70% cử tri Cộng hòa không tin cuộc bầu cử tổng thống công bằng và dân chủ
Theo nghiên cứu mới của Politico, niềm tin của các cử tri đảng Cộng hòa đối với tính minh bạch của cuộc bầu cử đã giảm mạnh sau khi ông Joe Biden giành lợi thế lớn.
Hãng tin Politico mới đây đã công bố kết quả thăm dò cho thấy niềm tin của các cử tri đảng Cộng hòa đối với cuộc bầu cử tổng thống đã giảm mạnh sau khi các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt gọi tên đại diện đảng Dân chủ Joe Biden là người chiến thắng vào ngày 7/11 (theo giờ Mỹ).
Theo đó, sô cử tri đảng Cộng hòa nói cho rằng cuộc bầu cử năm nay thiếu tính công bằng và dân chủ đã tăng từ 35% lên 70%, một con số khá lớn. Trong khi đó, những người ủng hộ đảng Dân chủ lại có suy nghĩ ngược lại, họ đã đồng loạt đổ ra đường ăn mừng vào hôm 7/11 sau khi ông Joe Biden được dự đoán sẽ chiến thắng. Cụ thể, 90% đảng viên Dân chủ ngợi khen cuộc bầu cử năm nay minh bạch và chính xác, tăng từ 52% so với trước ngày bầu cử 3/11.
Những người ủng hộ Tổng thống Trump cho rằng cuộc bầu cử năm nay thiếu công bằng và dân chủ. Ảnh: Getty
Trong số những người không tin vào cuộc bầu cử, 78% cho rằng bỏ phiếu qua thư là lý do dẫn tới gian lận hàng loạt tại các bang của Mỹ. Ngoài ra, 72% trong số đó tin các lá phiếu đã bị làm giả. Những bình luận này liên tục xuất hiện trên trang Twitter cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không những thế, có 84% cử tri cho rằng cuộc bầu cử năm nay đã được can thiệp theo hướng có lợi cho đại diện đảng Dân chủ Joe Biden.
Sự thiếu tin tưởng vào hệ thống bầu cử đã khiến các đảng viên Cộng hòa ngày càng nghi ngờ kết quả. Trước ngày bầu cử, chỉ có khoảng 18% đảng viên Cộng hòa bày tỏ sự nghi ngờ nhưng giờ đây, con số này đã tăng lên 64% sau chiến thắng của ông Biden. Ngược lại, 86% đảng viên Dân chủ nói rằng họ tin tưởng vào kết quả.
Video đang HOT
Đảng Cộng hòa hiện đang hướng sự chú ý tới các bang chiến địa quan trọng đặc biệt là ở Pennsylvania. 62% đảng viên Cộng hòa nghi ngờ kết quả kiểm phiêu tại bang này, trong khi đó 8% khác đến từ đảng Dân chủ cũng có suy nghĩ tương tự.
Tại các bang Wisconsin, Nevada, Georgia và Arizona số người không tin tưởng cuộc bầu cử cũng tương đối cao lần lượt là 55%, 54%, 54% và 52%. Sự hoài nghi càng được thúc đẩy khi chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đưa ra các cáo buộc gian lận bầu cử tại các bang này.
Bên cạnh việc thiếu tin tưởng đối với cuộc bầu cử, đảng Cộng hòa hiện còn đang bị chia cắt bởi cuộc chiến pháp lý của Tổng thống Trump. Trong đó, 38% cho rằng kết quả sẽ được lật ngược trong khi 45% khác có suy nghĩ ngược lại.
Ông Donald Trump hẹp đường ở lại Nhà Trắng
16 công tố viên liên bang được giao nhiệm vụ giám sát cuộc bầu cử khẳng định không có bằng chứng về gian lận bỏ phiếu quy mô lớn như phía Tổng thống Donald Trump cáo buộc
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tiến gần hồi kết sau khi truyền thông Mỹ hôm 13-11 đưa ra dự đoán về kết quả cuối cùng. Cụ thể, ông Joe Biden giành tổng cộng 306 phiếu đại cử tri sau khi thắng thêm bang Georgia. Con số này của Tổng thống Donald Trump là 232 sau khi ông đánh bại đối thủ ở bang Bắc Carolina.
Trong lúc chờ chính thức được công nhận thắng cử, ông Biden vẫn đẩy mạnh tiến trình chuyển giao quyền lực bất chấp sự thiếu hợp tác từ chính quyền ông Trump. Theo đài CNN, ông Biden đang cân nhắc các ứng cử viên nội các tiềm năng, trong đó có tính đến kịch bản Đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện.
Ngoài ra, bà Jen Psaki, quan chức trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Biden, hôm 13-11 cho biết ông Biden dự kiến gặp các chuyên gia về an ninh quốc gia trong tuần tới giữa lúc sự chậm trễ trong tiến trình chuyển giao quyền lực có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia.
