7 thanh niên bị bắt oan được mời làm thủ tục nhận bồi thường
Liên quan đến vụ 7 thanh niên bị oan sai ở huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), ngày 9/1, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng đã mời anh Trần Hol lên làm các thủ tục để nhận tiền bồi thường oan sai.
Sắp tới, cơ quan công tố cũng lần lượt mời Thạch Mươl, Trần Văn Đỡ, Trần Cua, Thạch Sô Phách, Khâu Sóc và Nguyễn Thị Bé Diễm đến nhận hết số tiền còn lại sau khi trừ tạm ứng.
Theo Trần Hol, trong số 7 người bị bắt giam oan sai nói trên được Viện KSND tỉnh Sóc Trăng bồi thường người nhiều nhất trên 70 triệu đồng, người thấp nhất cũng khoảng 40 triệu đồng. Trong đó, Trần Hol được bồi thường khoảng 74 triệu đồng, trong đó thiệt hại do tổn thất tinh thần 40 triệu đồng, còn lại là thu nhập thực tế bị mất.
Trần Hol cho biết: “Trước đây chúng tôi được Viện KSND tỉnh cho tạm ứng mỗi người 20 triệu đồng. Đến nay, cơ quan này chỉ mời nhận tiền, còn việc xin lỗi công khai thì chưa nghe họ nói sẽ thực hiện vào lúc nào. Chúng tôi cần sự xin lỗi công khai nơi chúng tôi sinh sống để xóa tan mọi mặc cảm với mọi người”.
Trần Hol sau khi được minh oan.
Theo hồ sơ vụ án, sáng ngày 6/7/2013, người dân ở ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (chạy xe ôm) nằm chết trên đường. Quá trình truy tìm thủ phạm, công an Sóc Trăng bắt tạm giam 6 thanh niên để điều tra hành vi “Giết người”; riêng Diễm bị bắt về hành vi “Không tố giác tội phạm”.
Khi vụ án điều tra xong, các điều tra viên chuẩn bị đề nghị được khen thưởng, hồ sơ chuyển sang cơ quan tố tụng để đưa ra xét xử thì cuối năm 2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đến cơ quan công an tại TP.HCM đầu thú. Người này thừa nhận đã thông đồng với Phan Thị Kim Xuyến (16 tuổi, ngụ huyện Trần Đề) để giết ông Dũng để cướp tài sản.
Sau khi di lý cả 2 về Sóc Trăng điều tra làm rõ, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng ký các quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 7 bị can đã bắt trước đó và tất cả được đình chỉ điều tra. Ngày 19/8/2014, Xuyến bị TAND tỉnh Sóc Trăng phạt 12 năm tù tội Giết người và Cướp tài sản. Đối với Duyên, lúc xảy ra vụ án người này chưa đủ 14 tuổi nên quan tố tụng ở Sóc Trăng đưa vào trường giáo dưỡng.
Theo Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, 3 năm qua nơi đây nhận được 9 đơn đề nghị bồi thường oan sai. Trong đó đang giải quyết 8 trường hợp, 1 trường hợp vừa giải quyết xong với số tiền bồi thường hơn 99,7 triệu đồng.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy trình độ, năng lực của một số kiểm sát viên còn hạn chế trong nhận thức pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực tiễn hoặc chủ quan trong nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Đã có trường hợp chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm khiến một kiểm sát viên bị khởi tố tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ oan sai của Trần Hol.
Video đang HOT
Trong vụ 7 thanh niên bị oan sai, 2 điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Dùng nhục hình” là nguyên đại úy Triệu Tuấn Hưng và nguyên thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân. Mới đây cơ quan chức năng đã gia hạn điều tra vụ này thêm 4 tháng. Một cán bộ Viện KSND tỉnh Sóc Trăng cũng bị khởi tố.
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị rà soát lại các vụ án ở Sóc Trăng
Liên quan đến các vụ oan sai ở Sóc Trăng, ngày 8/1, đoàn giám sát của Quốc hội đã đến Sóc Trăng giám sát tình hình oan sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại tại tỉnh này.
Báo cáo với đoàn giám sát, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết tính từ cuối năm 2011 đến tháng 9/2014 đã đình chỉ điều tra 40 vụ án với 52 bị can.
Báo cáo về thực trạng gây oan người vô tội trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là vụ 7 thanh niên ở huyện Trần Đề, Công an tỉnh Sóc Trăng cho rằng nguyên nhân do “sơ suất, chủ quan, nóng vội”.
