7 trường đại học của Australia lọt vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới
Năm nay, 7 trường đại học của Australia tiếp tục được lọt vào danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới.
Australia là một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và có uy tín trên thế giới với nhiều trường đại học chất lượng cao. Năm nay, 7 trường đại học của nước này tiếp tục được lọt vào danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới.
Trường Đại học Melbourne tiếp tục được đánh giá là trường đại học hàng đầu Australia. Nguồn: Amgen Scholars.
Theo tổ chức xếp hạng các trường đại học Thượng Hải, 7 trường đại học của Australia được lọt vào danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới gồm: Đại học Melbourne, Đại học Queensland, Đại học Quốc gia Australia, Đại học New South Wales, Đại học Sydney, Đại học Monash và Đại học Tây Australia. Không chỉ nằm trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới mà đây cũng là 7 trường đại học hàng đầu tại Australia. Với 7 trường đại học được lọt vào danh sách này, Australia là quốc gia đứng thứ ba, sau Mỹ với 41 trường và Anh với 8 trường.
Tổ chức xếp hạng các trường đại học Thượng Hải đánh giá các trường đại học dựa trên tiêu chí là các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí nghiên cứu hàng đầu, số lượng các nhà nghiên cứu của trường được trích dẫn.
Trong những năm gần đây, các trường đại học tại Australia gặp nhiều khó khăn trong việc giữ vững thứ bậc trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới do ngân sách nghiên cứu bị giảm hàng tỷ USD vì nguồn thu của các trường từ sinh viên quốc tế đang bị thu hẹp. Dịch Covid-19 khiến các sinh viên quốc tế không thể tới Australia học tập càng làm giảm mạnh nguồn thu của các trường đại học tại Australia.
Video đang HOT
Trong bảng xếp hạng năm nay, 5 trường đại học được đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới gồm Havard, Stanford, Cambridge, MIT và Berkeley.
Vị trí xếp hạng các trường đại học của Australia năm 2020:
1. Đại học Melbourne, đứng thứ 35 (năm 2019: đứng thứ 14)
2. Đại học Queensland, đứng thứ 54 (năm 2019: đứng thứ 54)
3. Đại học Quốc gia Australia, đứng thứ 67 (năm 2019: đứng thứ 76)
4. Đại học New South Wales, đứng thứ 74 (năm 2019: đứng thứ 94)
4 . Đại học Sydney, đứng thứ 74 (năm 2019: đứng thứ 80)
6 . Đại học Monash, đứng thứ 85 (năm 2019: đứng thứ 73)
6 . Đại học Tây Australia, đứng thứ 85 (năm 2019: đứng thứ 99)./.
Châu Á - chìa khóa để Australia phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19
Theo các chuyên gia kinh tế, Australia cần hợp tác với các nước châu Á trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, y tế, an ninh lương thực sau đại dịch.
Một nhóm các nhà kinh tế và chính trị gia Australia mới đây đã kêu gọi chính phủ nước này thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, trong đó có các nước ASEAN để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tiến sĩ Adam Triggs, Đại học Quốc gia Australia. Nguồn ANU.
Hôm 3/6, trong báo cáo có tên Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu Covid-19, một nhóm các chuyên gia kinh tế, chính trị gia và quan chức cao cấp Australia đã lên tiếng kêu gọi chính phủ nước này hợp tác với các quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và 10 quốc gia thành viên ASEAN để khôi phục kinh tế.
Theo các tác giả của báo cáo, kinh tế Australia cơ bản dựa vào trao đổi thương mại với các nước châu Á và Australia cần hợp tác với các nước châu Á trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, y tế và an ninh lương thực sau đại dịch.
Đồng tác giả của báo cáo và là Giám đốc cơ quan nghiên cứu kinh tế châu Á của Đại học Quốc gia Australia (ANU), Tiến sĩ Adam Triggs cho rằng châu Á sẽ sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng, có cơ hội dẫn đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch và hợp tác giữa các quốc gia châu Á sẽ là chìa khóa thành công cho phục hồi kinh tế.
Cũng theo Tiến sĩ Adam Triggs, đã đến lúc Australia xem xét mở lại biên giới cho sinh viên, doanh nhân và các nhà khoa học để phục hồi kinh tế khi dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát.
Tài liệu công bố ngày 3/6 cũng kêu gọi Australia và Nhật Bản với tiềm lực kinh tế mạnh cần hỗ trợ các nước châu Á sau đại dịch. Các nước châu Á cần hợp tác trong điều trị bệnh Covid-19, cùng hỗ trợ phát triển, sản xuất và phân phối công bằng vaccine Covid-19. Bên cạnh đó, các nước cũng cần mở cửa thị trường y tế và thực phẩm, nghiên cứu sớm nối lại hoạt động du lịch, lao động tạm thời và thống nhất các biện pháp kiểm dịch để đảm bảo du lịch an toàn trong khu vực.
5 dấu hiệu về tham vọng ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đã tập hợp đủ nguồn lực để lập ADIZ ở Biển Đông, tuy nhiên các nước khác khó có thể chấp nhận. Ngày 31/5, SCMP dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã lên kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông từ 2010...