7 thủ phạm gây bệnh tim mạch khó ngờ
Có những nguyên nhân hoàn toàn không ngờ tới có thể khiến bệnh tim mạch phát tác.
Sau nửa đêm mới ngủ
Cho dù bạn duy trì 7 tiếng ngủ mỗi ngày nhưng giấc ngủ chỉ đến sau nửa đêm vẫn sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.
Các nhà nghiên cứu Nhật bản đã phát hiện, nam giới có thói quen ngủ sau nửa đêm sẽ có nguy cơ bị xơ cứng mạch cao hơn một cách rõ rệt. Điều này là do những người có thói quen ngủ muộn thường phải chịu áp lực công việc lớn, làm các công việc ban đêm hoặc có thói quen ăn uống không lành mạnh (hay uống rượu, hút thuốc, thích ăn các thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao). Những yếu tố này đều không có lợi đối với sức khoẻ tim mạch.
“Yêu” bừa bãi
Các nhà nghiên cứu của Ý chỉ ra rằng, nam giới đã kết hôn nếu làm chuyện đó bừa bãi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Một trong những nguyên nhân là do những người này có cuộc sống gia đình không viên mãn, xuất hiện chứng trầm cảm, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên. Ngược lại, cuộc sống gia đình viên mãn, hạnh phúc sẽ rất có lợi cho sức khoẻ tim mạch của nam giới.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành điều tra hơn 2 vạn người khoẻ mạnh, cả nam và nữ. Kết quả cho thấy, những người mỗi ngày chỉ uống khoảng 2 ly nước có nguy cơ tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch cao hơn nhiều so với những người mỗi ngày uống 5 ly nước.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, về cơ bản, việc uống không đủ nước cũng gây nguy hại cho sức khoẻ tim mạch tương đương với việc hút thuốc, và thiếu vận động.
Video đang HOT
Nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng, những phụ nữ có hiện tượng mãn kinh xuất hiện sớm có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn khi về già. Theo các chuyên gia phụ khoa, tuổi mãn kinh ở phụ nữ trung bình là 51 tuổi. Hiện tượng mãn kinh đến sớm sẽ làm giảm nồng độ estrogen, chất có tác dụng bảo vệ sức khoẻ tim mạch.
Không tiêm phòng bệnh cúm
Từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau đều là mùa bệnh tim mạch tăng cao. Quãng thời gian này là mùa đông, nên sức đề kháng giảm, cơ thể dễ mắc nhiều loại bệnh các chứng viêm nhiễm cũng dễ tăng theo. Tiêm phòng cảm cúm sẽ có tác dụng làm giảm khả năng phát tác của các bệnh tim mạch. Ngoài ra, do thời tiết mùa đông lạnh giá, động mạch thường co lại, làm huyết áp tăng lên, dễ gây bệnh tim mạch.
Không dùng biện pháp bảo vệ khi yêu
Theo các nhà nghiên cứu Canada, một loại vi khuẩn lây truyền qua đường yêu cũng có thể gây bệnh tim mạch ở cả nam và nữ. Loại vi khuẩn này sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, gây các chứng viêm nhiễm, từ đó làm xơ cứng động mạch, gây ra bệnh tim mạch.
Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các chứng viêm nhiễm trong cơ thể có thể gây bệnh tim mạch, cũng như các chứng bệnh ung thư.
Sống một mình
Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, những người sống một mình có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng gấp bội so với những người sống có bạn. Kết quả phân tích số liệu của 13 800 người trưởng thành cho thấy: những phụ nữ trên 60 tuổi và nam giới trên 50 tuổi nếu sống 1 mình sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt của người sống 1 mình không lành mạnh và điều độ, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.
Theo SKDS
Muỗi hổ có dữ như "hổ"?
Thông tin do Sở Y tế TP.Đà Nẵng phát đi trên các phương tiện thông tin đại chúng: "Tại đây xuất hiện loại muỗi hổ Châu Á nguy hiểm gây bệnh sốt xuất huyết (SXH)" đã khiến nhiều người dân lo ngại.
Dù không phải lo ngại về muỗi hổ nhưng công tác phòng ngừa vẫn phải tích cực triển khai.
Bởi ở nước ta, vốn dĩ quanh năm, muỗi aedes aegypti đã liên tục gây nên xấp xỉ 80 - 100 nghìn ca bệnh và 90 - 100 ca tử vong vì SXH mỗi năm. Vậy muỗi hổ Châu Á có phải là loại muỗi mới và mức độ nguy hiểm thực sự của chúng ra sao? Báo Lao Động đã phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ.
Vì sao lại gọi là muỗi hổ Châu Á? Bệnh sốt xuất huyết do muỗi hổ Châu Á này có nguy hiểm hơn so với SXH thông thường?
