7 thói quen nuôi dưỡng tế bào ung thư nhiều người Việt biết mà cố tình bỏ qua
Nếu muốn phòng ngừa bệnh ung thư, bạn nên bắt đầu từ bỏ những thói quen xấu nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiều bệnh ung thư bắt nguồn từ thói quen xấu. Nếu thay đổi, hoàn toàn có thể phòng tránh. Mặc dù nhiều người biết điều này nhưng chưa thực sự quan tâm khiến tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng cao.
Theo các chuyên gia, muốn phòng tránh căn bệnh quái ác này nhất định phải từ bỏ những thói quen dưới đây càng sớm càng tốt:
Không ăn, uống khi còn nóng
Ảnh minh họa
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu phân tích về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và ung thư đã chỉ ra rằng, dùng đồ uống ở nhiệt độ 65 độ C hoặc cao hơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh ung thư thực quản.
Theo phân tích, thực phẩm có nhiệt độ cao khi đưa vào cơ thể dẫn đến tổn thương mô, niêm mạc thực quản, rồi tới viêm thực quản, viêm vòm họng và tổn thương niêm mạc của hệ tiêu hóa từ miệng trở vào. Tình trạng viêm kéo dài theo thời gan có thể dẫn đến ung thư.
Do vậy, bạn nên để thức ăn nguội bớt trước khi ăn vào miệng, hạn chế dùng nhiều đồ cay nóng như rượu bia có độ cồn cao.
Thực phẩm bị nấm mốc
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nhóm thực phẩm dễ bị nấm mốc nhất đó là trong ngô, lạc, đỗ… khi không được bảo quản đúng cách. Nếu ăn phải bất kỳ thực phẩm bị ẩm mốc nào bạn cũng dễ bị nhiễm độc aflatoxin. Aflatoxin là chất gây ô nhiễm tự nhiên độc hại và gây ung thư nhất được tìm thấy cho đến nay, chúng có thể gây ngộ độc cấp tính, thậm chí tử vong. Nếu dùng liều thấp trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Ăn nhiều đồ chiên dầu mỡ
Ảnh minh họa
Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn béo lên. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung lên 62%, ung thư túi mật lên 31% và nguy cơ ung thư thận lên 25%. Hơn nữa, trong quá trình chiên ở nhiệt độ cao, thực phẩm dễ bị tạo ra chất gây ung thư, đặc biệt là dầu đã được chiên nhiều lần sẽ chứa nhiều chất gây ung thư nguy hiểm.
Đồ ăn mặn
Ảnh minh họa
Mặc dù bản thân muối không phải là chất gây ung thư, nhưng thực phẩm quá mặn có thể dễ dàng làm hỏng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Để giảm lượng muối đưa vào cơ thể, các chuyên gia khuyến cáo hãy áp dụng nguyên tắc: giảm muối khi nêm nếm, nấu nướng; khi chấm thì nhẹ tay; lựa chọn các thực phẩm tự nhiên thay cho thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối…
Nhiều người không chú ý đến thời gian ngâm các loại rau, dưa muối. Thế nhưng, việc lấy chúng ra quá sớm hoặc quá muộn sẽ khiến rau ngâm có chứa hàm lượng nitrite cao và gây ung thư mạnh nhất. Hơn nữa, bạn không nên ăn dưa muối quá chua, có mùi lạ hoặc để quá lâu, nguy cơ mắc bệnh có thể còn cao hơn nữa.
Ngồi nhiều, ít vận động
Ảnh minh họa
Đây là thói quen xấu không chỉ đe dọa sức khỏe nói chung, mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh mắc 3 loại ung thư gồm ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư phổi.
Các nghiên cứu cũng chỉ rõ, khi cơ thể ở trạng thái tĩnh trong thời gian dài, số lượng các tế bào miễn dịch trở nên ít hơn. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư dạ dày.
Các chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành nên có tối thiểu 150 phút hoạt động cơ thể với cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mẽ mỗi tuần, tốt nhất là trải đều trong tuần.
Thường xuyên thức khuya hoặc thiếu ngủ
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học chứng minh, thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến những hoạt động của cơ thể, làm chúng trở nên rối loạn, mà ánh sáng vào ban đêm còn làm cho đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi. Điều này khiến cơ thể không nhận ra sự khác biệt giữa ngày và đêm để làm việc đúng cách, khiến cho hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi thức đêm quá nhiều, cơ thể bị giảm melatonin, tăng khả năng gây ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh về đường tiêu hóa (như loét dạ dày tá tràng)…
Chuyên gia chỉ đích danh 2 thói quen dễ dẫn lối tới căn bệnh ung thư đường tiêu hoá
Ung thư thực quản cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân, tuy nhiên, một số thói quen xấu hàng ngày có thể làm gia tăng căn bệnh này.
TS BS. Võ Duy Long , Phó trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay,tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, 70% bệnh nhân ung thư thực quản phát ở giai đoạn muộn khối u đã xâm lấn xung quanh hoặc di căn hạch, di căn xa.
Người bệnh mắc ung thư thực quản ở giai đoạn đầu sẽ có triệu chứng nghẹn khi ăn, khó nuốt. Ở giai đoạn đầu người bệnh có thể bị nghẹn thức ăn dạng đặc như: thịt, cá. Khi bệnh tiến triển bệnh nhân có thể có cảm giác nghẹn ngay cả khi người bệnh ăn thức ăn dạng lỏng như: canh, cháo, thậm chí có trường hợp không uống nước, sữa.
Bệnh ung thư thực quản có thể gặp một số triệu chứng khác như: đau ngực, khàn tiếng, sụt cân, gầy yếu, suy kiệt...
TS BS. Võ Duy Long khuyến cáo: Ung thư thực quản hiện chưa rõ nguyên nhân, tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ cao liên quan tới thói quen gây ung thư thực quản như: thuốc lá, rượu bia...
Để phòng ngừa ung thư thực quản, nên hạn chế rượu bia, bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc lá. Nếu có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh phải được điều trị triệt để. Nên khi khám khi có các dấu hiệu như: nuốt khó, nuốt nghẹn, nóng rát sau xương ức, đau ngực...
6 nhóm nguy cơ cao mắc ung thư thực quản
- Ung thư thực quản thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, đa phần các bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi từ 50 - 60.
- Người lạm dụng rượu bia, thuốc lá có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người có bệnh lý về thực quản: loét thực quản kéo dài.
- Những người có chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, lạm dụng chất béo...
- Bệnh nhân từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ.
Cứ giữ mãi 5 thói quen này thì chẳng mấy mà bạn mắc bệnh ung thư Không muốn bị ung thư nàng hãy thay đổi ngay những thói quen dưới đây. 1. Ăn quá nhanh Trong cuộc sống hối hả hiện nay, mọi thứ đều phải nhanh chóng và ăn uống cũng vậy. Thông thường, ăn uống chỉ để đáp ứng nhu cầu thể chất. Một số người thậm chí có thể nghĩ rằng ăn uống là lãng phí...