7 ý tưởng decor phòng màu ngọc lam đẹp thanh lịch, tín đồ yêu màu xanh không nên bỏ qua
Bạn yêu thích sự tao nhã, yên bình thì còn chần chừ gì mà không chọn tông màu này để trang trí phòng chứ?
1. Màu ngọc lam nhiệt đới trong thiết kế ngoài trời
Nếu màu xanh lam này khiến bạn nhớ đến những bãi biển hoang sơ và nhiệt đới uể oải, thì thiết kế này chính là gợi ý hoàn hảo cho bạn. Hãy kết hợp nhiều màu sắc tự nhiên của môi trường xung quanh vào không gian ngoài trời sang trọng này. Lớp vữa trắng đã rửa sạch và sân trong bằng gỗ cứng tương phản với đệm và gối màu ngọc lam đậm.
Màu ngọc lam nhiệt đới “ăn rơ” với các màu trung tính ở ngoài trời như nâu, trắng, đen, xám và nâu.
2. Màu ngọc lam dịu nhẹ trong phòng ăn và nhà bếp
Muốn phòng ăn và nhà bếp yên bình và nhẹ nhàng. Hãy thử kết hợp màu xám và ngọc lam nhạt. Một trong những yếu tố nổi bật nhất của không gian này là bức tường phía sau lấy cảm hứng từ biển màu ngọc lam, liên tưởng đến cảnh biển nhẹ nhàng vẫy gọi cũng như đá quý tự nhiên. Nhờ đó tủ và đồ nội thất truyền thống trông sang trọng hơn hẳn.
3. Trần nhà và bức tường màu ngọc lam
Những bức tường màu ngọc lam đậm, bóng loáng với những chiếc ghế nhung màu xanh lá cây và tấm thảm phương Đông giúp căn phòng thêm hút mắt hơn. Trần nhà được sơn màu xanh ngọc lam cùng tông màu với tường, không có đường viền trang trí phá cách giúp không gian thêm phần ấm cúng.
4. Kết hợp màu hồng và màu ngọc lam
Sự tương phản trong căn phòng này rất rõ ràng, nhưng vẫn dễ chịu. Kết hợp các tông màu ấm và mát như thế này sẽ mang lại nhiều năng lượng cho căn phòng, đồng thời có thể thúc đẩy tâm trạng.
Video đang HOT
5. Đồ nội thất màu ngọc lam trong phòng khách trung tính
Màu gỗ tự nhiên với màu be và rám nắng cùng màu xanh ngọc lam mang lại không gian yên bình, hiện đại, tươi trẻ cho phòng khách.
6. Gạch phòng tắm màu ngọc lam
Phòng tắm này không chỉ có hai loại gạch màu xanh ngọc khác nhau mà các bức tường cũng được sơn màu xanh lam nhạt và màu trắng. Tông màu này giúp phòng tắm thêm mát mẻ và hiện đại hơn hẳn.
7. Màu ngọc lam trong phòng khách
Căn phòng này tràn ngập tông màu lạnh từ màu xanh lá cây chanh đến màu than nhạt và màu ngọc lam. Những chiếc ghế cùng đồ nội thất bằng mây và khung mạ vàng đem lại không gian truyền thống.
Chọn bàn ăn sao cho hợp phong thủy nhà bếp?
Phòng ăn được xem như là nơi vun đắp tình cảm gia đình, mang đến những phút giây ấm áp và hạnh phúc, vậy lựa chọn và bố trí bàn ăn thế nào để phù hợp phong thủy?
Trong cuộc sống ngày nay, nghệ thuật sắp xếp theo phong thủy đã dần len lỏi vào đời sống của mỗi gia đình và trở thành một phần quan trọng khi mua sắm và tân trang nhà cửa, nhất là phòng bếp và phòng ăn.
Phòng ăn là nơi ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho gia đình nên cách bố trí về hướng, kiểu dáng theo đúng phong thủy rất quan trọng. Một không gian phòng ăn được trang trí, sắp xếp hợp lý sẽ tạo nên bầu không khí vui vẻ, thoải mái có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa.
Trong đó, bàn ăn là vật trung tâm của không gian, có liên hệ trực tiếp đến năng lượng phong thủy trong nhà nên cần được bố trí hợp lý cũng như về cách thức chọn màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, kích thước,... để mang lại thịnh vượng và bình an cho gia chủ.
Chọn bàn ăn theo tuổi mệnh của gia chủ
Dựa vào quan niệm ngũ hành, việc chọn bàn ăn về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng hợp mệnh của gia chủ là điều cần chú trọng. Cụ thể như sau:
Hình dạng của bàn ăn theo phong thủy
Hình dáng của bàn ăn là một phần quan trọng trong việc lựa chọn. Với mỗi loại hình dáng khác nhau, bàn ăn sẽ mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho gia đình bạn.