Năm 1894, một nhà côn trùng học Australia đã lần đầu tiên mô tả loại muỗi này và gọi là "muỗi hổ Châu Á" (ASIAN tiger mosquito). Tên gọi như vậy là do muỗi này có đặc điểm chân có khoang trắng đen và mình nhỏ, có màu trắng hoặc đen có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á. Dân gian gọi là muỗi vằn. Trên thế giới có nhiều bằng chứng khoa học và thực tiễn các vụ SXH bùng phát dịch cho thấy, 2 loài muỗi Aedes aegypti và muỗi aedes albopictus đều có khả năng cảm nhiễm và truyền bệnh SXH như nhau. Nhiều vụ dịch sốt xuất huyết ở Châu Á và trên thế giới, muỗi ades albopictus trong truyền bệnh sốt xuất huyết do virus Chikungunia. Tuy nhiên, riêng ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, truyền bệnh SXH Dengue vẫn chủ yếu là aedes aegypti. Chưa có bằng chứng sự lưu hành của virus Chikungunia gây SXH và cũng chưa có bằng chứng về SXH do muỗi hổ Châu Á (ades albopictus) gây ra.
Muỗi hổ Châu Á có ở Đà Nẵng. Vậy trên thực tế, loài muỗi này còn xuất hiện ở đâu nữa?
Trước năm 2000, muỗi aedes aegypti chiếm ưu thế và chủ yếu gây bệnh SXH Dengue ở Việt Nam. Gần đây, các kết quả giám sát nghiên cứu về côn trùng của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho thấy, ở các tỉnh/TP phía bắc, muỗi hổ đang dần thay thế muỗi aedes aegypti. Mật độ xuất hiện của loại muỗi hổ giảm dần từ Bắc vào Nam. Ở phía bắc muỗi ades albopictus chiếm ưu thế, thì ở phía nam muỗi ades aegypti lại chiếm ưu thế chủ yếu.
Vậy mức độ của SXH do muỗi nào gây ra sẽ nặng hơn?
Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã và đang nghiên cứu và giám sát sự lưu hành, vai trò truyền bệnh SXH và mức kháng hóa chất diệt muỗi của muỗi trong các vụ dịch. Các kết quả cho thấy muỗi aedes aegypti vẫn truyền bệnh SXH Dengue chủ yếu ở Việt Nam như đã nói. Đặc biệt là muỗi vằn ở miền Bắc nhiều hơn. Ở Ấn Độ, từng có những vụ dịch SXH do muỗi vằn gây ra, ghi nhận hàng trăm bệnh nhân nhưng không có ca nào tử vong. Người ta cho rằng, bệnh cảnh do muỗi vằn gây ra thường nhẹ hơn so với ades aegypti gây ra. Do đặc điểm phân bố của 2 loại muỗi vằn này ở VN, nên chúng tôi cũng đưa ra giả thiết: Có phải vì thế mà dịch SXH ở miền Bắc nhiều năm nay thường nhẹ hơn miền Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các ổ dịch SXH ở VN đều có mặt aedes aegypti, chỉ rất ít ổ dịch có 2 loài, trong đó muỗi vằn chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp. Nhiều địa phương có lưu hành muỗi vằn với mật độ cao, nhưng nhiều năm liền không có thông báo về bệnh SXH. Kết quả phân lập cũng cho thấy, cũng chỉ có muỗi aedes aegypti dương tính với virus dengue.
Vậy theo ông, người dân không nên lo ngại về loại muỗi này?
Đúng như thế. Do không thấy bệnh nhân SXH do muỗi hổ ở VN và nếu có thì cũng sẽ gây bệnh cảnh rất nhẹ. Tuy nhiên, hiện đang là cao điểm của dịch SXH nên người dân cần chủ động áp dụng và duy trì thường xuyên hoạt động diệt bọ gậy, phá hủy nơi sinh sản của muỗi, thu gom và xử lý phế thải, vệ sinh môi trường sử dụng tác nhân sinh học (thả cá, Mesocyclops), hợp tác với ngành y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc SXH để có biện pháp phòng, chống thích hợp và kịp thời.
Xin cảm ơn ông!
Theo Quang Duy
Lao động
Vì sao nữ giới sống lâu hơn nam giới? Phụ nữ khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn nam giới vì họ có một trái tim dẻo dai và những "chiến binh" bạch cầu siêu mạnh... Những "chiến binh" bạch cầu siêu mạnh Tiến sĩ Ramona Scotland tại Đại học London (Anh) phát hiện ra điều này trong lúc kiểm tra tình trạng cơ thể của những con chuột đực và cái khi...