7 thực phẩm có thể gây ngộ độc nếu bạn dùng sai cách
Ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo và đặc biệt quan tâm của tất cả mọi người. Có một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Người nội trợ cần tìm hiểu và cẩn trọng khi chế biến những loại thực phẩm này để tránh ngộ độc thực phẩm không đáng có.
G ừ ng
Có thể gây suy gan nếu bạn thường xuyên ăn gừng mọc mầm hoặc bị nẩu, bị dập úng, … vì lúc đó kết cấu các chất trong gừng đã thay đổi sẽ sinh ra độc gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, không nên ăn gừng vào ban đêm vì dễ tích nhiệt, khó ngủ.
Rau má
Rau má có tính hàn nên khi uống vào ban đêm thì dễ gây đau bụng, tiêu chảy, … Ngoài ra, không dùng chung rau má với các loại thuốc chống co giật, thuốc chống mất ngủ, thuốc trầm cảm, … vì có thể giảm tính năng và phản ứng với thuốc. Giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ nếu dùng thường xuyên.
N ướ c cam
Không dùng chung với thuốc kháng sinh vì có thể giảm tính năng của thuốc. Ngoài ra, không dùng cùng lúc với sữa vì axit tartaric và vitamin C trong cam sẽ phản ứng với protein trong sữa, sẽ dẫn đến chướng hơi, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, …
N ướ c tr à xanh
Video đang HOT
Do tannin trong trà xanh phản ứng với protein trong thức ăn nên khi uống trà xanh ngay sau bữa cơm có thể gây đầy bụng, khó tiêu, giảm hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, …Uống khi bụng đói sẽ dẫn đến “say” nước trà khiến cho người dùng có cảm giác cồn cào, nôn nao, chóng mặt rất khó chịu, …
M ậ t ong
Dùng khi bụng đói thì hàm lượng đường glucose trong mật ong sẽ phản tác dụng, khiến cho bạn bị đầy hơi, chướng bụng, tăng áp lực cho thận, khiến hệ bài tiết hoạt động kém hiệu quả, về lâu dài rất có hại cho sức khỏe.
C ủ s ắ n t ươ i
Sắn tươi có chứa nhiều độc tố, khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra axít hydrocyanic cực độc với cơ thể. Nếu bạn lỡ ăn phải sắn sống hoặc chưa nấu chín sẽ có khả năng bị ngộ độc. Để chế biến sắn, trước hết cần gọt sạch vỏ, ngâm với nước sạch hoặc nước vôi. Vôi có tác dụng trung hòa axit có hại trong sắn. Và nhớ luộc sắn chĩn kỹ rồi mới ăn.
Đỗ xanh
Đỗ xanh chứa độc tố saponin. Nếu không được nấu chín kĩ, saponin trong đỗ xanh gây hại đến đường tiêu hóa. Khi chưa được nấu chín, đỗ xanh còn có thêm lectin gây đông máu. Để tránh các chất có hại này, bạn cần nấu đỗ xanh thật chín để loại bỏ độc tố
Theo www.phunutoday.vn
Nhiễm khuẩn huyết: có thể tử vong chỉ với một vết xước nhỏ
Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận...
Chân của một em bé 3 tuổi bị nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ bị cắt bỏ
Các cơ quan bị nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải
PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong, Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết khi xác định nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ xác định "ngõ vào" của vi khuẩn, ví dụ nhiễm trùng máu hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu... do trước đó người bệnh đã bị nhiễm trùng các hệ này trước.
Các dấu hiệu ban đầu đôi khi có thể là chỉ là từ vết xước trên da, qua máu, máu đi khắp cơ thể, hàng rào bảo vệ bị phá vỡ thì nhiễm trùng huyết xâm nhập dễ dàng gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Nếu bị nhiễm trùng xương hay còn gọi là chứng viêm tủy xương cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.
Hoặc vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch, các vết mổ, ống thông tiểu niệu đạo và các vết loét do nằm liệt giường.
Tùy theo tác nhân nào sẽ gây biến chứng nặng hoặc nhẹ, ví dụ nhiễm khuẩn huyết do viêm não mô cầu sẽ gây tử vong nhanh. Hoặc nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng, ecoli... Trong những trường hợp này, cơ sở y tế sẽ thông báo cho cơ quan địa phương phòng chống dịch do các tác nhân này gây ra dẫn đến nhiễm trùng huyết khiến bệnh nhân tử vong.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên một số nhóm có nguy cơ cao hơn như nhóm người bị suy giảm hệ miễn dịch (mắc các bệnh như HIV/AIDS, ung thư); trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; người cao tuổi, đặc biệt là những người có vấn đề sức khỏe; người mới phẫu thuật trong thời gian gần đây; bệnh nhân tiểu đường...
Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy. Trong một vài trường hợp, một hoặc vài cơ quan nội tạng có thể bị suy chức năng.
Trường hợp xảy ra "sốc nhiễm khuẩn" có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận và gan. Thậm chí, triệu chứng này có thể gây tử vong.
Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết
Do nhiễm khuẩn huyết có thể bắt đầu ở bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể nên bệnh cũng có nhiều triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên, nhiễm khuẩn huyết sẽ có đầy đủ các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc như: dấu hiệu đầu tiên là sốt cao, nhiệt độ cơ thể không ổn định; thở gấp hoặc rối loạn nhịp thở; ớn lạnh; đi tiểu ít hơn bình thường; mạch nhanh; thở nhanh; buồn nôn, ói mửa; bị tiêu chảy.
Nhiễm trùng huyết có thể điều trị hết nếu gặp các biểu hiện trên, người nhà nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị tích cực.
Để xác định có phải nhiễm trùng huyết hay không bác sĩ sẽ cho làm những kiểm tra chuyên sâu, cấy máu, xác định vi khuẩn trong máu, nguồn lây nhiễm từ đâu, số lượng tiểu cầu, thay đổi chức năng gan thận...
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị nhiễm khuẩn huyết, bạn sẽ được khuyến cáo vào khoa chăm sóc đặc biệt. Taị đây, các bác sĩ sẽ cố gắng để ngăn chặn sự nhiễm trùng, kiểm soát chức năng hoạt động của các cơ quan và điều chỉnh huyết áp cân bằng.
Khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc cho với mục tiêu diệt loại vi khuẩn cụ thể gây bệnh. Thông thường, bác sĩ kê đơn thuốc giảm huyết áp để cải thiện huyết áp.
Nếu trường hợp bệnh nhân trầm trọng, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị khác như dùng máy thở hoặc lọc máu. Một vài trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng.
"Nhiễm trùng huyết không phải bệnh nhưng đây là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân, hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, mọi người thường hay nói nhiễm trùng huyết có thể tử vong chỉ từ một vết xước nhỏ. Mọi người cần lưu ý để được điều trị ngõ vào gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết sớm"- BS Duy Phong khuyến cáo.
Theo tuoitre.vn
90% mọi người đều thực hiện sai 10 phương pháp sơ cứu cơ bản này Dưới đây đều là những phương pháp sơ cứu rất đơn giản nhưng hầu như ai cũng thực hiện sai vì những lầm tưởng tai hại. 1. Vệ sinh vết thương hở Phương pháp sai: Thông thường, mọi người sẽ dùng peroxide, iodine, và rượu để vệ sinh vết thương hở. Nhưng peroxide lại phá hủy mô liên kết, khiến cho vết thương...