Ông Trần Khắc Tâm (Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng) cho rằng: “Nói nguyên nhân dẫn đến oan sai do chủ quan, nóng vội là chưa thuyết phục, phải chăng trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật của điều tra viên còn hạn chế?”.
Nói về vụ 7 thanh niên bị oan sai, ông Trần Khắc Tâm cho rằng, các điều tra viên điều tra vụ án này “đã xây dựng kịch bản, hướng dẫn người ta vô kịch bản để từ vô tội trở thành có tội”. Từ vụ án này, ông Tâm đề nghị đoàn giám sát “cho kiểm tra hết các vụ án khác mà có hai điều tra viên điều tra vụ 7 thanh niên vị oan tham gia xem họ có bị oan không”.
Ngoài ra ông Tâm cũng đề nghị ngoài trường hợp ông Phạm Văn Lé (đã được đình chỉ điều tra) ở thị xã Vĩnh Châu không có trong báo cáo, đề nghị Công an tỉnh Sóc Trăng rà soát lại “xem còn oan sai nào chưa thống kê không”.
Một Luật sư có mặt trong buổi làm việc với đoàn giám sát cũng chia sẻ: “Giới Luật sư chúng tôi rất buồn và thất vọng với hành vi của một số điều tra viên khi họ thiếu tôn trọng luật sư, thậm chí có điều tra viên trong vụ 7 thanh niên đã có văn bản đề nghị xử lý luật sư vì “khi luật sư tham gia vụ án, bị can khai không giống như đã khai với cán bộ điều tra. Một số bị can khi được minh oan trở về có kể với chúng tôi rằng cán bộ điều tra hỏi “lấy tiền đâu để thuê luật sư? Thuê luật sư cũng không giải quyết được gì cả”.
Tại buổi làm việc, cán bộ đoàn giám sát cũng hỏi vị đại diện cơ quan điều tra là luật sư có tham gia vào quá trình điều tra vụ án hay không thì vị cán bộ này trả lời là “Có, nhưng ở giai đoạn sau”. Giá như luật sư được tham gia từ đầu thì chắc chắn sẽ tránh được oan sai.
PV
Theo Dantri
Kiểm điểm các cơ quan đòi "xử" luật sư Võ An Đôn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên: "Các cơ quan nội chính TP Tuy Hòa làm như vậy là gây bức xúc, báo chí nêu là chính xác!".
"Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đã yêu cầu Thành ủy TP Tuy Hòa chỉ đạo các cơ quan tố tụng của TP này kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, rút kinh nghiệm việc ra văn bản kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư (LS) đối với LS Võ An Đôn".
Thông tin trên do ông Trần Quang Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết tại hội nghị giao ban báo chí ngày 7/1.
Ông Nhất nói: "Các cơ quan nội chính TP Tuy Hòa làm văn bản kiến nghị như vậy là không đúng. Khi người ta hỏi lại chứng cứ đâu mà đề nghị xử lý thì không nêu đầy đủ chứng cứ. Các cơ quan nội chính TP làm như vậy là gây bức xúc, báo chí nêu là chính xác".
Đoàn LS thẩm tra chứng cứ của... cơ quan tố tụng
Trong khi đó, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Công Danh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, cho biết sáng 7/1 lãnh đạo Sở đã thống nhất đề nghị Đoàn LS tỉnh Phú Yên kiểm tra các chứng cứ do các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa vừa cung cấp. Theo ông Danh, các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa vừa cung cấp cho Đoàn LS các chứng cứ gồm một đĩa thu, biên bản phiên tòa. "Chúng tôi đề nghị Đoàn LS kiểm tra các chứng cứ này, nếu có nội dung liên quan đến phát biểu của LS Đôn thì mời LS Đôn đến xác nhận có phát biểu như vậy hay không. Nếu LS Đôn nói không phát biểu như vậy thì đưa chứng cứ đi giám định. Khi có kết quả mới xem xét xử lý" - ông Danh cho hay.
Cùng ngày, LS Nguyễn Hương Quê, Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Phú Yên, xác nhận đoàn đã nhận một số chứng cứ từ các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa và đang xem xét, giải quyết theo quy định.
Luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Ảnh: TẤN LỘC
Như đã thông tin, ngày 20/11/2014, liên ngành công an, VKS, TAND TP Tuy Hòa cùng ban hành văn bản kiến nghị Sở Tư pháp, Đoàn LS tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề LS đối với LS Võ An Đôn - người bảo vệ cho gia đình người bị hại trong vụ án năm công an Phú Yên đánh chết anh Ngô Thanh Kiều.
