7 xét nghiệm máu nên thực hiện hằng năm
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng, không những giúp chẩn đoán bệnh mà còn hỗ trợ tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng sức khỏe.
Dưới đây là 7 loại xét nhiệm máu được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên làm hằng năm.
Các chỉ số về thành phần trong máu giúp chẩn đoán nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: Independent
Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)
CBC là một trong những kiểu xét nghiệm máu cơ bản nhất, thường là một phần trong cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát hằng năm. Xét nghiệm này giúp xác định các thành phần khác nhau trong máu, bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố hemoglobin và hematocrit. CBC được dùng để chẩn đoán bệnh thiếu máu, cũng như dùng làm xét nghiệm tầm soát các vấn đề về hệ miễn dịch và nhiều loại ung thư khác nhau.
Đối tượng nên thực hiện: Tất cả người trưởng thành.
Xét nghiệm chuyển hóa toàn diện (CMP)
Đây là loại xét nghiệm máu cung cấp thông tin về hoạt động trao đổi chất tổng thể trong cơ thể và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Cụ thể, CMP thường bao gồm thông tin về hàm lượng đường huyết trong lúc đói – một chỉ dấu dùng chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc bị mất cân bằng đường huyết, về các chất điện giải như natri, canxi và kali (cho biết cơ thể có bị mất nước hay không), đồng thời là xét nghiệm sàng lọc chức năng gan và thận.
Đối tượng nên thực hiện: Tất cả người trưởng thành.
Xét nghiệm hemoglobin A1C (HbA1c)
Theo các bác sĩ, xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói (một phần của CMP) không phải là chỉ dấu tốt nhất phản ánh tình trạng rối loạn đường huyết. Xét nghiệm HbA1c mới là một trong những cách tốt nhất để đưa ra cảnh báo về các bệnh liên quan đến đường huyết, tình trạng kháng insulin và dấu hiệu tiền tiểu đường trước khi chúng biểu hiện thành bệnh nghiêm trọng.
HbA1c giúp đo tỷ lệ tế bào hồng cầu bão hòa với glucose. Chỉ số HbA1C càng cao thì chỉ số glucose trung bình ước tính càng cao. Kết quả HbA1c thường phản ánh mức độ đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng qua, chứ không chỉ trong 1 ngày. Ngoài bệnh tiểu đường, chỉ số HbA1C cao cũng báo hiệu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và ung thư.
Đối tượng nên thực hiện: Người trưởng thành, đặc biệt là người bị thừa cân, có nguy cơ tiểu đường, gặp vấn đề về sinh sản, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc trên 45 tuổi.
Xét nghiệm lipid cơ bản
Đây là xét nghiệm máu cơ bản, dùng đo hàm lượng cholesterol “tốt” (HDL), cholesterol “xấu” (LDL) và triglyceride trong máu. Theo các chuyên gia, hàm lượng LDL trong máu cao có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi tỷ lệ HDL/ triglyceride cũng là một trong những chỉ dấu mạnh mẽ nhất giúp dự báo nguy cơ bị bệnh tim.
Video đang HOT
Đối tượng nên thực hiện: Tất cả người trưởng thành, đặc biệt là người có thân nhân mắc bệnh tim hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.
Xét nghiệm máu về chức năng tuyến giáp
Rối loạn tuyến giáp là bệnh cực kỳ phổ biến ở phụ nữ, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh, trong khi 60% số bệnh nhân không biết tình trạng của mình. Theo đó, suy giáp – đặc biệt là viêm tuyến giáp (Hashimoto) – là một nguyên nhân tiềm ẩn gây vô sinh và sẩy thai nhưng ít được chú ý. Đối với những chị em thuộc diện nguy cơ, các bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện xét nghiệm máu về chức năng tuyến giáp, bao gồm 5 loại xét nghiệm về hoóc-môn TSH, T4 tự do, T3 tự do, T3 đảo ngược và 2 loại kháng thể tuyến giáp là anti-TPO và anti-thyroglobulin.
Đối tượng nên thực hiện: Tất cả phụ nữ có triệu chứng rối loạn chức năng tuyến giáp (tăng/giảm cân thất thường, mệt mỏi kinh niên, rụng tóc, hay quên, táo bón và cảm thấy buồn chán) hoặc có người thân mắc bệnh tuyến giáp.
Vitamin D trong máu
Thiếu vitamin D có thể là một yếu tố gây ra bệnh tự miễn và một số bệnh ung thư. Nếu bạn hay mệt mỏi, thì nên làm xét nghiệm về nồng độ 25-Hydroxy vitamin D trong máu. Thông thường, người khỏe mạnh có chỉ số 25-Hydroxy vitamin D ở mức trên 50 ng/mL. Nếu thấp hơn, bạn có thể phải bổ sung vitamin D.
Đối tượng nên thực hiện: Người trưởng thành, đặc biệt là người thường thấy mệt mỏi và tâm trạng kém.
Xét nghiệm bệnh thiếu máu (hoặc sắt, ferritin, folate và vitamin B12)
Đây là loại xét nghiệm thường được chỉ định cho những người cảm thấy mệt mỏi và ít năng lượng hoạt động, đặc biệt là phụ nữ. Được biết, ngoài mắc các bệnh tuyến giáp và hàm lượng vitamin D thấp, một nguyên nhân khác khiến người ta uể oải, thiếu sức sống là cơ thể đang thiếu hụt một số dưỡng chất chủ chốt – gồm sắt, ferritin, folate và vitamin B12.
Đối tượng nên thực hiện: Những ai hay thấy mệt mỏi, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc người ăn chay thuần thực vật.
