7 tác hại đáng sợ nếu cứ tắt đèn rồi dùng điện thoại trong bóng tối, hậu quả khôn lường.
Nếu còn giữ thói quen dùng điện thoại thế này chắc chắn mắt sẽ bị ảnh hưởng.
1. Nhìn lệch
Việc nằm trên giường dùng điện thoại khiến mắt trái và phải của bạn bị lệch thị lực. Nằm nghiêng về bên nào thì mắt bên đó sẽ chịu lực nén, dễ gây ra sự chênh lệch thị lực với mắt còn lại. Việc kê gối cao khi dùng điên thoại khiến máu không lên được khu vực trên để cấp đủ cho mắt.
2. Mờ mắt
Việc nhìn chằm chằm một lúc lâu trong bóng tối khiến cho bạn bị mỏi cơ mắt, ảnh hưởng đến khả năng tập trùng và ánh sáng từ điện thoại khiến bạn cảm thấy mờ mắt. Ban đầu chỉ có thể là những biểu hiện mỏi mắt nhưng sau thời gian sẽ là bệnh ở mắt, gây cận thị thậm chí là loạn thị.
Trong trường hợp bình thường, chúng ta chớp mắt khoảng 20 lần/phút nhưng khi dùng điện thoại quá lâu và quá tập trung, bạn quên đi việc này. Hoặc nếu có chớp mắt thì cũng ít hơn. Ánh sáng của điện thoại sẽ quá sáng sau khi tắt đèn nó làm giảm việc tiết nước mắt và thay đổi thành phần trong dịch nước mắt.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó sẽ gây ra sự bong tróc biểu mô giác mạc. Ở nhiều bệnh nhân, khô mắt là do sử dụng điện thoại di động và máy tính trong một thời gian dài, bao gồm cả chơi điện thoại di động sau khi đã tắt đèn. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm đau lưng, nhức đầu và chóng mặt.
Video đang HOT
Xem điện thoại di động trong một thời gian dài trong bóng tối có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp là chứng bệnh của mắt do áp suất trong nhãn cầu tăng cao, nếu không chữa trị có khả năng tăng qua độ đưa đến tác hại vào thần kinh thị giác và lòa hay mù. Nhãn áp bình thường nằm trong khoảng từ 10 mmHg đến 21 mmHg. Tăng nhãn áp là nguyên nhân của bệnh glôcôm, một chứng bệnh rất dễ gây mù.
5. Ảnh hưởng làn da
Việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến da khiến da tiết nhờn, dầu gây mụn. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần với điện thoại gây tổn thương da. Ngoài ra, điện thoại di động là một thứ cầm hằng ngày nên chúng có nhiều vi khuẩn. Dùng điện thoại ban đêm có lúc sẽ vô tình chạm điện thoại vào da rồi sẽ chạm vào mặt, cổ, tai và những nơi khác có thể gây ra mụn trứng cá dị ứng.
6. Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Một số người không muốn buông điện thoại và tiếp tục dùng quá muộn đến 1-2h sáng. Khi bạn đang ở trong trạng thái phấn khích, bạn không thể ngừng dùng điện thoại. Nếu ngủ muộn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng cho ngày hôm sau.
7. Nguy hiểm tiềm ẩn
Nhưng trên thực tế, sau khi chúng ta tắt điện và dùng điện thoại trong bóng tối sẽ có một mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn hơn đó là, nếu điện thoại di động không được giữ chắc, đập vào mặt hoặc mũi có thể gây đau đớn hoặc chấn thương nhẹ.
Ho khan, sổ mũi khi nào cần vào viện ngay
Cúm mùa (A/H1N1) là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải nước mũi, nước bọt người bệnh hắt hơi, bệnh có thể thành dịch.
Bệnh nhân điều trị cúm tại BV Bạch Mai. Ảnh Dương Ngọc TTX
Nguy kịch vì cúm
Bệnh nhân L.Đ.C (nam, 64 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội) được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở, ý thức chậm, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Theo lời kể của người nhà, trước đó 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, ho khan, khó thở kèm tức ngực, đi khám tại tuyến cơ sở được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn điều trị nhưng tình trạng không cải thiện.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp). Mặc dù được điều trị tích cực với các kỹ thuật hiện đại nhất song tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất dè dặt.
Theo PGS. TS Đào Xuân Cơ - Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai bệnh cúm mùa là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do vi rút gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại...) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu...).
PGS Cơ cho biết, đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn ... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 - 41 độ C.
Cảnh báo bệnh
Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo dịch cúm mùa.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20-30% trẻ em và 5-10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500-800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 - 500.000 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Bộ Y tế cho biết, sử dụng vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ tuổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ tử vong ở tuổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa bao gồm: phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, nhân viên y tế.
Nhóm nhân viên y tế (NVYT) là một trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất và cũng là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc và điều trị.
Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Theo infonet
10 thói quen trước khi ngủ khiến cơ thể già nua, giảm tuổi thọ, bỏ nhanh còn kịp Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Nếu bạn đang mắc phải những thói quen xấu trước khi ngủ dưới đây thì hãy bỏ ngay nếu không muốn cơ thể xấu xí, già nua nhanh chóng. Không nên ăn tối quá muộn - Ảnh: Minh họa - Ăn quá no Khi bạn ăn quá no trước...