Bàn ăn tròn: Phù hợp với tất cả mọi người. Kiểu bo tròn giúp các thành viên có khoảng cách từ chỗ ngồi đến tâm bàn là như nhau, điều này giúp gia đình dễ dàng trò chuyện, tâm sự. Với thiết kế không góc cạnh giúp bàn tròn hạn chế sự phát sinh năng lượng xấu trong nhà.
Bàn ăn Oval/Elip: Sở hữu các đường bo tròn không góc cạnh giống như bàn ăn tròn, bàn ăn oval hay elip cũng mà một trong những sự lựa chọn tuyệt vời giúp giảm thiểu năng lượng xấu sản sinh trong nhà. Nếu bạn không còn thích những bàn tròn truyền thống thì đây cũng là sản phẩm hợp lý để thay đổi mà vẫn giữ được phong thủy tốt.
Bàn ăn góc cạnh hình vuông/chữ nhật: Được sử dụng nhiều trong các gia đình truyền thống hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì những loại bàn có góc cạnh sắc nhọn này sẽ sản sinh ra năng lượng xấu gây ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng hoặc chọn những bạn có mài vát các góc nhọn tạo cạnh bo tròn giảm thiểu sự sắc nhọn của bàn.
Màu sắc bàn ăn theo phong thủy
Màu sắc của bàn ăn sẽ tạo nên những năng lượng tốt và dồi dào sinh khí cho bữa ăn nên việc lựa chọn màu sắc cho mặt bạn là một điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Bạn có thể chọn và trang trí thêm trên mặt bàn như khăn trải, phủ kính,... để giữ gìn màu sắc cũng như chất liệu của chúng không bị giảm theo thời gian.
Ngoài ra, những vật dụng để lót ly, lót dĩa,... nên được dùng phù hợp với hình dạng của bàn ăn. Nếu bàn ăn hình chữ nhật hay hình vuông, bạn nên dùng lót ly hình vuông và cũng tương tự như vậy với các loại bàn ăn khác.
Vật liệu bàn ăn theo phong thủy
Vật liệu tạo nên bàn ăn cũng có ý nghĩa phong thủy riêng của chúng mà bạn có thể tạo nên không gian phòng ăn hỗ trợ sinh tài lộc và an khang.
Bàn ăn gỗ: Có thể kích hoạt năng lượng tích cực, mang đến sự tươi mát, phấn khởi và luồng khí tốt luân chuyển trong nhà. Với chất liệu gỗ tự nhiên sẽ có sự bền chắc giúp sản phẩm sử dụng lâu theo thời gian.
Bàn ăn kính: Không có lợi trong phong thủy vì chúng mang đến năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến không khí và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Bàn ăn mặt gốm, đá: Bàn ăn mặt đá kích thích các luồng khí tích cực đối lưu trong nhà, tạo sự thịnh vượng, hạnh thông sự nghiệp cho gia củ. Bạn có thể chọn màu sắc bàn ăn mặt đá theo đúng với tuổi mệnh của mình để tăng thuận lợi.
Vị trí sắp xếp bàn ăn trong phòng ăn đúng phong thủy
Về vị trí đặt bàn ăn, theo phong thủy, gia chủ không nên đặt bàn ăn ở vị trí tương khắc với ngũ hành của chủ nhà. Theo đó, nếu gia chủ thuộc "Tây tứ mệnh" thì bàn ăn đặt ở các vị trí là phía Đông Nam, Đông, Nam và phía Bắc. Còn nếu gia chủ thuộc "Đông tứ mệnh" thì cần tránh đặt bàn ăn ở vị trí là phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.
Ngoài ra, khi đặt bàn ăn đúng phong thủy, các gia đình cũng nên lưu ý không nên đặt ở thẳng cửa ra vào bởi vị trí này người đứng ngoài cửa có thể biết người trong nhà đang dùng bữa, đây là một điều không hay. Bàn ăn đặt ở vị trí đối diện cửa cũng sẽ cản trở luồng khí này ra vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến tài vận của ngôi nhà.
Phía trên đầu bàn ăn không nên có giầm nhà nằm ngang, vì vị trí này sẽ tạo cảm giác bất an cho người ngồi. Nhiều gia đình thường chọn vị trí đặt bàn ăn ở phòng bếp, khi bố trí như vậy, gia chủ nên lưu ý, tránh để bàn ăn đối diện trực tiếp với bếp nấu. Bởi khi nấu ăn, bếp thường có nhiệt độ cao và khói, nếu bàn ăn đặt đối diện sẽ khiến sức khỏe của các thành viên trong gia đình không được tốt, tính khí cũng sẽ trở nên nóng nảy, dễ cáu gắt.
Ngôi nhà màu đen mà vẫn ấm áp và đầy tính nghệ thuật Với địa hình khá chật và hẹp lại có hướng Tây nắng nóng, bằng khả năng sáng tạo của mình, chủ nhân đã sáng tạo một không gian hấp dẫn, thú vị. Ngôi nhà như một khối bê tông khổng lồ màu đen huyền bí. Ngôi nhà khá hẹp và dài nên gia chủ quyết định chia làm 2 phần: phần trước là...