7 việc nên làm sau sinh các mẹ không thể không biết
Những nhắc nhở dưới đây có vai trò không nhỏ đối với sức khỏe của mẹ bầu sau sinh.
1. Quan sát lượng máu ở âm đạo
Lượng máu ở âm đạo trong ngày đầu tiên sau khi sinh là việc mẹ bầu cần chú ý nhiều nhất. Bởi theo thống kê gần đây, nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho sản phụ là hiện tượng băng huyết. Theo các bác sĩ, lượng máu đạt đến 500ml được coi là hiện tượng xuất huyết sau sinh. Nguyên nhân gây xuất huyết rất đa dạng, cần phải được bác sĩ thăm khám mới kết luận chính xác được.
Thông thường, trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi sinh, sản phụ vẫn nằm ở phòng chuyên môn để các bác sĩ theo dõi xem có bị xuất huyết, băng huyết không, sau đó mới đưa mẹ và bé về phòng nghỉ. Tuy vậy, trong vòng 24 giờ sau đó, bạn vẫn phải quan sát và theo dõi lượng máu ở âm đạo để kịp thời phát hiện và báo bác sĩ xử lý nếu chẳng may xảy ra hiện tượng băng huyết.
2. Không lãng phí sữa non
Trong ngày đầu tiên sau khi sinh bé, mẹ sẽ có một lượng nhỏ sữa non hơi đặc, có màu ngà. Sữa non chứa một lượng lớn các kháng thể rất cần thiết để bảo vệ em bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn mà không loại sữa nào thay thế được. Vì vậy, sản phụ cần cho con bú hết và không nên lãng phí giọt sữa non nào.
3. Càng cho con bú càng có nhiều sữa
Việc ti mẹ của bé sẽ tạo ra tín hiệu kích thích não “chỉ huy” cơ thể tiếp tục tiết sữa. Vì vậy, sau khi sinh, bạn nên cho bé bú ngay để tạo phản xạ tiết sữa của cơ thể. Ngoài ra cần bồi bổ thêm các loại thực phẩm giúp lợi sữa.
4. Đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi
Vượt cạn thành công lấy đi rất nhiều sức lực của người phụ nữ nên sau khi sinh, đặc biệt là trong 24 giờ đầu tiên, bạn cần phải nghỉ ngơi để phục hồi thể chất. Bạn hãy yên tâm ngủ hay nằm nghỉ và để các công việc như thay tã, dỗ bé, ru bé ngủ cho bố của bé và những người khác làm.
Video đang HOT
5. Nhanh chóng tiểu tiện
Theo các bác sĩ, sản phụ nên uống nhiều nước sau khi sinh để nhanh chóng tiểu tiện. Lý do là vì trong quá trình vượt cạn, đầu thai nhi đã chèn ép bàng quang, niệu đạo, đi tiểu tiện sẽ giúp phục hồi chức năng của các bộ phận này.
6. Ăn nhiều rau để tránh táo bón
Rau có nhiều chất xơ và rất có lợi cho việc trị chứng táo bón sau sinh. Bạn không nên quá kiêng khem và hạn chế ăn rau, vừa gây thiếu chất vừa khiến phân bị vón cục và “tắc” ở trong ruột.
7. Vệ sinh sạch sẽ
Sau khi sinh, bạn thường ra nhiều mồ hôi, lúc ngủ và khi thức dậy còn ra nhiều hơn. Vì vậy, cần thường xuyên giặt và thay mới chăn, ga trải giường, vỏ gối. Việc thay quần áo cũng cần được duy trì hàng ngày, đặc biệt là với đồ lót. Sau khi đại tiểu tiện, bạn cũng nên chú ý vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ tầng sinh môn.
Ngoài ra, nên mở cửa sổ ít nhất một lần trong ngày để không khí trong phòng được trao đổi, thông thoáng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng về đường hô hấp.