Công văn cho rằng trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án này, LS Đôn đã lợi dụng việc hành nghề LS, có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều cán bộ lãnh đạo đương nhiệm các ngành nội chính. Công văn cũng cho rằng LS Đôn đã "tạo thành điểm nóng không tốt trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương". Tuy nhiên, bản kiến nghị không kèm theo các chứng cứ nên Đoàn LS yêu cầu các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa cung cấp để xem xét.
Có kiến nghị đã thành hiện thực
Trước đó, tại các phiên tòa xử năm công an Phú Yên đánh chết người, LS Đôn đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó có việc đề nghị khởi tố, truy tố ông Lê Đức Hoàn, lúc ấy đang là phó trưởng Công an TP Tuy Hòa. Sau khi tòa phúc thẩm hủy án, cơ quan tố tụng đã khởi tố, truy tố ông Hoàn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ kiến nghị của Luật sư Võ An Đôn, ông Lê Đức Hoàn, nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa, đã bị khởi tố và truy tố. Ảnh: TẤN LỘC
Bình luận về vấn đề này, một kiểm sát viên cấp cao VKSND Tối cao cho rằng việc phát ngôn của LS Đôn là bình thường, không đến mức phải xử lý như kiến nghị của liên ngành tố tụng TP Tuy Hòa. Việc đề nghị giám đốc công an tỉnh phải từ chức với lý do phải chịu một phần trách nhiệm trước sai phạm của cấp dưới là đề nghị phù hợp; việc đề nghị khởi tố lãnh đạo công an và ngành kiểm sát vì cho rằng có liên quan đến vụ án cũng là việc rất đỗi bình thường, chưa nói kiến nghị ấy có cái đã thành hiện thực.
"Việc nhận định "sau phiên tòa LS Đôn có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước và quốc tế, cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án..." thì phải có chứng cứ rất cụ thể. Chẳng hạn LS tham gia phỏng vấn báo nào, bình luận trên mạng gì, tuyên truyền gì... đều phải in các bài viết ấy ra. Thậm chí có thể phải có hội đồng thẩm định xem những nội dung ấy có phải do đúng LS Đôn trả lời hay viết hay không, bởi sự giả danh, ngụy tạo trên mạng bây giờ không hiếm và nội dung ấy có tới mức phải xử lý hay chưa" - vị kiểm sát viên cấp cao nhận định.
Chưa lên lịch xử vụ năm công an đánh chết người Như đã đưa tin, tháng 5/2012, anh Ngô Thanh Kiều bị bắt, bị đánh chết tại trụ sở Công an TP Tuy Hòa. Tháng 7/2012, cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố vụ án. Đầu tháng 4/2014, TAND TP Tuy Hòa áp dụng khoản 3 Điều 298 BLHS tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành năm năm tù. Với bốn cựu sĩ quan còn lại, tòa áp dụng khoản 1, tuyên phạt Nguyễn Minh Quyền hai năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 18 tháng tù; riêng Nguyễn Tấn Quang và Đỗ Như Huy bị phạt lần lượt 15 và 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Cuối tháng 4/2014, VKSND tỉnh Phú Yên kháng nghị, đề nghị hủy bản án vì cho rằng tòa sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 1 Điều 298 BLHS xử phạt các bị cáo Quyền, Mẫn, Quang và Huy là không đúng. Riêng ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa, có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa được cấp sơ thẩm điều tra, xử lý. Tháng 7/2014, xử phúc thẩm, TAND tỉnh Phú Yên hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại. Điều tra lại, cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố ông Lê Đức Hoàn. Ngày 24/11/2014, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố ông Hoàn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 285 BLHS (hình phạt từ ba năm đến 12 năm tù). Cáo trạng cũng truy tố năm cựu sĩ quan công an khác cùng tội dùng nhục hình theo khoản 3 Điều 298 BLHS (hình phạt từ năm năm đến 12 năm tù). Đến nay, TAND tỉnh Phú Yên vẫn chưa lên lịch xét xử sơ thẩm (lần 2) vụ án này.
Theo Tấn Lộc
Pháp luật TPHCM
Loan "dần" chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng, lãnh án 12 năm tù Chiều ngày 5/1, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa mở phiên xét xử sơ thẩm lại bản án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Nguyễn Thị Bích Loan (còn gọi là Loan "dần") với mức án 12 năm tù. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Từ năm 2008 đến...