7 xu hướng tiếp thị trực tuyến thống trị năm 2014
Tạp chí Forbes vừa có bài đánh giá về 7 xu hướng sẽ thống trị lĩnh vực tiếp thị trực tuyến ( online marketing) trong năm 2014.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiếp cận khách hàng trên internet – Ảnh: Glinko.net
Giữa kỷ nguyên công nghệ thông tin hiện tại, internet ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, thay đổi gần như toàn diện cách thức chia sẻ và trao đổi thông tin. Chính vì thế, online marketing dần trở thành kênh tiếp thị quan trọng của mọi doanh nghiệp dù là tiếp thị B2B (Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp) hay B2C (Doanh nghiệp đối với khách hàng). Theo Forbes, để đáp ứng nhu cầu phát triển, doanh nghiệp cần nắm bắt rõ 7 xu hướng online marketing sau:
1. Nội dung lớn hơn bao giờ hết
Bằng cách sử dụng nhiều kênh truyền tải nội dung: mạng xã hội, bài viết trên website doanh nghiệp, thư điện tử thông tin (eNewsletter), video…, doanh nghiệp có thể phối hợp để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Các nội dung này gần như không còn bị giới hạn về thời gian, cách thức truyền tải. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể truyền đi một lượng thông tin khổng lồ mà hiệu quả sẽ lấn át các cách thức tiếp thị truyền thống như truyền hình và phát thanh.
2. Truyền thông xã hội cần đa dạng hơn
Cách đây vài năm, các doanh nghiệp không có nhiều kênh mạng xã hội để sử dụng làm công cụ truyền thông. Chúng chỉ giới hạn với Facebook, LinkedIn, Twitter. Tuy nhiên, giờ đây nhiều mạng xã hội dần trở nên phổ biến hơn và khẳng định vị thế, điển hình như: Pinterest, Google , Tumblr và Instagram. Mỗi mạng xã hội có một thế mạnh về cách truyền tải thông tin. Vì thế, các chương trình tiếp thị trực tuyến của doanh nghiệp cần sử dụng nhiều mạng xã hội hơn, khai thác đúng thế mạnh của từng phương tiện.
3. Hình ảnh là trung tâm
Để người dùng nhanh chóng “tiêu hóa” các nội dung tiếp thị, doanh nghiệp cần tập trung sử dụng hình ảnh chứ đừng chú trọng vào các bài viết dài. Hình ảnh cần trực quan, sinh động để dễ dàng gây chú ý. Đặc biệt là các hình ảnh đồ họa chứa thông tin có tính tương tác cao. Nếu làm tốt, chỉ cần một ảnh đồ họa thông tin cũng đủ thay thế nội dung cả bài viết lớn mà người đọc còn dễ nhớ, dễ chia sẻ.
4. Thông điệp đơn giản
Một xu hướng đáng chú ý khác là đừng nên đưa các thông điệp tiếp thị phức tạp, sâu sắc mà hãy đơn giản hóa chúng. Theo Forbes, ngay cả các thương hiệu danh tiếng như Apple, Google cũng đưa ra thông điệp tiếp thị hết sức đơn giản. Vì thế, đừng khiến đối tượng mục tiêu phải “vò đầu bứt tai” suy nghĩ một thông điệp tiếp thị.
5. Nội dung thân thiện trên điện thoại di động
Theo Forbes, vào năm 2017, 87% doanh số thiết bị kết nối sẽ là điện thoại di động và máy tính bảng”. Nói như thế để hiểu rằng điện thoại di động đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống mọi người. Vì thế, doanh nghiệp cần tạo điều kiện tối đa để khách hàng có thể tiếp cận trên thiết bị cá nhân này. Giải pháp là phải đưa ra các phiên bản website thích hợp với điện thoại di động, chứa các nội dung đơn giản, dễ nhận biết.
6. Quảng cáo theo dấu mục tiêu
Video đang HOT
Đây là xu hướng đang nổi lên gần đây. Bằng cách dựa vào cookie của trình duyệt người dùng, cần đảm bảo rằng các khách hàng sẽ lại nhìn thấy quảng cáo về những sản phẩm mà họ đã xem, đã tìm hiểu. Điều này đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp sẽ luôn chiếm ưu thế trong tâm trí khách hàng khi nghĩ về một nhóm sản phẩm nào đó. Trước mắt, họ có thể chưa mua nhưng về lâu dài lại rất hữu ích.
