7 thực phẩm kiêng kị cho bữa sáng
Nên tránh xa nước hoa quả ép, bánh ngọt, thịt hun khói, xúc xích…
1. Nước hoa quả ép
Nhiều bạn thường có thói quen uống nước ép hoa quả vào bữa sáng vì nghĩ rằng chúng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không biết rẳng nước hoa quả ép cung cấp rất nhiều đường mà lại thiếu chất xơ. Điều này sẽ khiến lượng đường huyết của bạn tăng vọt và đói nhanh. Trong khi đó, lượng calo cơ thể tiêu thụ lại rất cao, khoảng 300 calo trở lên.
Vì vậy, bạn hãy từ bỏ thói quen này. Hãy ăn trái cây tươi và uống nước lọc. Bằng cách này, chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, điều tiết đường huyết và giúp bạn no lâu hơn.
2. Ngũ cốc có đường
Cũng tương tự như nước ép hoa quả, chúng sẽ khiến cho đường huyết của bạn tăng cao và nhanh đói. Nếu bạn thích dùng ngũ cốc vào bữa sáng, hãy chọn loại ngũ cốc nguyên hạt có bổ sung chất xơ. Bạn có thể thêm các loại trái cây tươi như dâu tây, mâm xôi, chuối, mật ong… để tăng độ ngọt tự nhiên mà lại tốt cho sức khỏe.
3. Bánh ngọt
Các loại bánh ngọt, bánh donut… đều là những lựa chọn không thể tệ hơn cho bữa sáng. Chúng cung cấp rất nhiều calo và chất béo mà không có chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nếu đó là món ưa thích của bạn, hãy chỉ ăn một miếng bánh nhỏ kết hợp với các chất béo tốt cho sức khỏe như bơ đậu phộng và protein nạc như sữa chua trắng để làm chậm quá trình tiêu hóa.
Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến bữa sáng của mình. Ảnh minh họa: Maximsrestaurant.
Video đang HOT
4. Sữa chua hoa quả
Loại sữa chua có sẵn hoa quả trong đó thường chứa rất nhiều đường. Bạn hãy thay thế bằng sữa chua trắng với trái cây tươi như dâu tây, quả mâm xôi và chất làm ngọt tự nhiên mật ong… sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Hoặc bổ sung các loại hạt như hạnh nhân cũng sẽ tăng cường dinh dưỡng cho bữa sáng của bạn.
5. Sản phẩm từ sữa nguyên kem
Nếu bạn đặt mục tiêu giảm cân thì hãy tạm biệt ngay các món ăn từ sữa nguyên kem. Thậm chí, bạn có thể chọn các loại sữa không đường như sữa hạnh nhân. Sữa hạnh nhân chứa chất béo có lợi, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh tật đồng thời chứa rất ít calo.
6. Một cốc cà phê sữa
Một cốc cà phê sữa với rất nhiều calo, chất béo, đường và ít dinh dưỡng chính là thủ phạm cản đường bạn đạt được mục tiêu giảm cân. Bạn có thể thay thế bằng một tách cà phê đen với quế, vani, mật ong và sữa không đường sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
7. Thịt hun khói, xúc xích
Đây thực chất là chất béo với hàm lượng calo cao, chất béo, chất bảo quản, muối… Để bổ sung protein cho bữa sáng, bạn hãy chọn các loại thịt gia cầm nạc hoặc trổ tài nấu nướng bằng cách tự làm xúc xích tại nhà. Bạn sẽ kiểm soát được việc tiêu thụ những thành phần không tốt cho sức khỏe.
Theo VNE
Những người cần kiêng kị sữa bò
Sữa vốn rất tốt cho sức khỏe thế nhưng không phải ai cũng có thể bổ sung sữa hằng ngày. Với một số người sữa là đồ uống cần phải kiêng kị.
Sữa bò là loại đồ uống rất giàu dinh dưỡng, uống sữa bò là cách bồi bổ sức khỏe rất tiện lợi, đơn giản.
Sữa bò còn có thể có tác dụng chữa trị bệnh như bồi bổ những hư tổn của cơ thể, ích phế lợi vị, sinh tân dịch, nhuận tràng nữa. Tuy nhiên, chất protein trong sữa bò làm một số người bị dị ứng và khó tiêu hóa. Do đó, có một số người không nên uống sữa.
1. Người bị dị ứng sữa bò
Không phải ai cũng có thể tiêu hóa được những chất có trong sữa bò. Có những người sau khi uống sữa, xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài hoặc bị viêm mũi, suyễn. Những người bị như vậy không nên ăn sữa bò.
2. Người thiếu máu do thiếu chất sắt
Những người bị thiếu máu do thiếu chất sắt thường phải bổ sung chất sắt trong quá trình điều trị. Vì vậy họ không nên uống sữa. Kali và chất phốt pho trong sữa sẽ cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.
3. Người làm việc tiếp xúc với chất chì
Chất đường sữa trong sữa bò có thể xúc tiến sự hấp thu và tích trữ chì trong cơ thể. Do đó, những người làm việc có tiếp xúc chất chì không nên uống sữa bò.
4. Người không chịu được sữa bò
Có một số người hễ uống sữa bò là bị đau bụng đi ngoài. Thực ra nguyên do không phải là khâu bảo quản sữa có vấn đề hay do chưa quen bụng. Mà thực chất đó là những người thiếu chất xúc tác dung môi trong đường sữa nên uống sữa bò không tiêu hóa hấp thu được đường sữa.
5. Người đã cắt dạ dày
Do sữa bò không lưu lại trong dạ dày được lâu, mà rất nhanh chóng đi vào đường ruột nên rất khó tiêu hóa và hấp thu.
6. Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Với những người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy việc uống sữa bò gia tăng công suất làm việc cho mật và chất xúc tác mỡ tụy để tiêu hóa chất mỡ ở trong sữa. Khi uống sữa bò nhất là sữa có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.
7. Người mắc bệnh dễ rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa chủ yếu là đau bụng, bị đi táo hoặc đi lỏng. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến yếu tố tinh thần, dị ứng thức ăn. Người mắc bệnh này tốt nhất là không uống sữa.
8. Người mắc bệnh viêm thực quản
Mỡ là thành phần có trong sữa bò. Với những người mắc bệnh viêm thực quản thì việc uống sữa bò có thể giảm thấp chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua. Các bác sỹ khuyến cáo không nên cho bệnh nhân viêm thực quản uống sữa bò.
Theo PNO
Tình dục mùa xuân: Kiêng kị điều gì? Không nên sinh hoạt TD trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh, vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh đạm ở nữ. Mùa xuân, tính từ tiết lập xuân đến tiếp lập hạ, là mùa khởi đầu của một năm. Đó là mùa như y thư cô Hoàng Đế Nội Kinh đã viết: "Ba tháng...