Theo VNE
100 đứa trẻ run rẩy ở bãi rác kiêm bãi mìn Rù Rì
Bà Nguyễn Thị Cúc, người có thâm niên 25 năm nhặt rác ở Rù Rì lo lắng: "Tôi già rồi thì không tính, nhưng còn gần 100 đứa trẻ đang thất học kia không biết rồi sẽ ra sao. Chúng tôi đã an cư ở đây trên 20 năm rồi không biết bãi rác đóng cửa, chúng tôi có bị bỏ rơi không".
Hơn 20 năm nay, gần 100 gia đình nghèo từ khắp nơi quần tụ quanh bãi rác Rù Rì (thuộc đèo Rù Rì, thành phố Nha Trang - Khánh Hòa) làm một công việc duy nhất là bới rác mưu sinh.
Rù Rì là bãi rác lớn nhất ở Khánh Hòa, mỗi ngày có hàng trăm xe tải chở rác, xe hút hầm cầu nối đuôi nhau vào bãi. Bất chấp khói bụi, ruồi nhặng, xú uế nồng nặc, mấy trăm người già trẻ, lớn bé vẫn hàng ngày cặm cụi cào bới, nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể dùng hoặc bán được cho phế liệu, thậm chỉ cả những viên thuốc cảm cúm, họ cũng nhặt về sử dụng.
Ám ảnh và buồn thương hơn nữa là hàng chục gia đình trong lúc san nền đất để dựng lều che mưa nắng qua ngày đã mất mạng, cụt tay, cụt chân do đụng phải mìn bởi khu vực này trong thời chiến tranh là một bãi mìn. Phận nghèo, sống khép kín, những người dân góp nơi đây chỉ mong mỏi chính quyền có biện pháp rà hết mìn để không có thêm những phận đời cụt, què.
Nhói buốt những số phậm hẩm hiu
Thật tình cờ, đúng lúc tôi đang vào xóm rác thì gặp anh Đặng Thông Thành chống nạng đi ra nhưng không phải đi mua gạo như thường ngày mà là đi bắt xe về quê để ... chờ ngày quy tiên. Là người có thâm niên trong việc tháo gỡ bom mìn, anh cho biết: "Tôi quê ở Quãng Ngãi, nghèo quá nên phiêu dạt đến đây sống đã được 12 năm, số lượng mìn tôi thu gom được phải đến hàng nghìn quả.
Đa số là mìn cóc, ngoài ra tôi còn nhặt được hai quả mìn Ba râu và nhiều lựu đạn. Việc còn tồn tại số lượng lớn mìn chưa được tháo gỡ đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại đây. Hàng tá người đã dính mìn và đã phải từ giã cuộc sống khi tuổi đời còn rất trẻ. Như chính bản thân tôi, dù có kinh nghiệm nhưng vẫn bị mất một chân, lại mắc bệnh hô hấp cấp tính, ung thư phổi giai đoạn cuối do hít quá nhiều mùi xú uế, nên bác sĩ kêu về quê sống thêm được ngày nào hay ngày đó".
Đặc tính của mìn con cóc là tính sát thương cao, những người dính phải mìn cóc đều bị sứt chân hoặc cụt tay, thậm chí nát cả thân người. Trong thời gian qua, trong lúc vỡ vạc đất hoang quanh lều để trồng rau, số người bị tai nạn do mìn rất lớn. Ông Nguyễn Văn Lập, 76 tuổi, người đầu tiên đặt chân đến vùng đất này buồn bã kể: "Từ khi tôi đến đây, đã có nhiều người bị tai nạn do mìn. Bản thân tôi đã đưa 32 người gặp nạn đi cấp cứu. Tôi cũng bị mìn nổ làm mờ cả mắt, giờ nhìn mọi thứ rất khó khăn. Phải gọi đây là làng buồn mới đúng".
Lách qua mấy chiếc lán được lợp bằng những tấm bạt sậm màu đất cát là lều nhà ông Nguyễn Lời. Đang nằm thiếp đi giữa những bao phế liệu vừa đi nhặt nhạnh được từ một bàn tay còn lại, ông bỗng giật thót, bật dậy khi nghe tôi hỏi chuyện bị mìn nổ.