7. SEO và mạng xã hội ngày càng gắn bó
Đối với tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trực tuyến, mạng xã hội ngày càng đóng vai trò cao hơn. Trước kia, kết quả tìm kiếm thường chỉ tập trung vào những website truyền thống thì nay đã có sự thay đổi đáng kể. Những kết quả tìm kiếm xuất phát từ mạng xã hội đang hiện diện ở khu vực “bề trên”. Thực tế này bắt nguồn từ việc ngày càng có nhiều người chia sẻ các nội dung gồm hình ảnh, video chất lượng cao nên dễ thu hút.
Theo TNO
Ngắm những dinh thự đắt nhất của giới tỷ phú
10 dinh cơ đắt nhất thuộc sở hữu của các tỷ phú khắp thế giới do tạp chí Forbes giới thiệu...
Dinh thự Antilia ở Mumbai, Ấn Độ
Chủ nhân: Mukesh Ambani, giá trị tài sản ròng 21,5 tỷ USD
Giá bất động sản: Trên 1 tỷ USD
Tòa nhà Antilia cao 27 tầng, có tổng diện tích khoảng 37.200m2. Tên của tòa nhà được đặt theo một hòn đảo thần thoại trên Đại Tây Dương. Trong tòa nhà có bãi đỗ xe ngầm 6 tầng, 3 chỗ đậu trực thăng, một tầng chăm sức khỏe, và được cho là có khoảng 600 người phục vụ. Riêng chi phí xây dựng của tòa nhà đã vượt mức 1 tỷ USD, chiếm vị trí dinh cơ tư nhân đắt nhất thế giới.
Dinh thự Villa Leopolda ở Villefranche-sur-mer, Pháp
Chủ nhân: Lily Safra, giá trị tài sản ròng 1,2 tỷ USD
Giá bất động sản: 500 triệu Euro, tương đương 750 triệu USD, vào năm 2008
Vua Leopold II được cho là đã xây dựng hàng loạt biệt thự ven hồ cho các cô nhân tình, trong đó có dinh thự Villa Leopolda hiện thuộc sở hữu của tỷ phú Lily Safra. Năm 2008, dinh thự rộng hơn 8 hectare này được định giá ở mức 500 triệu Euro khi tỷ phú người Nga Mikhail Prokhorov chào mua. Nhưng cuối cùng tỷ phú này đã rút khỏi thỏa thuận, chịu mất 50 triệu Euro tiền đặt cọc.
Dinh thự Fair Field ở Sagaponack, New York, Mỹ
Chủ nhân: Ira Rennert, giá trị tài sản ròng 6,5 tỷ USD
Giá bất động sản: Khoảng 248 triệu USD, theo tài liệu thuế năm 2012
Dinh thự gồm 29 phòng ngủ và 39 phòng tắm của tỷ phú công nghiệp Rennert không chỉ có 1 mà có tới 3 bể bơi. Thậm chí, dinh thự này có cả nhà máy phát điện riêng.
Dinh thự ở phố Kensington Palace Gardens ở London, Anh
Chủ nhân: Lakshmi Mittal, giá trị tài sản ròng 16,5 tỷ USD
Giá mua: 117 triệu Bảng, tương đương 222 triệu USD, vào năm 2008
Nhiều nguồn tin cho biết, tỷ phú ngành thép Lakshmi Mittal là chủ của 3 căn nhà ở phố Kensington Palace Gardens, con phố được gọi là địa chỉ của các tỷ phú. Trong số 3 dinh thự này có một biệt thự mang phong cách tân Georgia gần Đại sứ quán Israel. Theo tin đồn, căn nhà này được mua cho con trai của ông Mittal. Trước đó, tòa biệt thự thuộc sở hữu của tỷ phú đầu cơ Noam Gottesman.
