7 vấn đề sức khỏe mùa nắng nóng và cách phòng chống
Thời tiết cả nước đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn không có biện pháp phòng chống.
Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời.
Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. Hãy tránh ăn thức ăn để lâu ngày và thức ăn bán tại các hàng quán vỉa hè.
Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. Để phòng tránh, hãy mặc quần áo che kín người khi ra ngoài trời và uống đủ nước.
Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. Bạn nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi.
Vàng da: Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Bệnh này được gây ra do tích tụ chất thải bilirubin trong máu. Để phòng tránh, hãy uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi.
Thương hàn: Bệnh thương hàn là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này lây lan qua nước hoặc thức ăn bẩn. Hãy tránh uống các loại nước giải khát không lành mạnh và tránh ăn thực phẩm bẩn không rõ xuất xứ.
Cách bảo vệ sức khỏe vào mùa nắng nóng: Tránh ra ngoài khi trời nắng nóng cao độ; Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, sử dụng kem chống nắng; Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; Tránh ăn đồ ăn và thức uống không rõ nguồn gốc; Mặc quần áo thoáng mát; Giữ vệ sinh sạch sẽ./.
Video đang HOT
[ẢNH] Bổ sung nước đúng cách trong mùa nắng nóng để tăng sức đề kháng
Trong những ngày có nhiệt độ cao, cơ thể của chúng ta thường sẽ đổ nhiều mồ hôi, phản ứng này gây mất nước, làm giảm chất điện giải, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
Ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội, tắm, dinh dưỡng... thì cung cấp cho cơ thể một lượng nước hợp lý là một trong những cách giải nhiệt tốt nhất. Tuy nhiên, việc bổ sung nước sao cho đúng cách vẫn là điều mà nhiều người vẫn chưa thể làm được.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ít nhất 60% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước, bởi vậy khi cơ thể thiếu 10% nước bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm. Nếu cơ thể mất tới 20% lượng nước, sẽ dẫn tới tử vong
Do đó, nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng thì việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là một điều cực kỳ quan trọng
Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 lít nước uống mỗi ngày
Tuy nhiên, trên thực tế, lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu sinh sống
Nếu cơ thể của bạn bị thiếu nước, bạn sẽ có những biểu hiện như da sẽ khô, tóc giòn dễ gẫy, các bệnh như táo bón, sỏi thận cũng sẽ lần lượt ghé thăm...
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chỉ cần uống đủ nước trong một ngày là sẽ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nhận định này không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó, việc uống nước đúng thời điểm cũng là một trong những điều cần phải chú ý
Do phản xạ đổ mồ hôi nên chúng ta thường sẽ cảm thấy rất khát khi đi dưới trời nắng nóng, hoặc khi vừa mới từ ngoài vào nhà, lúc này để đạt được cảm giác sảng khoái mọi người thường uống nhanh một ly nước thật đầy
Tuy nhiên, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể. Bởi, khi chúng ta uống nhiều nước trong một thời gian ngắn vô tình sẽ làm cho máu bị loãng và tăng gánh nặng cho tim
Do đó, ngay sau khi đi dưới thời tiết nắng nóng, bạn nên uống nước từ từ từng ngụm để cơ thể dần thích nghi với việc được cung cấp nước sau thời gian đổ mồ hôi
Ngoài ra, việc chia thời gian uống nước trong ngày cũng là thói quen tốt nên hình thành và thực hiện. Chúng ta nên uống 1 ly nước sau 2 tiếng đồng hồ, cách này sẽ giúp cơ thể luôn được bổ sung nước một cách khoa học
Đặc biệt, chúng ta phải uống nước vào 3 khung giờ "vàng" là sau khi ngủ dậy, sau khi ăn trưa và trước khi đi ngủ
Bởi, sau khi thức dậy vì đây là thời điểm cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất để bổ sung lượng nước bị mất trong đêm, giúp cơ thể lọc sạch thận và cảm thấy sảng khoái sau giấc ngủ
Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối
Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu đông
Mặt khác, chúng ta không nên uống nước ngay trong bữa ăn, điều này sẽ khiến nước pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày, gây cản trở tiêu hóa
Do thời tiết nắng nóng mọi người thường thích uống nước lạnh, thậm chí là nước đá. Dù sẽ khiến cơ thể có cảm giác sảng khoái và được làm mát nhưng đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe
Cụ thể, việc uống nước lạnh, nước đá không chỉ làm được ruột của bạn bị ảnh hưởng mà còn sẽ khiến bạn mắc các bệnh như viêm họng, ho gây khó chịu đường tiêu hóa
Do đó, khi uống nước, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ nước, nước không nên quá nóng cũng không quá lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất là 10-30 độ C
Ngoài ra, chúng ta cũng phải chú ý không nên uống nước khi đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat...
Khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên, nếu uống phải thì đồng nghĩa với việc hấp thu vào cơ thể những chất có hại
Bạn nên uống một chút nước trước khi đi ngủ, bởi nếu uống nhiều nước trong khoảng thời gian này bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon
Chúng ta cũng không nên uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều và nó còn làm bạn mập lên
Thay vào đó, bạn nên uống các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể
Ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục chúng ta cũng không nên uống quá nhiều nước vì như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ
Bên cạnh đó, đối với nước đung sôi, chúng ta nên chứa trong bình lọc đảm bảo chất lượng và uống hết trong ngày, tránh tình trạnh để nguội sang ngày hôm sau
Làm gì để an toàn sức khỏe học sinh mùa nắng nóng? Học sinh các tỉnh thành đã trở lại trường sau kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19. Khác với mọi năm, hiện nay khi thời tiết các miền nắng nóng gay gắt, học trò bắt đầu đến trường. Vậy làm thế nào đảm bảo sức khỏe học sinh? Học sinh mang khẩu trang, rửa tay trước khi vào lớp trong ngày trở lại trường...