Giàn giụa nước mắt, chỉ tay về phía nấm mộ ngay trước lều, ông Lời nghẹn ngào:"Mộ em trai ruột tôi đấy, nó tên Nguyễn Chín, năm ngoái nó cuốc miếng đất quanh lều để trồng thêm ít cây ăn trái, không ngờ cuốc phải mìn, mìn nổ chết ngay tại chỗ, bỏ lại ba đứa con nhỏ bơ vơ. Còn tôi, cuốc cỏ quanh lều cũng bị mìn nổ làm gãy xương hàm và đứt hẳn một cánh tay. Mấy năm vỡ đất quanh lều ở trồng cây, tôi đã gom được cả bao tải mìn đem nộp cho Công an phường Vĩnh Lương. Tận cùng khổ sở, chúng tôi mới tha phương tới đây. Vài sào đất ở quê cũ bán rồi, giờ ở đây, biết là có mìn đấy nhưng vẫn phải bám trụ mà kiếm cái ăn, có nơi mà ở".
Quanh năm ngửi mùi xú uế
Theo ông Lời, cái "xóm rác" hiện có mấy trăm khẩu, trong đó 90% làm nghề bới rác, số còn lại làm rẫy, hái lá giang. Thu nhập bình quân mỗi ngày chỉ vài chục ngàn đồng, đủ mua gạo thổi cơm. Buồn hơn nữa là những thân phận này quanh năm phải sống chung với mùi phế thải nên rất nhiều người đã mắc bệnh đường hô hấp.
Rời nhà ông Lời, trời bỗng đổ mưa, tiếp tục lần theo con đường lầy lội còn in dấu bánh xe chở rác, tôi vào lều của chị Nguyễn Thị Lài. Chiếc lều dựng tạm, chỉ đủ đặt một chiếc giường và mấy dụng cụ nấu ăn sơ sài nhưng là nơi trú ngụ của 4 khẩu. Ngay phía sau nhà là hàng chục bao phế liệu, ruồi nhặng đang bu đen. "Chúng tôi cũng biết sống như thế này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều lắm, vì mỗi khi gió mạnh, mùi xú uế thốc vào lều rất khó chịu.
Hồi hai đứa con tôi còn nhỏ, chúng bị nôn thốc nôn tháo triền miên nhưng rồi cứ ngửi mãi, ăn ngủ với rác mãi cũng thành quen. Nghĩ kỹ cũng thấy lo vì hôm trước vào bệnh viện khám, bác sĩ bảo hai đứa nhỏ nhà tôi bị viêm đường hô hấp cấp", chị bùi ngùi tâm sự. Tuy nghề nhặt rác chỉ cần trang bị cái cào và đôi găng tay, đôi ủng nhưng trong bãi rác có đủ loại vật thải, suốt cả năm trời, chân đạp lên rác nhiều khi việc trúng mảnh thủy tinh hay đinh xuyên thủng ủng, tứa máu, đau đến phát khóc. Đặc biệt, vào mùa mưa, đường đất trơn trượt lại vác bao phế liệu cồng kềnh nên nhiều khi ngã dúi dụi vào đống rác.
Nỗi buồn như trĩu nặng thêm khi những hộ dân ở đây phải sống trong cảnh không điện, không nước. Muốn có nước sạch để dùng, phải vào thành phố mua với giá 7.000 đồng/can 20 lít. Cả trăm hộ chỉ có duy nhất một cái ti vi đen trắng nhưng thi thoảng sạc được bình ắc quy mới dám mở. Ngay cả đèn dầu, nhiều người cũng sợ tốn kém nên buổi tối chỉ khi có việc gì mới thấy ánh đèn le lói trong cái buồn này.
"Chuyện chữ nghĩa với cái làng này còn xa lắm, lạ lắm. Bao nhiêu trẻ con sinh ra ở đây chỉ biết sống luẩn quẩn trong tăm tối và phế liệu thôi. Cũng có mấy đứa ra ngoài học đến lớp 5 nhưng cứ bị bạn bè trêu chọc là con nhà nhặt rác, nhà cụt chân, mặc cảm quá nghỉ gần hết. Người lớn có biết chữ cũng chẳng có tiền mua báo, nhặt được bãi rác tờ nào thì đọc tờ đó thôi, thậm chí quần áo cũng từ bãi rác mang về giặt đi và mặc lại" anh Phan Văn Hoàng ngậm ngùi tâm sự.