Chung cư One Hyde Park ở London, Anh
Chủ nhân: Rinat Akhmetov, giá trị tài sản ròng 15,4 tỷ USD
Giá bán: 221 triệu USD vào năm 2011
One Hyde Park là tòa chung cư đắt nhất thế giới, nằm ở khu Knightsbridge thuộc thủ đô của xứ sương mù. Căn hộ đắt nhất trong tòa nhà này, có giá 221 triệu USD, đã được tỷ phú Akhmetov người Ukraine mua. Căn hộ có diện tích khoảng 2.325 m2, kính chống đạn, và có dịch vụ hầu phòng 24/24h.
Dinh thự Ellison Estate ở Woodside, California, Mỹ
Chủ nhân: Larry Ellison, giá trị tài sản ròng 43 tỷ USD
Giá trị: Chi phí xây dựng vào khoảng 200 triệu USD
Tỷ phú Ellison, nhà sáng lập hãng phần mềm Oracle, là chủ nhân của hàng loạt bất động sản đắt giá. Năm 2003, ông chi khoảng 200 triệu USD để xây dinh thự mang phong cách Nhật Bản ở Woodside, với khoảng 10 tòa nhà, một hồ nhân tạo, một nhà uống trà, một nhà tắm và một hồ cá. Tuy nhiên, bất động sản này gần đây chỉ được định giá ở mức trên 70 triệu USD.
Dinh thự tại phố Kensington Palace Gardens ở London, Anh quốc
Chủ nhân: Roman Abramovich, giá trị tài sản ròng 10,2 tỷ USD
Giá mua: 90 triệu Bảng, tương đương 140 triệu USD, vào năm 2011
Nhà tài phiệt người Nga Abramovich sở hữu nhiều bất động sản ở London, bao gồm một dinh thự trên phố Kensington Palace Gardens nổi tiếng. Sau khi mua lại dinh thự này, Abramovich đã được chính quyền địa phương cho phép mở rộng, bao gồm xây thêm 1 sân tennis, một khu chăm sóc sức khỏe và một bảo tàng ôtô ngay trong khuôn viên dinh thự.
Dinh thự Blossom Estate ở Palm Beach, Florida, Mỹ
Chủ nhân: Ken Griffin, giá trị tài sản ròng 4,1 tỷ USD
Giá mua: gần 130 triệu USD vào tháng 12/2012
Tỷ phú Griffin rất nổi tiếng trong giới quản lý quỹ đầu cơ. Ông đã mua 4 bất động sản liền kề nhau với tổng diện tích hơn 3,2 hectare này bên bờ biển Palm Beach ở bang Florida, Mỹ. Ba lô đất trong số này vẫn còn nhà, riêng ngôi nhà ở lô đất thứ tư đã bị dỡ bỏ. Toàn bộ 4 bất động sản này đã từng được sử dụng như một dinh cơ duy nhất.
Dinh thự Xanadu 2.0 ở Seattle, Mỹ
Chủ nhân: Bill Gates, giá trị tài sản ròng 67 tỷ USD
Giá thị trường: 120 triệu USD theo tài liệu thuế năm 2012
Đây là dinh thự công nghệ cao thuộc sở hữu của người giàu thứ nhì thế giới, tỷ phú Bill Gates. Dinh thự có một bể bơi với hệ thống âm thanh dưới nước, một phòng tập thể dục rộng hơn 230 m2, và một thư viện với phòng đọc sách có mái vòm.
Dinh thự Mountain Home Road ở California, Mỹ
Chủ nhân: được cho là tỷ phú Masayoshi Son, giá trị tài sản ròng 8,6 tỷ USD
Giá mua: 117,5 triệu USD vào năm 2012
Tòa dinh thự này bao gồm một căn nhà rộng gần 840 m2 mang phong cách tân cổ điển, một nhà bể bơi rộng hơn 100 m2, một thư viện, một nhà nghỉ dưỡng, một bể bơi, một sân tennis, và những khu vườn cắt tỉa cầu kỳ.
Theo 24h
Sự thật thú vị về tỷ phú thế giới David Rockerfeller có bộ sưu tập bọ cánh cứng vào hàng lớn nhất thế giới, Vincent Bollore sở hữu hơn 1.000 quyển truyện tranh, còn Mashahiro Miki từng là vận động viên đấm bốc. Theo danh sách người giàu được tạp chí Forbes công bố ngày 4/2, cả thế giới hiện có 1.426 tỷ phú với tổng tài sản 5.400 tỷ USD. Đây...