AN NHIÊN
Theo Mindbodygreen.com/baocantho
Thanh niên mới 28 tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối chỉ vì "nghiện" 1 món mà rất nhiều người cũng thích ăn
Một chàng trai 28 tuổi sống tại Ninh Ba, Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng đã di căn. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện thủ phạm chính là một món ngon rất nhiều người thích...
Bệnh nhân trẻ tên là Hiếu Tùng, 28 tuổi, sống tại thị xã Dư Diêu, Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc. Hai tháng trước, anh cảm thấy bụng dưới bên phải luôn đau, nên quyết định đến một bệnh viện ở Ninh Ba để kiểm tra.
Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ tìm thấy trong ổ bụng một khối u có đường kính khoảng 5cm, kèm theo sưng, có các hạch bạch huyết xung quanh. Kết hợp với xét nghiệm máu, các bác sĩ khẳng định Hiếu Tùng đã mắc bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Triệu chứng của bệnh rất nhẹ nhàng khiến người bệnh chủ quan, không đi khám sớm, chắc chắn bệnh ung thư đại trực tràng này đã để lộ các dấu hiệu từ lâu chứ không phải là chỉ trong 2 tháng gần đây.
Bệnh nhân tại bệnh viện.
Nhận tin dữ, chàng trai trẻ rất đau lòng, anh đột nhiên nhớ lại rằng vài năm trước mình cũng thường xuyên đau bụng, nhưng vì nghĩ không quá nghiêm trọng nên anh không đi kiểm tra. Bây giờ nhớ lại, Hiếu Tùng vô cùng ân hận.
Khi tìm hiểu, bác sĩ tỏ ra ngạc nhiên khi gia đình Hiếu Tùng không hề có ai từng mắc ung thư đại tràng, vậy nguyên nhân khiến chàng trai trẻ này mắc bệnh ung thư là gì?
Theo lời Hiếu Tùng kể, anh có một thói quen ăn uống đã thực hiện trong suốt 20 năm. Khi anh bắt đầu đi học ở trường tiểu học, anh thường xuyên đến quầy bán thức ăn nhanh ở cạnh trường để mua cánh gà chiên, chân gà, bánh gạo và những thứ tương tự. Trong 20 năm, đồ chiên luôn là "món khoái khẩu" của anh và chưa bao giờ thay đổi. Chưa hết, Hiếu Tùng còn thường xuyên không ăn rau.
Mỗi khi không thể mua đồ chiên về ăn, bố mẹ Hiếu Tùng luôn tự làm đồ chiên vì biết con trai mình thích ăn nó. Dù biết ăn nhiều đồ rán không tốt cho sức khỏe nhưng vì thấy bản thân còn trẻ, chắc sẽ không có vấn đề gì nên anh vẫn tiếp tục ăn. Khi biết mình bị ung thư đại trực tràng, Hiếu Tùng không thể chấp nhận điều đó trong một thời gian.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể gây ra bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư ruột hay ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa. Nhiều người trẻ tuổi khi bị chẩn đoán bệnh thường hỏi ngược lại bác sĩ: "Tại sao tôi lại bị ung thư?"
Theo bác sĩ Dương, giám đốc Bệnh viện Phẫu thuật Tiêu hóa ở Ninh Ba cho biết, bệnh ung thư này có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống.
Chế độ ăn "2 cao một thấp" nghĩa là nhiều chất béo, protein cao nhưng chất xơ thấp chính là yếu tố gây ra bệnh ung thư đường ruột.
Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh
Ngoài ra, hiện nay rất nhiều người lười tập thể dục dẫn đến việc sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Tập thể dục ítsẽ khiến nhu động ruột chậm hơn và tăng nguy cơ ung thư.
Thường xuyên thức khuya, ăn uống thiếu tính khoa học, uống nhiều rượu... cũng sẽ gián tiếp gây ra bệnh ung thư đường ruột. Những thói quen này thường được tìm thấy ở những người trẻ tuổi, dẫn đến một xu hướng trẻ hơn trong những bệnh này.
4 phương pháp tự kiểm tra ung thư đại trực tràng
Theo bác sĩ Dương, nếu nhận thấy mình có 4 dấu hiệu đặc biệt này thì bạn cần phải đi khám ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt:
- Lẫn máu trong phân: Máu trong phân có màu đỏ sẫm, chất nhầy chảy ra hoặc lẫn mủ và máu bốc mùi
- Phân biến dạng, nhỏ lại, gây khó khăn khi đi đại tiện
- Thay đổi trong đại tiện, như táo bón hoặc tiêu chảy
- Các triệu chứng kèm theo: Thiếu máu, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược...
Để phòng chống bệnh ung thư đường ruột, bác sĩ khuyên nên lưu ý điều sau trong ăn uống:
- Giảm lượng chất béo (bao gồm cả dầu động vật và dầu thực vật).
- Tăng lượng rau xanh và trái cây.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột và chất xơ.
Nên hạn chế ăn món chiên rán
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Lượng muối hàng ngày dưới 5 gram.
- Ăn nhiều thực phẩm tươi, ăn ít thức ăn mặn và không ăn thức ăn bị mốc.
- Uống ít rượu.
Cuối cùng, bác sĩ nhắc nhở người trên 35 tuổi hãy đi sàng lọc ung thư để trong tình huống xấu có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Theo QQ/baodansinh
Quản lý sức khoẻ bằng... a:care Sau khi bác sĩ đã khám bệnh, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn không dùng thuốc đều đặn. Trong một số trường hợp điều trị lâu dài, bệnh nhân đã thậm chí bỏ dở điều trị... Tuy nhiên, nhờ a:care đã tích hợp cả nền tảng kỹ thuật số và bộ công cụ truyền thống với trang điện...