Sau câu chuyện với tôi, anh Hoàng nhổm dậy ho một tràng thốc tháo và thổ ra một bãi huyết màu đen đặc. Không cần đợi người khác cất lời, anh đã buông tiếng thở dời: "Yếu lắm rồi, chắc bệnh đã nhiễm vào người".
Tương lai mù mịt
Theo kế hoạch từ năm 2007, Khánh Hòa triển khai dự án vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang với tổng mức đầu tư 77 triệu USD, trong đó gói thầu NT-3.2 trị giá 111,5 tỷ đồng giữa Ban quản lý Dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang với Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim) để san lấp, tiến đến đóng cửa bãi rác Rù Rì, đồng thời xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn Lương Hòa.
Nghe thông báo kế hoạch này, người dân xóm rác phập phồng hy vọng bãi rác Rù Rì rộng hơn 10ha sẽ được cải tạo thành đất sản xuất, họ sẽ có cuộc sống mới và có đất canh tác. Tuy nhiên, đến thời hạn hoàn thành là ngày 24.5.2011, Constrexim chỉ thực hiện được gần một nửa khối lượng công việc trong khi bãi rác Rù Rì đã bị san lấp 50% diện tích, khiến nó trở nên quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi lần mưa, nước chảy ừ bãi rác qua xóm xuống cả khu dân cư dọc quốc lộ 1A.
Ông Nguyễn Phụng Hoàng , phó chủ tịch xã Vĩnh Lương và nhiều người dân khác cho biết: "Tiến độ thi công bãi rác mới chậm nên không chỉ nước ô nhiễm chảy từ bãi rác xuống mà nó còn ngấm xuống các giếng đào, bốc mùi hôi, người dân không dám dùng, phải đi nơi khác xin nước về, những người dân trên xóm rác còn chịu cảnh độc hại nặng nề hơn".
Bà Nguyễn Thị Cúc, người có thâm niên 25 năm nhặt rác ở Rù Rì lo lắng: "Tôi già rồi thì không tính, nhưng còn gần 100 đứa trẻ đang thất học kia không biết rồi sẽ ra sao. Chúng tôi đã an cư ở đây trên 20 năm rồi không biết bãi rác đóng cửa, chúng tôi có bị bỏ rơi không. Nghe thông báo xây xong bãi rác mới sẽ có phương án ổn định lại dân cư xóm rác nhưng giờ dự án ì ạch thế này lại càng thấy mù mịt hơn".
Ông Lương Khánh Thuận, Giám đốc công ty Môi trường đô thị Nha Trang cho biết:"Việc xây dựng chậm tiến độ, chúng tôi cũng rất buồn vì bãi rác Rù Rì bị san lấp một nửa sẽ không còn đủ sức chứa hàng trăm tấn rác thải mỗi ngày của thành phố nên việc chất thải ngấm xuống ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người dân xung quanh, đặc biệt cư dân xóm rác là việc khó tránh khỏi.
Để giải quyết tình thế trước mắt, chúng tôi đã xin UBND tỉnh Khánh Hòa bố trí khu vực đất phía sau bãi rác với diện tích khoảng 3 ha để giải quyết tạm thời việc quá tải rác thải trong lúc chờ bãi rác Lương Hòa hoàn thành. Còn việc sắp xếp và bố trí lại cư dân xóm rác hay việc họ phải mưu sinh bằng gì thì chưa thể nói trước được, cái này liên quan đến nhiều cơ quan".
Theo Người đưa tin
Đứa trẻ bên vệ đường và phiên tòa xử tội cha Bóng chồng vừa khuất, người phụ nữ gạt nước mắt, lật đật đi ra phía cổng tòa. Bên kia vệ đường, đứa con hơn 4 tháng tuổi của chị đang cơn khát sữa. Tiếng còi xe qua lại inh ỏi không ngừng. Nhìn con, gương mặt chị não nề. Không biết tương lai mẹ con họ sẽ ra sao? Ngày 31/7, TAND TP.HCM...