Bản thân Tổng thống Donald Trump cho đến giờ vẫn chưa chịu thua nhưng giới chuyên gia nhận định nhà lãnh đạo này có rất ít hy vọng lật ngược được thế thua ở một số bang chiến trường để có được 270 phiếu đại cử tri cần thiết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 13-11 Ảnh: REUTERS
Nhận định này càng thêm có cơ sở khi phe ủng hộ ông Trump gặp nhiều thất bại về pháp lý tại 3 bang Pennsylvania, Arizona, Michigan hôm 13-11. Công ty luật Porter Wright Morris & Arthur đã thông báo rút khỏi vụ kiện nhằm khiếu nại kết quả bầu cử ở bang Pennsylvania.
Sau đó, đến lượt các luật sư của phe ông Trump quyết định từ bỏ vụ kiện ở bang Arizona do số phiếu liên quan không đủ nhiều để thay đổi cục diện bang này. Còn tại bang Michigan, theo đài CNBC, một thẩm phán đã bác yêu cầu của những người ủng hộ ông Trump về việc ngăn chứng nhận kết quả bầu cử ở TP Detroit.
Chưa hết, 16 công tố viên liên bang được giao nhiệm vụ giám sát cuộc bầu cử hôm 13-11 gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp William Barr, theo đó nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào về gian lận bỏ phiếu quy mô lớn. Diễn biến này nêu bật thách thức mà phe ông Trump đối mặt trong việc trưng bằng chứng về cáo buộc gian lận bỏ phiếu khi 3 bang Georgia, Michigan, Pennsylvania sẽ phải chứng nhận kết quả bầu cử trong vòng 10 ngày tới.
Georgia là bang duy nhất xác nhận sẽ kiểm phiếu lại cho đến giờ. Tuy nhiên, quá trình kiểm phiếu lại phải hoàn thành đúng hạn để kết quả bỏ phiếu được chứng nhận trước ngày 20-11. Những người ủng hộ ông Trump còn kêu gọi bỏ phiếu lại ở bang Wisconsin, nơi hạn chót chứng nhận kết quả bầu cử là ngày 1-12.
Ngoài sức ép về thời gian, một số chuyên gia còn chỉ ra rằng các vụ kiện của phe ông Trump còn yếu về mặt pháp lý . Ông Noah Feldman, chuyên gia tại Trường Luật Harvard (Mỹ), nhận định việc các bang liên quan chứng nhận kết quả bầu cử sẽ càng giáng đòn mạnh lên các vụ kiện của phe ông Trump. Cũng theo ông Feldman, vấn đề lớn hiện nay là bên kiện vẫn chưa có bằng chứng đáng tin để củng cố các cáo buộc của họ.
Những cột mốc đáng chú ý sắp tới
Ngày 8-12: Đây là ngày các bang phải kiểm xong phiếu, giải quyết xong tranh chấp và xác định người thắng số phiếu đại cử tri. Các thống đốc phải chứng nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử và công bố nhóm đại cử tri.
Ngày 14-12: Các đại cử tri bỏ phiếu. Nhiều bang ra quy định bắt buộc các đại cử tri ủng hộ người chiến thắng trong cuộc bầu cử theo lá phiếu phổ thông tại bang và có thể phạt hành chính đối với những đại cử tri "phản bội".
Ngày 23-12: Các lá phiếu của đại cử tri có 9 ngày để được đưa đến thủ đô Washington.
Ngày 3-1-2021: Các hạ nghị sĩ và thành viên mới của Thượng viện tuyên thệ nhậm chức. Đây chính là sự khởi đầu chính thức của quốc hội khóa 117.
Ngày 6-1: Phiếu đại cử tri được kiểm. Các thành viên của Hạ viện và Thượng viện đều họp trong phòng của Hạ viện. Chủ tịch Thượng viện (hiện là Phó Tổng thống Mike Pence) sẽ chủ trì phiên họp. Một thành viên Hạ viện và một thành viên Thượng viện sẽ đọc và đếm các lá phiếu của đại cử tri.
Có 538 phiếu đại cử tri. Nếu không có ứng viên nào đạt đủ 270 phiếu, 435 thành viên của Hạ viện sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử. Hạ viện có thời gian đến trưa ngày 20-1 để chọn tổng thống.
Ngày 20-1: Tổng thống mới sẽ tuyên thệ nhậm chức.
Tehran bác tin thủ lĩnh số hai al-Qaeda bị hạ sát ở Iran Bộ Ngoại giao Iran khẳng định không có khủng bố al-Qaeda trên lãnh thổ nước này, cho rằng thông tin truyền thông Mỹ đưa ra là "kịch bản Hollywood". "Washington và Tel Aviv nhiều lần tìm cách quy kết Tehran có liên hệ với những nhóm khủng bố bằng cách nói dối, tung tin tức giả cho truyền thông để né tránh trách...