qua TP. Hà Nội tiến hành 154.000 cuộc thanh tra về ATTP, phạt hành chính hàng chục tỷ đồng.
Đó là thông tin được Ban Chỉ đạo công tác ATTP đưa ra vào sáng ngày 26/9/2018, tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch của UBND TP. Hà Nội về việc khắc phục hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác ATTP trên địa bàn và triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP giai đoạn 2018-2020.
Báo cáo tại hội nghị, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 1 năm triển khai kế hoạch, đơn vị đã tiến hành kiểm tra ATTP 961 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể, phát hiện 162 cơ sở vi phạm; xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành; kết quả, số mẫu đạt 1.624 mẫu/1.709 mẫu xét nghiệm, đạt 95%.
Sở Công thương Hà Nội tiến hành kiểm tra tại 43 doanh nghiệp; xử phạt 11 doanh nghiệp với số tiền 54.700.000 đồng; Chi Cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý 1.113 vụ, phạt hành chính 5.334.325 triệu đồng, buộc thiêu hủy hàng hóa vi phạm. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh kiểm tra 414 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm, thủy sản, phát hiện 120 cơ sở vi phạm...
Cơ quan chức năng TP. Hà Nội kiểm tra ATTP tại một cơ sở giết mổ.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông về ATTP cũng được đẩy mạnh. Cơ quan quản lý đã chủ động phối hợp và huy động các cơ quan thông tin truyền thông xây dựng chuyên trang chuyên mục, đăng tin, bài, phóng sự về công tác ATTP.
Đặc biệt, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng chiến dịch truyền thông "Người Hà Nội không sản xuất, phân phối, tiêu thụ, tẩy chay, tố giác cơ sở sản xuất, tiêu thụ thực phẩm không an toàn". Đăng tải trên website ngành về các cơ sở thực phẩm đảm bảo cũng như các cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh ATTP...
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Trần Ngọc Tụ cho biết, việc triển khai quản lý ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác ATTP còn thiếu và yếu.
Bên canh đo, viêc triên khai thưc hiên ky cam kêt ATTP đôi vơi cac cơ sơ san xuât kinh doanh thưc phâm nho le không co giây phep kinh doanh tuyên xa quan ly găp nhiêu kho khăn do đa sô chưa đap ưng đươc cac tiêu chi ATTP vê môi trương, nguôn gôc thưc phâm, trang thiêt bi dung cu, yêu tô con ngươi...
Đăc biêt, trong khi môt bô phân chu cơ sơ thưc phâm con chưa co y thưc vê sưc khoe công đông, chay theo lơi ich trươc măt thi không it ngươi tiêu dung lai dê dai trong lưa chon thưc phâm.
"Hoat đông giêt mô gia suc, gia câm nho le, không đam bao ATTP, viêc tăng sư dung hoa chât trong san xuât thưc phâm, kho khăn trong kiêm soat ATTP vơi thưc phâm nhâp khâu...la nhưc vân đê gây "đau đâu" cho nhưng nha quan ly hiên nay" - ông Trân Ngoc Tu chia se.
Trao đổi tại hội nghị, các Sở Công thương Hà Nội và Sở NN&PTNT cùng các quận, huyện đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến công tác ATTP như: Xây dựng truy xuất nguồn gốc thực phẩm; xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với thực phẩm lưu thông; vai trò của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, xây dựng mô hình điểm, kiểm tra, kiểm soát ATTP dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập trung trên địa bàn...
Cũng tại hội nghị, Ban Chỉ đạo công tác ATTP đã công bố triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP giai đoạn 2018-2020 với 3 cấp độ: thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Các điểm cảnh báo ATTP sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về ATTP trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo cho cộng đồng.
Mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP đủ năng lực đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin, sự cố về ATTP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tân Hưng
Theo baodatviet
Huyện Thạch Thất có 51 cơ sở thực phẩm không phép Sáng 27/8, Đoàn thanh tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 TP Hà Nội do Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác đảm bảo ATTP Tết Trung thu tại huyện Thạch Thất. Theo báo cáo của phòng y tế huyện Thạch Thất, hiện có 51 cơ sở (bao...